6. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Hệ thống Tự động Phân phối áp dụng cho cáp ngầm
2.1.2.1. Cấu trúc hệ thống tự động phân phối ngầm
Hình 2-11 mô tả mô hình cấu trúc giai đoạn 2 của DAS cho lưới trung thế ngầm mạch vòng. Điểm tách mạch vòng tại vị trí VS (5).
Thiết bị đầu cuối (RTU) được lắp đặt cùng máy cắt tự động (RMS), và thiết bị này được nối với bộ tiếp nhận điều khiển từ xa (TCR) ở trạm 110kV bằng đường thông tin. Tại trung tâm điều độ lắp hệ thống máy tính phục vụ vận hành.
TCR RTU RTU RTU1 RTU2 RTU3 ADC Cáp thông tin. Hai cáp đi trong 1 ống CB6 CB VCB VCB VCB VCB RMS VS
RMS: Ring Main Switchgear - Tủ cầu dao phụ tải VCB: Vacuum Circuit Breaker - Máy cắt khí VS: Vacuum Switch - Cầu dao phụ tải
Phương pháp phát hiện và xử lý sự cố
Giải thích tình huống sự cố xảy ra tại điểm A trên Hình 2-9 như sau:
1) Khi có sự cố tại điểm A, rơ le bảo vệ tại trạm 110kV phát hiện sự cố đó và đưa ra lệnh cắt tới CB(6). Trường hợp này, do tách mạch vòng tại VS(5) nên dòng sự cố chạy qua VS(1) và VS(2), không qua VS(3) và VS(4). 2) Tín hiệu dòng sự cố chạy qua được phát hiện bằng RTU, tín hiệu này
được gửi bằng đường thông tin từ RTU tới trung tâm điều độ qua TCR. 3) Trung tâm điều độ xác định phần bị sự cố dựa trên thông tin về dòng sự
cố và gửi lệnh tới RTU (1), RTU (2), để cắt VS(2) và VS(3) - vùng sự cố được cách ly.
4) Các máy cắt VS(1) và VS(4) vẫn ở trạng thái đóng. 5) FCB được đóng lại theo lệnh từ rơ le tự đóng lại.
6) Trung tâm điều độ sau khi kiểm tra lại khả năng hỗ trợ công suất của nguồn 2 sẽ gửi lệnh tới RTU (3) đóng VS(5) ở điểm tách mạch vòng để cấp điện đến điểm VS(4).
7) Như vậy, việc cách ly sự cố và phục hồi cấp điện cho phần không bị sự cố được thực hiện bằng điều khiển từ xa trong thời gian ngắn.
Các thiết bị lắp tại trung tâm điều độ
Về cơ bản các thiết bị cần lắp tại trung tâm điều độ ở giai đoạn 2 và 3 của lưới cáp ngầm tương tự đối với trường hợp đường dây trên không.