xuất hiện Tỷ lệ % số cá thể theo cấp chiều cao
Vị trí Số lƣợng Số ô có Táu Mặt Quỷ Tỷ lệ % Tổng số cây Hvn < 50cm Hvn từ 51- 100cm Hvn > 100cm Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Trong tán 15 5 33,3 10 35,7 0 0 0 0 10 35,7 Ngoài tán 15 7 46,7 18 64,3 0 0 0 0 18 64,3 Tổng 30 12 40,0 28 100 0 0 0 0 28 100
Trong 30 ô dạng bản điều tra chỉ có 12 ô xuất hiện Táu Mặt Quỷ tái sinh, chiếm tỷ lệ 40,0%. Tổng số cả thể cây tái sinh Táu Mặt Quỷ 28 cá thể. Nếu tính bình quân thì số cây tái sinh/1 cây mẹ 4,67 cây. Điều này cho thấy so với Chò chỉ Táu mặt quỷ tái sinh tương đối tốt cả ở trong tán và ngoài tán cây mẹ. Trong tổng số 28 cá thể phát hiện, có 10 cá thể ở 5 ô trong tán chiếm 35,7% và 18 cá thể ở 7 ô ngoài tán. Các cá thể tái sinh có sức sống trung bình.
- Khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt và chồi: Kết quả điều tra cho thấy rằng trong tự nhiên Táu Mặt Quỷ cũng có khả năng tái sinh chồi nhưng phát triển rất kém, chủ yếu Táu Mặt Quỷ tái sinh điều tra được hoàn toàn là tái sinh hạt.
4.4. Đặc điểm thảm thực vật nơi có các loại cây họ Dầu tại khu vực nghiên cứu. nghiên cứu.
Qua điều tra nghiên cứu tôi ghi nhận những loài thực vật thuộc họ Dầu tại khu vực nghiên cứu có phân bố ở hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới trên núi đất.
Đặc điểm hệ sinh thái nơi có các loài họ Dầu phân bố tại khu vực nghiên cứu được mô tả chi tiết như sau:
- Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới trên núi đất: Đây là hệ sinh thái chủ đạo của VQG Bến En (khoảng 80% diện tích tự nhiên của VQG) nằm ở tất cả các phân khu chức năng của VQG. Đỉnh núi cao nhất tại khu vực có độ cao 497 mét so với mặt nước biển (núi Đàm), độ cao trung
bình của khu vực nằm trong khoảng 300-350 mét, độ dốc trung bình 250 đến
300. Kiểu rừng chủ yếu trong HST này là rừng lá rộng thường xanh, với đặc điểm nổi bật là nơi tập trung của loài Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv)
phân bố ở tất cả các phân khu nhưng tập trung nhiều nhất tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Ngoài ra, hệ sinh thái này còn là sinh cảnh của các loài như: Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie); Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte); Sến mật (Madhuca pasquieri H.J. Lam); Vàng tâm
(Manglietia fordiana Oliver); Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie),
Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume), Sao hải nam (Hopea hainanensis),
Táu mặt quỷ (Hopea mollissima C.W.Yu) và Táu muối (Vatica diospyroides
Symingt);... và rất nhiều loài cây có giá trị dược liệu. Đây cũng là HST tập trung chủ yếu tài nguyên rừng của VQG.
Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới trên núi đất có 3 kiểu thảm thực vật sau:
- Kiểu thảm rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới trên núi đất ít bị tác động Kiểu rừng này còn lại ít tại VQG Bến En do qua trình khai thác trong quá khứ, tuy nhiên có thể gặp kiểu rừng này tại khu vực Thung Sen, Núi Đàm-Sông Chàng, Điện Ngọc, Xuân Bình, Xuân Thái nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
Đường kính cây ở tầng cao trong kiểu rừng này từ 20-50 cm, cá biệt có nhiều cây có đường kính 70-100 cm, chiều cao chủ yếu từ 20-30 mét. Thực vật chủ yếu gồm các loài như: Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis), Lim xanh
obovata), Lòng mang cụt (Pterospermum truncatolobatum), Thị rừng
(Diospyros montana), Chòi mòi núi (Antidesma motanum), Thị rừng lông
(Diospyros hirsuta)... Đây là kiểu rừng chứa đựng nhiều giá trị về mặt bảo tồn và đa dạng sinh học, cùng với đó trữ lượng gỗ và giá trị gỗ của các loài cây rất cao, do vậy cần có biện pháp bảo vệ khỏi những nguy cơ xâm hại của con người.
Cấu trúc: cấu trúc rừng gồm 4 tầng bao gồm: tầng tán thường trên 15m; tầng dưới 15 mét; tầng cây bụi và tầng thảm tươi, trong đó:
+ Tầng tán với các loại ưu thế: Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis), Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Vàng anh (Saraca dives), Trường sâng
(Pavieasia annamensis), Gội trắng (Aphanamixis grandiflora), Song xanh
(Actinodaphne obovata), Lòng mang cụt (Pterospermum truncatolobatum)….
+ Tầng dưới tán với các loài ưu thế: Thị rừng (Diospyros montana), Chòi mòi núi (Antidesma motanum), Thị rừng lông (Diospyros hirsuta), Bời lời lá tròn (Litsea monopetala)….
+ Tầng cây bụi thường gặp các loài Chòi mòi núi (Antidesma bunius),
Ba bét (Mallotus decipiens), Thị lông (Diospyros hirsuta), Bời lời vòng (Litsea verticillata)...
+ Tầng thảm tươi thường gặp các loài thuộc các họ: Gừng
(Zingiberaceae), Họ cỏ (Poaceae), Họ ô rô (Acanthaceae), họ Cà phê
(Rubiaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Đây là kiểu rừng chứa đựng nhiều giá trị về mặt bảo tồn và đa dạng sinh học, cùng với đó trữ lượng gỗ và giá trị gỗ của các loài cây rất cao, do vậy cần có biện pháp bảo vệ khỏi những nguy cơ xâm hại của con người.
- Kiểu thảm rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới trên núi đất bị tác động mạnh
Phân bố: kiểu rừng này phân bố ở hầu hết các lâm phần trên VQG, đây là hậu quả của quá trình khai thác quá mức, tuy nhiên sau nhiều năm bảo vệ và phát triển các trạng thái rừng của kiểu rừng này đã phát triển tốt và đi vào ổn định.
Đường kính phổ biến của các cây trong kiểu rừng này từ 20-30 cm, chiều cao dưới 20 mét. Phổ biến với các loài thực vật như: Trâm trắng (Syzygium wightianum), Bời lời (Litsea balansae), Thị rừng (Diospyros hirsuta), Đa (Ficus hispida), Thôi ba (Alangium chinense), Kháo vàng (Machilus bonii), Ba soi
(Mallotus paniculatus), Mò trung hoa (Cryptocarya chiensis), Dẻ xanh
(Lithocarpus peseudosundaicus), Bời lời lá tròn (Litsea rotundifolia), Trám trắng (Canarium album), Lim xanh (Erythrophloeum fordii). Đây là kiểu rừng phổ biến tại Bến En, một số trạng thái của kiểu rừng này đã phục hồi và ổn định, tuy nhiên hiện tại còn rất nhiều các lâm phần kiểu rừng này là rừng nghèo, do vậy trong thời gian tới cần có biện pháp tác động để nâng cao chất lượng các lâm phần thuộc kiểu rừng này.
Cấu trúc: cấu trúc rừng gồm 3 tầng bao gồm: tầng tán; tầng cây bụi và tầng thảm tươi, trong đó:
Tầng tán thường bị phá vỡ để lộ những khoảng trống lớn trong lâm phần, các loài ưu thế: Trâm trắng (Syzygium wightianum), Bời lời (Litsea balansae),
Thị rừng (Diospyros hirsuta), Đa (Ficus hispida), Thôi ba (Alangium chinense),
Kháo vàng (Machilus bonii), Ba soi (Mallotus paniculatus), Mò trung hoa
(Cryptocarya chiensis), Dẻ xanh (Lithocarpus peseudosundaicus), Bời lời lá tròn
(Litsea rotundifolia), Trám trắng (Canarium album), Lim xanh (Erythrophloeum fordii);
+ Tầng cây bụi thường gặp các loài: Thị rừng (Diospyros hirsuta) và Sưa vẩy ốc (Dalbergia lanceolaria)...
+ Tầng thảm tươi chủ yếu là các loài thuộc các họ: họ Gừng
(Zingiberaceae), họ Lúa (Poaceae), họ Na (Anonaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và Dương xỉ.