6. Kết cấu của luận văn
1.5. Kết luận chương 1
Lưới điện phân phối trung thế thành phố Hạ Long đang được vận hành với nhiều cấp điện áp khác nhau, kết cấu lưới đan xen giữa cáp ngầm và đường dây nổi gây nhiều khó khăn cho việc quản lý vận hành.
Thiết bị đóng cắt phần lớn là cầu dao phụ tải hoặc tủ cầu dao phụ tải RMU. Đây là những thiết bị thao tác đóng cắt bằng tay, khả năng xử lý cấp điện khi sự cố hoàn thành phụ thuộc vào người vận hành dẫn đến suất sự cố còn cao, thời gian sự cố kéo dài chưa đáp ứng được các chỉ tiêu về tổn thất của Công ty giao. Ngoài ra còn gây ra các thiệt hại khác về chính trị xã hội, thiệt hại về kinh tế. Đây là một hạn chế của lưới điện thành phố Hạ Long cũng như tỉnh Quảng Ninh cần khắc phục.
Sự tăng trưởng của mức sống cũng như sự phát triển của sản xuất đòi hỏi độ cung cấp điện ngày càng cao của lưới điện. Để nâng cao chất lượng phục vụ, cấp điện ổn định với độ tin cậy cao, để phục vụ hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội của thành phố và đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của nhân dân đang là đòi hỏi rất khắt khe đối với lưới điện tỉnh Quảng Ninh. Cách đáp ứng hiệu quả nhất là áp dụng các tiến bộ khoa học để cải tiến cấu trúc và vận hành lưới điện.
Do đó chương 2 của luận văn sẽ giới thiệu một giải pháp tự động hóa trong lưới điện phân phối: Hệ thống DAS (Distribution Automation System); cho phép người vận hành có thể quản lý và điều khiển hệ thống phân phối bằng máy tính lắp đặt tại trung tâm điều độ.
Chương 2
GIỚI THIỆU HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG PHÂN PHỐI ĐIỆN - DAS
Như đã đặt vấn đề ở phần kết luận chương 1, DAS là hệ thống cho phép người vận hành có thể quản lý và điều khiển hệ thống phân phối bằng máy tính lắp đặt tại trung tâm điều độ. Chương 2 sẽ giới thiệu mô hình, nguyên lý làm việc và một số thiết bị tự động hóa điển hình đang được ứng dụng hiện nay vào hệ thống tự động hóa lưới điện phân phối.