Các hoạt động kinh tế, giáo dục và đời sống văn hoá xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái học loài du sam đá vôi (keteleeria davidiana (bertrand) beissn ) làm cơ sở đề xuất một số giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, (Trang 35 - 39)

ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.2.2. Các hoạt động kinh tế, giáo dục và đời sống văn hoá xã hộ

3.2.2.1. Thực trạng kinh tế

- Sản xuất Nông nghiệp

Nông - Lâm nghiệp là hai ngành kinh tế chủ đạo của nhân dân trong khu vực. Trong đó, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao (94,3%); tỷ trọng sản xuất lâm nghiệp còn nhỏ, dịch vụ chưa phát triển. Nhìn chung trong khu vực nền kinh tế đã

có sự chuyển dịch từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Số hộ đói nghèo vẫn còn tương đối cao (chiếm 39%), thu nhập bình quân đầu người còn thấp, từ 4-4,5 triệu đồng/năm.

Cư dân trong khu vực Kim Hỷ chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, với tập quán canh tác là làm lúa nước, làm rẫy, săn bắn và chăn nuôi. Các loài cây trồng chính là Lúa nước, Ngô, Khoai, Sắn, Đậu tương… Do trình độ canh tác còn lạc hậu, phụ thuộc vào thiên nhiên nên năng suất của các loài cây trồng thường không cao.

Bảng 3.2: Diện tích, năng suất các loài cây nông nghiệp chính năm 2008 Cây trồng

Lúa nước Ngô Đậu tương

Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Tổng cộng 908,04 600,17 95,00 Kim Hỷ 158,80 43,5 75,10 42,0 Lương Thượng 89,90 42,0 59,50 42,0 8,00 9,0 Lạng San 106,16 43,5 149,34 40,0 3,16 9,0 Côn Minh 180,18 48,5 121,70 50,8 34,34 8,6 Ân Tình 145,20 46,9 94,40 31,7 26,25 8,6 Cao Sơn 90,80 35,0 25,40 35,0 Vũ Muộn 137,00 50,0 74,73 35,0 23,25 8,8

(Nguồn: Viên Điều tra quy hoạch rừng)

Tổng sản lượng lương thực qui thóc đạt 6.972 tấn, bình quân lương thực đầu người là 588 kg/năm. Trong khu vực hàng năm có từ 900 đến 1.000 hộ thiếu ăn. - Sản xuất Lâm nghiệp

KBTTN Kim Hỷ có tổng diện tích là 15.014 ha, trong đó 14.772 ha đất lâm nghiệp. Ban quản lý KBTTN Kim Hỷ với 1 hạt Kiểm lâm trực thuộc, quản lý 5 trạm Kiểm lâm và có 12 Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn thực hiện chức năng tham mưu về công tác quản lý bảo vệ rừng cho chính quyền 7 xã trong Khu bảo tồn. Do đó đã

Công tác trồng rừng còn rất hạn chế. Trong khu vực đã có một số dự án đầu tư trồng rừng, nhưng với vốn đầu tư thấp, không thường xuyên, đến nay tổng diện tích rừng trồng trong khu bảo tồn mới chỉ có 112,6 ha.

Công tác giao đất lâm nghiệp trong mấy năm qua tại KBTTN Kim Hỷ đã được thực hiện tốt, tổng diện tích giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình trong khu bảo tồn là 2.656,3 ha. Phần diện tích được giao chủ yếu là vùng núi đất gần khu dân cư, còn những nơi vùng sâu, vùng xa hiện vẫn chịu sự quản lý của khu bảo tồn.

Thu nhập từ các hoạt động sản xuất lâm nghiệp còn thấp. Nguồn thu nhập chủ yếu thông qua các hoạt động khoanh nuôi, bảo vệ rừng và thu hái lâm sản ngoài gỗ, diện tích đưa vào giao khoán cho hộ gia đình cũng như việc khai thác tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ còn manh mún, thiếu quy hoạch và định hướng. Tình trạng khai thác, thu hái trong vùng lõi và đặc biệt là việc khai thác, thu hái thiếu bền vững đã và đang làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Cơ sở hạ tầng

Về giao thông: Hệ thống giao thông trong vùng khá thuận lợi, bao gồm:

Đường tỉnh lộ 279 từ Ngân Sơn đi Na Rì dài 30,2 km

Đường tỉnh lộ 256 từ đường Quốc lộ 3 đi Na Rì dài 60,0 km

Đường liên huyện, liên xã dài 59,0 km

Tổng số đường liên thôn dài 46,0 km

Mạng lưới đường giao thông thiết kế hợp lý, chất lượng tốt, đi lại thuận lợi. Tuy nhiên ở những nơi vùng sâu vùng xa, nhất là vùng núi đá thì hầu như không có đường giao thông đi lại, đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho công tác xây dựng và bảo vệ khu bảo tồn.

3.2.2.2. Giáo dục và đời sống văn hoá - xã hội - Giáo dục

Các xã đều có trường tiểu học và trung học cơ sở, phòng học nhà cấp III và cấp IV. Trang thiết bị và đồ dùng học tập vẫn còn thiếu, tỷ lệ học sinh tới trường đạt 100%, chất lượng dạy và học đã được nâng lên, trình độ học sinh đã đạt mức trung bình so với các khu vực khác. Tỷ lệ người mù chữ trong khu vực đã giảm, chỉ còn 2,29%.

- Đời sống văn hóa - xã hội

Khu vực Kim Hỷ là những xã vùng sâu của 2 huyện Na Rì và Bạch Thông, đời sống văn hóa xã hội của người dân còn thấp. Được sự quan tâm của Nhà nước, các xã trong khu vực đã có điện lưới quốc gia, số hộ dùng điện và có Tivi, Radio đạt trên 80%, phương tiện thông tin liên lạc đạt khoảng 40% do đã phủ sóng điện thoại di động. Hiện tại còn 2 xã Cao Sơn, Vũ Muộn là chưa phủ sóng điện thoại di động.

Như vậy, có thể thấy khu vực nghiên cứu bao gồm những xã vùng sâu vùng xa của huyện Na Rì, tập trung chủ yếu là người dân tộc thiểu số, nơi còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân. Điều kiện sản xuất khó khăn, thu nhập trung bình năm thấp, hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân là sản xuất Nông nghiệp và Lâm nghiệp. Sản xuất Nông nghiệp manh mún theo tập quán lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, năng suất thấp; sản xuất Lâm nghiệp kém phát triển, chủ yếu là khai thác tài nguyên thiên nhiên do đó tỷ lệ đói nghèo trong khu vực vẫn còn khá cao. Rừng tự nhiên trong khu vực còn rất tốt với nhiều loài gỗ quý. Hoạt động quản lý bảo vệ rừng đã có nhiều nỗ lực song chủ yếu là xuất phát từ một chiều từ phía các nhà quản lý nên còn nhiều vấn đề bất cập. Vì những lý do trên công tác quản lý bảo vệ rừng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng khai thác tài nguyên rừng trái phép vẫn diễn ra thường xuyên và ở nhiều nơi trong khu vực, đặc biệt là tài nguyên cây gỗ. Tình trạng trên gây nên áp lực lớn đối với tài nguyên rừng nói chung và loài Du sam đá vôi nói riêng ở khu vực.

Chương 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái học loài du sam đá vôi (keteleeria davidiana (bertrand) beissn ) làm cơ sở đề xuất một số giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)