Đặc điểm sinh thái của loài Du sam đá vô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái học loài du sam đá vôi (keteleeria davidiana (bertrand) beissn ) làm cơ sở đề xuất một số giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, (Trang 66 - 70)

- Đặc điểm rễ: Bộ rễ của Du sam đá vôi phát triển rất mạnh đặc biệt là các cá thể

2. Pseudotsuga brevifolia (Thiết sam giả lá ngắn)

4.2.2. Đặc điểm sinh thái của loài Du sam đá vô

4.2.2.1. Đặc điểm cấu trúc rừng nơi có Du sam đá vôi phân bố

Để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tại nơi Du sam đá vôi phân bố, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lập ÔTC 500m2 tại vị trí xuất hiện loài Du sam đá

vôi. Việc nghiên cứu này có ý nghĩa xem xét đặc điểm quần xã thực vật rừng tại vị trí đó và xác định vai trò của Du sam đá vôi trong cấu trúc rừng.

Bảng 4.9: Kết quả điều tra tầng cây cao

TT Loài cây N (cây/ô) D1.3 HVN N%

1 Du sam đá vôi 7 28,7 9,2 22,6

2 Thiết sam giả lá ngắn 5 26,5 9,5 16,1

3 Cẩm lại sọc 4 21,6 5,2 12,9

4 Xoài núi 3 19,4 4,8 9,7

5 Hồi đá vôi 3 18,5 4,2 9,7

8 Loài khác 9 12 3,8 29

Tổng 31 21,5 7,5 100

Tại bảng trên cho thấy, số cá thể cây trong ô là 31 cây tương đương với mật độ cây/ha là 620 cây/ha, chiều cao trung bình của tầng cây cao là 7,5m, đường kính trung bình là 21,5cm. Trong đó Du sam đá vôi có số cá thể nhiều nhất 22,6%, tiếp đến là Thiết sam giả lá ngắn 16,1%. Đây là hai loài thực vật hạt trần thuộc họ Thông chiếm ưu thế của tầng cây cao. Các cá thể còn lại chủ yếu là cây gỗ nhỏ. Căn cứ vào điều này, chia tầng cây cao tại khu vực làm 2 tầng, tạm gọi là tầng thông và tầng cây gỗ dưới thông.

Tầng thông có chiều cao trung bình 9,4m, đường kính trung bình 27,6cm; độ tàn che khoảng 0,3, bao gồm Du sam đá vôi và Thiết sam giả lá ngắn. Du sam đá vôi là loài có khả năng sống rất tốt, chống chịu được với điều kiện ngoại cảnh như gió bão, khô hạn... và vươn lên chiếm giữ tầng tán chính của rừng.

Tầng cây gỗ dưới thông có chiều cao trung bình 4,5m; đường kính trung bình 17,9cm; cây phân cành thấp chiều cao dưới cành là 3,3m; độ tàn che khoảng 0,3; thành phần loài chủ yếu gồm có: Cẩm lai sọc hay Cẩm chỉ (Pistacia weinmannnifolia - Anacardiaceae), Sồi đen (Quercus variabilis - Fagaceae), Hoà hương (Platycarya strobilacea - Juglandaceae), Hồi đá vôi (Illicium difengpi - Illiciaceae), Tỳ bà mép cuộn (Eriobotrya deflexa - Rosaceae), Cáp mộc (Craibiodendron stellatum - Ericaceae), Mạy lay cuống dài (Sinosideroxylon pedunculatum - Sapotaceae), Chân chim núi đá (Schefflera sp. - Araliaceae), Thích

ba thuỳ (Acer wilsonii - Aceraceae), Bo rừng (Sterculia sp. - Sterculiaceae), Đa bóng (Ficus vasculosa - Moraceae), Xoài núi (Mangifera longipes - Anacardiaceae).

Tầng thứ ba là tầng cây tái sinh, thành phần loài chủ yếu là: Thiết sam giả lá ngắn (chiều cao trung bình 0,3m), Du sam đá vôi, Cẩm lai sọc, Hoà hương, Cáp mộc, Chân chim núi đá, Hồi đá vôi. Ngoài ra còn xuất hiện một số loài cây tái sinh mà tầng cây gỗ không thấy xuất hiện như: Sầm bù (Memecylon edule - Melastomataceae), Sòi tía (Sapium discolor - Euphorbiaceae), Gội núi đá (Aglaia

sp. - Meliaceae). Cây tái sinh đều có nguồn gốc từ hạt, sinh trưởng tốt.

Tầng cây bụi có chiều cao trung bình 1,5m; độ che phủ khoảng 30%, thành phần loài chủ yếu gồm có: Viễn chí hoa vàng (Polygala arillata - Polygalaceae), Biến hướng bon (Campylotropis bonii - Fabaceae), Sơn trâm phồng (Vaccinium bullatum - Ericaceae), Dứa núi đá (Pandanus humilis - Pandanaceae), Bã đậu (Croton tiglium - Euphorbiaceae), Đom đóm đá vôi (Alchornea tiliifolia - Euphorbiaceae), Cơm cháy (Viburnumcylindricum - Caprifoliaceae), Đỗ quyên hoa trắng (Rhododendronfortunei - Ericaceae).

Tầng thảm tươi (tầng cỏ) bao gồm một số loài sau: Le hoa nhỏ (Bonia parvifloscula - Poaceae), Cỏ ba cạnh núi đá, Dương xỉ (Cyathea sp. - Cyatheaceae) , Cốt cắn (Nephrolepis cordifolia - Davalliaceae), Địa lan sp… Trong đó Le hoa nhỏ có số lượng cá thể nhiều nhất, chiều cao trung bình khoảng 1,5m, độ che phủ của loài có chỗ lên tới 80%. Với đặc điểm này, tầng thảm tươi sẽ là tác nhân gây hạn chế lớn đến quá trình tái sinh của các loài cây gỗ. Hơn nữa, Le hoa nhỏ là cây chiếm số lượng lớn nhất trong tầng này, thân và lá thường khô dễ bắt lửa. Đây là yếu tố tiềm ẩn dẫn đến nguy cơ cháy rừng. Đây cũng là nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại của các cá thể Du sam đá vôi.

Thực vật ngoại tầng bao gồm một số loài đại diện sau: Dây sống rắn (Acacia pennata - Mimosaceae), Cầm cù (Hoya sp. - Asclepiadaceae), Thượng nữ (Agapetes cauliflora - Ericaceae), Lạc thạch (Trachelospermum jasminoides - Apocynaceae), Cậm cang trung quốc (Smilaxchina - Smilacaceae).

cứu mới tiến hành lập ÔTC để điều tra. Việc điều tra cấu trúc rừng tại nơi có Du sam đá vôi xuất hiện nhằm xem xét khả năng và vai trò của Du sam đá vôi trong cấu trúc rừng tại đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Du sam đá vôi tham gia vào tổ thành và tầng tán chính của rừng, điều này có nghĩa là khả năng cạnh tranh, khả năng sống của Du sam đá vôi tại khu vực nghiên cứu là rất tốt và có thể trở thành loài kiến quần (Tham gia tổ thành chính trong cấu trúc rừng). Tuy nhiên đây mới chỉ là đánh giá bước đầu của nhóm nghiên cứu.

Xem xét đặc điểm cấu trúc rừng và kết quả điều tra phân bố của Du sam đá vôi nhóm nghiên cứu nhận thấy: Du sam đá vôi chỉ phân bố trên những đỉnh núi mà không phân bố phía chân núi và sườn, số lượng loài Du sam đá vôi còn lại rất ít trong khi khả năng thích ứng với điều kiện khắc nghiệt tại khu vực nghiên cứu của Du sam đối với loài khác tương đối tốt đây là đặc điểm mâu thuẫn. Nhóm nghiên cứu đã thảo luận vấn đề này và đưa ra nhận định để lý giải cho hiện tượng này như sau: Du sam đá vôi có khả năng sinh trưởng trên những vùng khí hậu khắc nghiệt tốt hơn so với các loài khác chính vì vậy Du sam có thể sinh sống trên những đỉnh núi của khu vực nghiên cứu mà một số loài cây khác không thể sinh sống được. Tuy nhiên khả năng cạnh tranh với các loài cây khác của Du sam đá vôi là kém do cây sinh trưởng chậm và lại là loài cây ưa sáng, điều này đã lý giải tại sao phía chân và sườn núi lại không có Du sam đá vôi. Khả năng tái sinh hạt của Du sam đá vôi rất kém, do hạt có tinh dầu làm mất sức nảy mầm của hạt nhanh chóng thêm vào đó là khả năng sống của cây con tái sinh cũng kém do trong quá trình điều tra đoàn nghiên cứu đã nhận thấy không có lớp cây con kế cận. Cùng với tình trạng khai thác gỗ Du sam trái phép là nguyên nhân làm cho số lượng cá thể Du sam giảm trong khu vực nghiên cứu.

Như vậy, có thể nói khi nghiên cứu cấu trúc rừng tại nơi có Du sam đá vôi phân bố nhóm nghiên cứu đã rút ra kết luận Du sam chỉ sinh sống được trên các đỉnh núi do khả năng cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng đối với các loài cây mọc nhanh ưa sáng phía chân và sườn núi kém. Tại đỉnh núi, do có điều kiện thời tiết và đặc điểm về thổ nhưỡng khó khăn hơn phía chân núi nhiều loài thực vật không tồn tại được thì Du sam đá vôi với khả năng chịu được điều kiện khí hậu và

đặc điểm thổ nhưỡng khắc nghiệt đã sinh trưởng tốt và có khả năng trở thành loài lập quần.

4.2.2.2. Đặc điểm khí hậu và đất đai tại khu vực có loài phân bố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái học loài du sam đá vôi (keteleeria davidiana (bertrand) beissn ) làm cơ sở đề xuất một số giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)