Kết quả chương này xây dựng được sơ đồ khối tổng thể để giải hệ phương trình vi phân. Từ đó, đánh giá được ảnh hưởng của các điều kiện khai thác như vận tốc chuyển động và mấp mô mặt đường đến độ êm dịu chuyển động của ô tô và hệ số tải trọng động của bánh xe, kết quả cụ thể:
- Vận tốc chuyển động của ô tô tăng, thì giá trị aw và DLC đều tăng, điều đó có nghĩa rằng độ êm dịu của thân xe và mức độ thân thiện mặt đường quốc lộ giảm xuống.
-Tình trạng mấp mô mặt đường xấu, thì giá trị aw và DLC đều tăng, điều đó có nghĩa rằng độ êm dịu của thân xe và mức độ thân thiện mặt đường quốc lộ giảm xuống.
Đánh giá được ảnh thông số trạng thái ban đầu của túi khí của hệ thống treo đến độ êm dịu của thân xe và hệ số tải trọng động của bánh xe, cụ thể:
- Thể tích trạng thái ban đầu của túi khí tăng, thì giá trị aw và DLC có xu hướng đều tăng, điều đó có nghĩa rằng độ êm dịu của thân xe và mức độ thân thiện mặt đường quốc lộ có phần bị hạn chế.
- Áp suất trạng thái ban đầu của túi khí tăng, thì giá trị aw và DLC đều tăng, điều đó có nghĩa rằng độ êm dịu của thân xe và mức độ thân thiện mặt đường quốc lộ giảm xuống.
- Trong khuôn khổ của luận văn cũng như trong chương này tác giả chưa để cấp đến khoảng giá trị tối ưu của thông số thể tích và áp suất. Đối với điều kiện khai thác khuyến cáo rằng nếu khai thác trong điều kiện mặt đường xấu thì chú ý đến thời gian làm việc để hạn chế được dao động tác động lên người điều khiển tránh giảm hiệu suất công việc. Tương tự, khai thác ở tốc độ cao cũng cần xem xét đến thời gian làm việc.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sau một thời gian nghiên cứu, với sự nỗ lực của bản thân được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS. Lê Văn Quỳnh và các thầy cô trong Khoa Kỹ thuật Ô tô – Máy động lực, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên cùng với sự động viên kích lệ của bạn bè, đồng nghiệp, em đã hoàn thành cơ bản nội dung của luận văn thạc sĩ của mình. Luận văn đã đạt được một số kết quả sau đây:
- Phân tích và chỉ ra được tính cấp thiết của để tài;
- Xây dựng được mô hình dao động để đánh giá hàm mục tiêu;
- Phân tích được các hàm kích thích dao động như mấp mô mặt đường; - Phân tích và đưa ra được một số các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu;
Phân tích hiệu được ảnh hưởng của các chế độ khai thác của ô tô ảnh hưởng đến hàm mục tiêu, kết quả cụ thể:
- Đánh giá được ảnh hưởng của các điều kiện khai thác như vận tốc chuyển động và mấp mô mặt đường đến độ êm dịu chuyển động của ô tô và hệ số tải trọng động của bánh xe, kết quả cụ thể:
- Vận tốc chuyển động của ô tô tăng, thì giá trị aw và DLC đều tăng, điều đó có nghĩa rằng độ êm dịu của thân xe và mức độ thân thiện mặt đường quốc lộ giảm xuống.
- Tình trạng mấp mô mặt đường biến xấu, thì giá trị aw và DLC đều tăng, điều đó có nghĩa rằng độ êm dịu của thân xe và mức độ thân thiện mặt đường quốc lộ giảm xuống.
Đánh giá được ảnh thông số trạng thái ban đầu của túi khí của hệ thống treo đến độ êm dịu của thân xe và hệ số tải trọng động của bánh xe, cụ thể:
- Thể tích trạng thái ban đầu của túi khí tăng, thì giá trị aw và DLC đều tăng, điều đó có nghĩa rằng độ êm dịu của thân xe và mức độ thân thiện mặt đường quốc lộ bị hạn chế.
- Áp suất trạng thái ban đầu của túi khí tăng, thì giá trị aw và DLC đều tăng, điều đó có nghĩa rằng độ êm dịu của thân xe và mức độ thân thiện mặt đường quốc lộ giảm xuống.
Tuy nhiên luân văn còn một số hạn chế, hy vọng trong tương lai sẽ hoàn thiện theo các hướng sau đây:
- Luận văn mới chỉ đánh giá trên mô hình đơn giản ¼ trong nghiên cứu tới sẽ xây dựng mô hình nhiều bậc tự do hơn để sát kết quả thực tế;
- Phân tích mô hình toán và tối ưu điều khiển hệ thống treo khí nén; - Đưa ra được bộ thông số tối ưu cho nhà thiết kế;
- Áp dụng thuật toán tối ưu một hay nhiều hàm mục tiêu để tối ưu các thông số thông số của túi khí;
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh( 2010), Lý thuyết ô tô, NXBKHKT. 2. Đào Mạnh Hùng , Dao động ô tô – máy kéo, Trường ĐH GTVT Hà Nội. 3. Đức Lập (1994), Dao động ôtô, Học viện kỹ thuật quân sự, Hà Nội.
4. Vũ Đức Lập (2001), Ứng dụng máy tính trong tính toán xe quân sự , Học viện kỹ thuật quân sự, Hà Nội.
5. Võ Văn Hường (2008), Bài giảng kết cấu Ô tô, Trường ĐHBK Hà Nội. 6. Nguyễn Khắc Trai và một số tác giả khác(2009), Kết cấu ô tô, Trường ĐHBK Hà Nội.
7. Đoàn Nguyễn Uyên Minh(2014), Nghiên cứu các giải pháp điều khiển hệ thống treo ô tô, Luận văn thạc sĩ ,Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội. 8 . Trần Văn Hoàng(2013), Nghiên cứu hệ thống treo khí trên ô tô, Luận văn thạc sĩ ,Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.
9. Trương Mạnh Hùng(2017), Nghiên cứu dao động của ô tô khách có sử dụng hệ thống treo khí nén, Luận án tiến sĩ kỹ thuật, Trường ĐH GTVT Hà Nội
10. Đặng Ngọc Minh Tuấn(2017), Nghiên cứu tối ưu bộ thông số thiết kế hệ thống treo khí cho ô tô tải hạng nặng nhằm giảm tác động xấu đến mặt đường quốc lộ, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH kỹ thuật Công nghiệp- Đại học Thái Nguyên
11. Đào Mạnh Hùng(2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của biên dạng mặt đường đến tải trọng tác dụng lên ô tô tại quốc lộ 1A đoạn đường Hà nội- Lạng sơn, đề tài cấp bộ, Đại học giao thông vận tải Hà nội
Tiếng anh
12. Chen Ke, ZHANG Ming and TONG Xuefeng (2012),“Vibration Characteristic Analysis of Vehicle Air Suspension Based on Fuzzy Control”, School of Automotive and Traffic, Shenyang Ligong University, Shenyang 110159, China.
13. Katsuya Toyofuku, Chuuji Yamada, Toshiharu Kagawa, Toshinori Fujita(1999), “Study on dynamic characteristic analysis of air spring with auxiliary chamber”, Society of Automotive Engineers of Japan Inc. and Elsevier Science B.V. All rights reserved, Japan.
14. Manlin Presthus (2002), Derivation of Air spring Model Parmeters for Train Simulation. Master‟s thesis, Lulea University of technology, Sweden.
15. William Daniel Robinson (2012), A pneumatic semi-active control methodology for vibration control of air spring based suspension systems, PhD thesis, Iowa State University, Ames, Iowa, USA.
16. Massimo SORLI and Giuseppe QUAGLIA (1999) “Analysis of vehicular air suspensions”, Department of Mechanics-Technical University Politecnico di Torino, Corso Duca degli Abruzzi, 24-10129 Torino-Italy
17 H. Sayyaadi and N. Shokouhi(2009), New Dynamics Model for Rail Vehicles and Optimizing Air Suspension Parameters Using GA, School of Mechanical Engineering, Sharif University of Tech nology, Tehran, P.O. Box 11155-9567, Iran.
18. Nicolas Docquier (2010), Multiphysics Modelling of Multibody Systems: Application to Railway Pneumatic Suspensions, Universite catholique de Louvain.
19. ISO 2631-1 (1997). Mechanical vibration and shock-Evanluation of human exposure to whole-body vibration, Part I: General requirements, The International Organization for Standardization
20. ISO 8068(1995). Mechanical vibration-Road surface profiles - reporting of measured data