L ỜI MỞ ĐẦU
b. Đối với rủi ro hàng bị hư hại từ khi giao hàng cho người vận chuyển chính tới khi giao
3.3. Rủi ro điều khoản thanh toán
3.3.1. Nhận dạng rủi ro
3.3.1.2. Rủi ro về đồng tiền thanh toán (R1) a. Không lựa chọn đồng tiền thanh toán
Đồng tiền thanh toán có thể giống hoặc khác với đồng tiền tính giá. Người bán thường muốn lấy đồng tiền đang lên giá, còn người mua muốn trả bằng đồng tiền đang giảm giá. Do đó, sẽ xuất hiện tranh chấp nếu đồng tiền thanh toán không được nêu rõ trong hợp đồng, gây nhiều thiệt hại và chi phí phát sinh như chi phí thuê trọng tài, chi phí vận chuyển,...
b. Đồng tiền thanh toán là đồng ngoại tệ
Việc đồng tiền thanh toán là ngoại tệ sẽ mang lại nhiều rủi ro cho công ty xuất khẩu như:
• Trong hoạt động ngoại thương, nhà xuất khẩu sẽ ghi nhận doanh thu bằng đồng ngoại tệ nhưng lại phải trả các chi phí sản xuất, chi phí bán hàng bằng đồng nội tệ. Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
• Đồng tiền thanh toán là đồng ngoại tệ không thể chuyển đổi sang đồng tiền của những nước khác. Ví dụ, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có truyền thống là một loại tiền tệ không chuyển đổi được mặc dù gần đây Trung Quốc đang nỗ lực cho phép các nhà đầu tư tự do chuyển đổi.
• Đồng tiền thanh toán là đồng ngoại tệ yếu. Đồng tiền yếu dễ biến động hơn do bản chất dễ bị tác động cũng như thiếu thanh khoản. Ngoài ra, đồng tiền yếu khó có thể được các ngân hàng
trung ương nắm giữ như dự trữ ngoại hối, không giống như đồng đô la Mỹ, đồng Euro hay đồng Yên Nhật Bản.
c. Biến động tỷ giá hối đoái
Một tỷ giá hối đoái dựa trên thị trường sẽ thay đổi bất cứ khi nào các giá trị của một trong hai tiền tệ thành phần thay đổi. Một đồng tiền sẽ có xu hướng trở nên có giá trị hơn bất cứ khi nào nhu
cầu cho nó lớn hơn cung cấp có sẵn. Nó sẽ trở nên ít có giá trị bất cứ khi nào nhu cầu thấp hơn cung cấp có sẵn.Do đó với việc tỷ giá hối đoái biến động thường xuyên, cụ thể là biến động giảm sẽ ảnh hưởng tới tổng doanh thu của người xuất khẩu, hay thậm chí gây lỗ.
3.3.1.2. Rủi ro về thời hạn thanh toán (R2)
Dễ thấy, hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C trả ngay, tức là người bán sẽ được thanh
toán ngay khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp trong thời hạn có hiệu lực của L/C. Do đó, người bán sẽ không được thanh toán nếu tín dụng thư hết hạn trong thời gian đã thỏa thuận.
3.3.1.3. Rủi ro trong phương thức thanh toán (R3) a. Vị thế thấp hơn nhà nhập khẩu trên bàn đàm phán
Trường hợp này, trong quá trình thỏa thuận điều khoản thanh toán, nhà xuất khẩu có thể phải:
• Chịu thêm nhiều thỏa thuận bất lợi;
• Chịu thêm nhiều chi phí về phía mình;
• Nhà nhập khẩu tự chỉ định ngân hàng phát hành mà không tham khảo ý kiến của nhà xuất khẩu. Điều này dẫn đến nhóm rủi ro liên quan đến ngân hàng phát hành.
b. Rủi ro liên quan đến ngân hàng phát hành tín dụng thư • Ngân hàng phát hành không tồn tại hoặc uy tín kém;
• Ngân hàng phát hành đến thời hạn thanh toán thì bị phá sản;
• Ngân hàng phát hành cấu kết với nhà nhập khẩu giả như chưa nhận được bộ chứng từ để từ chối việc thanh toán;
• Bộ phận ngân hàng làm việc chưa tốt, quản lý hoạt động và nhân sự chưa chặt chẽ nên có thể gặp nhầm lẫn và sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán;
c. Rủi ro liên quan đến nhà nhập khẩu
• Nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán nhưng chính phủ nước nhập khẩu không cho phép chuyển tiền do các giải pháp kiểm soát ngoại hối cấm chuyển ngoại tệ ra ngoài lãnh thổ quốc
gia;
• Nhà nhập khẩu có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ; hoặc có hành vi lừa đảo, cố ý không thanh toán; không đủ năng lực tài chính, hoặc vỡ nợ, phá sản... nên từ chối thanh toán.
3.3.1.4. Rủi ro về chứng từ thanh toán
a. Không thể hoàn thành bộ chứng từ đầy đủ
Xuất trình đủ bộ chứng từ là điều kiện để người bán được thanh toán. Bất kỳ sự thiếu sót về chứng từ nào cũng dẫn đến việc người bán không nhận được tiền thanh toán. Dựa vào hợp đồng trên, rủi ro thiếu chứng từ sẽ xảy ra nếu người bán thiếu ít nhất một trong số các chứng từ dưới đây:
• Hóa đơn thương mại có chữ ký của Người bán: 03 bản gốc được lập theo đơn đặt hàng và được xác nhận trống;
• Toàn bộ vận đơn trên tàu sạch sẽ thành 3 bản gốc được làm theo đơn đặt hàng và xác nhận trống;
• Giấy chứng nhận xuất xứ do VCCI cấp 02 bản gốc
• Danh sách đóng gói do Người bán phát hành;
• Giấy chứng nhận chất lượng và trọng lượng do SGS cấp tại cảng xếp hàng;
• Giấy chứng nhận xông hơi trên tàu do cơ quan có thẩm quyền của Mỹ cấp;
• Giấy chứng nhận KDTV do cơ quan có thẩm quyền của Mỹ cấp.
Đặc biệt, ở hợp đồng trên, bộ chứng từ yêu cầu “Giấy chứng nhận xuất xứ do VCCI cấp 02 bản gốc”, tuy nhiên VCCI là cơ quan giám định chỉ cấp duy nhất 01 bản gốc. Do đó, chỉ dựa trên hợp đồng, người bán không thể thỏa mãn yêu cầu xuất trình đủ 02 bản gốc. Do đó, rủi ro không thể hoàn thiện bộ chứng từ đầy đủ chắc chắn sẽ xảy ra (nếu không điều chỉnh hợp đồng và L/C)
Khi người bán đã xuất trình đủ chứng từ, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra sự phù hợp của chứng từ. Bất kỳ sự sai lệch nào của chứng từ thì ngân hàng cũng từ chối thanh toán. Lúc này, người bán sẽ không nhận được tiền hoặc hoặc nếu yêu cầu tu chỉnh L/C phải trả phí cao.
Dựa vào hợp đồng trên, các rủi ro về sai sót khi hoàn thành bộ chứng từ có thể xảy ra gồm:
• Hóa đơn thương mại không có chữ ký của người bán, không được lập theo đơn đặt hàng hoặc không được xác nhận trống;
• Toàn bộ vận đơn không phải vận đơn sạch và không được xác nhận trống;
• Giấy chứng nhận xuất xứ/giấy chứng nhận chất lượng và trọng lượng/giấy chứng nhận xông hơi trên tàu/giấy chứng nhận kiểm dịch động thực vật được cấp sai cơ quan;
• Danh sách đóng gói sai thông tin so với hợp đồng cơ sở.
3.3.2. Phân tích rủi ro
3.3.2.1. Nguyên nhân rủi ro đồng tiền thanh toán
3.3.2.2. Nguyên nhân rủi ro thời hạn thanh toán
3.3.2.3. Nguyên nhân rủi ro phương thức thanh toán
3.3.2.4. Nguyên nhân rủi ro chứng từ thanh toán
Bảng 3.3.4. Phân tích rủi rochứng từ thanh toán - 5 Whys kết hợp Fishbone
3.3.3. Đo lường rủi ro
Dựa trên thang đo (mức độ; tần suất) của từng rủi ro, nhóm chia 5 rủi ro trên vào bảng ma trận sau nhằm tìm ra thứ tự ưu tiên trong việc ứng phó (kiểm soát) rủi ro:
Khả năng xảy ra
Mức độ nghiêm trọng
1 2 3 4 5
Ít (2) R2
Khả năng tương đối (3) R1 R3
Cao (4) R4
Không thể tránh khỏi (5)
Bảng 3.3.5. Đo lường rủi ro thanh toán
Đánh giá rủi ro:
Tính điểm cho các rủi ro bằng tích của “Khả năng xảy ra” và “Mức độ nghiêm trọng”. Dựa vào kết quả đo lường, nhóm sắp xếp mức độ nghiêm trọng của các rủi ro như sau:
1. Rủi ro 1: Đồng tiền thanh toánR
Tần suất x Mức độ nghiêm trọng = 3 x 3 = 9 (điểm);
2. Rủi ro 2: Thời hạn thanh toánR
Tần suất x Mức độ nghiêm trọng = 2 x 4 = 8 (điểm);
3. Rủi ro 3: Phương thức thanh toánR
Tần suất x Mức độ nghiêm trọng = 3 x 4 = 12 (điểm);
4. Rủi ro 4: Chứng từ thanh toánR
Tần suất x Mức độ nghiêm trọng = 4 x 5 = 20 (điểm).
Suy ra, thứ tự ưu tiên quản lý rủi ro của doanh nghiệp là 4 → 3 → 1 →R R R R 2.
3.3.4. Đánh giá rủi ro
Rủi ro đồng tiền thanh toán (R1)
Rủi ro đồng tiền thanh toán là khả năng mất tiền do biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái. Ngoài ra, rủi ro còn kéo theo nhiều chi phí phát sinh khi đồng tiền thanh toán là đồng tiền ngoại tệ không thể chuyển đổi hay quên ghi rõ đồng tiền thanh toán trong hợp đồng.
Các công ty và cá nhân hoạt động ở thị trường nước ngoài thường phải chịu rủi ro đồng tiền thanh toán và có thể phòng ngừa rủi ro này trên thị trường với các công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai và quyền chọn. Do đó, đây là loại rủi ro mà doanh nghiệp phần nào có thể kiểm soát được với tần suất xảy ra tương đối và mức độ nghiêm trọng ở mức trung bình thì rủi ro này được ưu tiên giải quyết sau rủi ro chứng từ thanh toán và rủi ro phương thức thanh toán.
Rủi ro thời hạn thanh toán (R2)
Rủi ro về thời hạn thanh toán là rủi ro mà người bán không xuất trình chứng từ phù hợp trong
theo thời hạn quy định của L/C. Thông thường, người bán và người mua sẽ thỏa thuận một thời hạn hợp lý cho cả đôi bên, bao gồm thời hạn gửi hàng và thời hạn thanh toán. Nếu không đề cập, thời hạn này sẽ được quy định theo UCP 600. Các sai sót khác như lỗi máy in, sự kiện Force Majeure hoặc hiểu nhầm giữa hai bên về địa điểm hết hiệu lực của L/C sẽ rất ít khi xảy ra. Thực tế L/C thường quy định địa điểm, thời gian hết hiệu lực của L/C ở nước người bán để dễ dàng kiểm soát.
Tuy nhiên, nếu rủi ro này xảy ra, người bán sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng vì không nhận được nhận số tiền thanh toán. Hoặc trong sự kiện Force Majeure, sẽ rất khó khăn trong việc thỏa thuận lại với người mua để nới rộng thời hạn hiệu lực của L/C. Như vậy, mức độ nghiêm trọng của rủi ro này
là 4 và dựa trên điểm đánh giá, doanh nghiệp sẽ ưu tiên giải quyết sau cùng.
Rủi ro phương thức thanh toán (R3)
Các rủi ro chính đã đề cập trong phương thức thanh toán ở trên như vị thế thấp hơn nhà nhập khẩu trên bàn đàm phán, các rủi ro liên quan đến ngân hàng phát hành và nhà nhập khẩu là những rủi ro có thể tránh được trước khi tiến hành ký kết hợp đồng.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ và ngành dịch vụ, nhà xuất khẩu có thể tự mình kiểm tra mức độ tín nhiệm của đối tác hoặc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng để kiểm tra tính xác thực và lịch sử tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra còn nhiều biện pháp khác để ngăn ngừa rủi ro trên. Do đó, tần suất xảy ra không còn thường xuyên mà chỉ ở mức tương đối (3). Tuy nhiên, một khi rủi ro xảy ra thì hậu quả nhà xuất khẩu phải chịu là rất nghiêm trọng vì họ không những không được
thanh toán mà còn phát sinh thêm nhiều chi phí do lưu kho, lưu bãi hay phí trọng tài. Vì vậy mức ảnh hưởng của rủi ro về phương thức thanh toán trong trường hợp này ở mức nghiêm trọng 4.
Rủi ro chứng từ thanh toán (R4)
Trong phương thức thanh toán bằng L/C, chứng từ là phần quan trọng nhất. Bất kỳ sự thiếu sót hoặc lỗi chứng từ nào cũng dẫn đến việc không được thanh toán. Ngoài sự chủ quan, thiếu kỹ lưỡng của doanh nghiệp, rủi ro chứng từ thanh toán còn phụ thuộc vào thiện chí người mua (cố tình gây khó khăn), người vận chuyển chứng từ (làm thất lạc, làm hư) hoặc các lỗi đánh máy. Đặc biệt khi thương mại tự do phát triển, các hàng rào kỹ thuật dựng lên ngày càng cao, nhất là ở các nước phát triển như châu Âu hoặc Mỹ. Vì vậy, người bán Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc xin giấy chứng nhận xuất xứ hoặc chứng nhận chất lượng. Do đó, rủi ro này có khả năng xảy ra cao.
Hậu quả khi người bán không xuất trình chứng từ đầy đủ hoặc các chứng từ có sai sót là rất nghiêm trọng. Người mua sẽ vin vào cớ này để không thanh toán, trong khi đó, ngân hàng không có
trách nhiệm kiểm tra hợp đồng hoặc tu chỉnh chứng từ. Khi xảy ra các trường hợp trên, ngân hàng sẽ không thực hiện thanh toán. Đây là rủi ro có tần suất và mức độ nghiêm trọng đều cao, do vậy doanh nghiệp cần ưu tiên giải quyết đầu tiên.
3.3.5. Ứng phó rủi ro
3.3.5.1. Ứng phó rủi ro đồng tiền thanh toán
Né tránh rủi ro:
• Không thực hiện giao kết hợp đồng với các công ty kiên quyết lựa chọn đồng tiền thanh toán là đồng tiền yếu hoặc đồng tiền không thể chuyển đổi.
• Không giao kết hợp đồng sang các quốc gia thường xuyên có biến động về kinh tế cũng như biến động lạm phát
• Nâng cao khả năng quản trị, chất lượng sản phẩm, uy tín công ty để có vị thế ngang bằng hoặc hơn trong giao dịch so với người mua.
Ngăn ngừa tổn thất:
• Chủ động và chỉ lựa chọn các đồng tiền thanh toán ngoại tệ mạnh như Dollar Mỹ, Yên Nhật,... khi thực hiện giao kết hợp đồng.
• Bổ sung điều khoản chi tiết về lựa chọn cụ thể loại tỷ giá hối đoái như tỷ giá chính thức, tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá tiền mặt, tỷ giá chuyển khoản, tỷ giá của nước xuất khẩu, tỷ giá của nước nhập khẩu, tỷ giá mua vào, tỷ giá bán ra.
• Tìm hiểu rõ về nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh quốc tế trước khi ký kết hợp đồng. Giảm thiểu rủi ro:
• Giao kết hợp đồng với người mua có thể tin tưởng, có thiện chí.
• Lên kế hoạch tiêu thụ đồng tiền không thể chuyển đổi, đồng tiền yếu tại quốc gia của đồng tiền đó. Ví dụ có thể mua máy móc, nguyên liệu để tái đầu tư sản xuất.
Tài trợ:
• Sử dụng nhiều đồng tiền thanh toán để khi tỷ giá hối đoái của một đồng tiền thay đổi thì vẫn còn những đồng tiền khác.
• Mua hợp đồng tương lai, kỳ hạn hoặc hoán đổi để đề phòng biến động tỷ giá xảy ra.
3.3.5.2. Ứng phó rủi ro thời hạn thanh toán
Né tránh rủi ro:
• Kiểm tra thông tin về thời gian và địa điểm hết hạn trên L/C không bị sai hay nhòe mực;
• Thống nhất với người mua về địa điểm hết hạn, vì Việt Nam và Mỹ khác múi giờ. Tốt nhất nên chọn địa điểm là Việt Nam để kiểm soát thời gian tốt hơn.
• Đào tạo nhân viên với đầy đủ kiến thức, kỹ năng và chia sẻ kinh nghiệm để họ kiểm tra L/C kỹ hơn
• Đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng năng lực sản xuất để có thể xin được các giấy chứng nhận
nhanh chóng;
• Tìm hiểu các rủi ro chính trị (chiến tranh, bạo động, đình công, …) hoặc tần suất thiên tai tại nước người mua để tránh sự kiện Force Majeure.
Ngăn ngừa tổnthất:
• Đầu tư nâng cao chuyên môn, năng lực cho quản lý, nhân viên trong khâu kiểm tra hợp đồng và L/C, làm việc với nhà nhập khẩu, tìm hiểu thông tin thị trường.
Giảm thiểu tổn thất:
• Chiết khấu L/C sớm, phòng trường hợp Force Majeure xảy ra trước hoặc trong lúc xuất trình chứng từ tới ngân hàng.
Tài trợ:
• Tự khắc phục (lưu giữ tổn thất): trích quỹ dự phòng tổn thất trong thanh toán quốc tế để chi trả cho những rủi ro thanh toán khi làm việc với nhà nhập khẩu.