- Đặc điểm rễ: Bộ rễ của Du sam đá vôi phát triển rất mạnh đặc biệt là các cá thể
b. Đặc điểm đất đai:
4.3.2. Thử nghiệm nhân giống bằng hạt
4.3.2.1. Thu hái hạt giống
Kết quả theo dõi vật hậu năm 2009 và tham khảo tài liệu xác định được từ tháng 10 - 11 là thời điểm thu hái hạt giống vì lúc này quả nón Du sam đá vôi già và chín, quả nón chuyển màu từ nâu vàng sang nâu đen, các vảy nón bắt đầu tách ra. Nếu thu hái sớm hơn thì hạt còn non, nếu thu hái muộn hơn khi các vảy đã xoè ra là lúc hạt có thể bị bay đi mất hoặc hạt có thể bị quá khô ảnh hưởng tới phẩm chất hạt giống.
Căn cứ vào kết quả trên nhóm nghiên cứu của đề tài đã thực hiện thu hái hạt giống vào tháng 10 - 11 năm 2009 từ quả nón trên cây Du sam đá vôi mẹ (DS3). Tổng số hạt giống thu thập được là một con số khiêm tốn 142 hạt. Sử dụng cân điện
tử cân thử 100 hạt Du sam đá vôi đạt trọng lượng 7,7024g; suy ra 1kg hạt Du sam đá vôi sẽ có khoảng gần 13.000 hạt.
4.3.2.2. Gieo hạt
Trước khi gieo, hạt được xử lý cẩn thận bằng cách nhặt bỏ tạp chất và hạt lép. Ngâm trong nước ấm 30 - 350C trong 6 tiếng đồng hồ để kích thích nảy mầm. Sau đó hạt được gieo trên cát ẩm trong nhà kính đã được khử trùng bằng BenlateC 0,3%, hàng ngày tưới ẩm cho hạt 2 lần vào buổi sáng và chiều.
4.3.2.3. Kết quả:
Sau 60 ngày gieo hạt, trong điều kiện chăm sóc tốt nhưng hạt giống Du sam đá vôi đều bị teo và khô, không còn khả năng nảy mầm. Điều này có thể giải thích là do trong lần thí nghiệm này số lượng hạt quá ít, cách xử lý hạt lại là khảo nghiệm lần đầu nên có lẽ chưa phù hợp. Nếu có nguồn hạt giống với số lượng lớn hơn, chất lượng đảm bảo hơn thử nghiệm với nhiều cách khác nhau sẽ đưa ra được những kết luận xác thực hơn về khả năng nhân giống từ hạt của loài Du sam đá vôi.