Giới thiệu chung về phần mềm GT-Power

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc tính cháy và phát thải của động cơ lưỡng nhiên liệu cồn diesel (Trang 51 - 53)

6. Các nội dung chính trong đề tài

2.5.1. Giới thiệu chung về phần mềm GT-Power

Phần mềm GT-Power nằm trong bộ phần mềm GT-Suite do hãng Gama Technologies của Mỹ xây dựng và phát triển. Hiện nay phần mềm GT-Power đã được thương mại hóa trên toàn cầu. Phần mềm này đang được các công ty lớn trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất động cơ, xe đua công thức 1, tàu thủy và các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học sử dụng. GT-Power là công cụ mô phỏng động cơ chuyên nghiệp, áp dụng cho các loại động cơ đốt trong 2 kỳ hoặc 4 kỳ, sử dụng cho phương tiện vận tải đường bộ, tàu thuyền, trạm phát

điện, xe thể thao… GT-Power cung cấp cho người sử dụng nhiều phần tử để mô hình hóa bất kỳ bộ phận nào của động cơ. Nó có khả năng liên kết (link) với các phần mềm khác để mô phỏng hiệu quả và chính xác hơn như phần mềm CFD Star-CD, Fulent, Simulink, … Nó được tích hợp các công cụ mạnh phục vụ thiết kế như DOE/optimization (thiết kế theo thực nghiệm/tối ưu hóa), mô hình sơ đồ mạng nơ rôn và điều khiển… GT-Power được xây dựng cho việc tính toán trạng thái ổn định và trạng thái chuyển tiếp. GT-Power có thể sử dụng như một công cụ riêng, cũng có thể được liên kết với bộ GT khác có trong phần mềm GT-Suite

Phần mềm GT-Power có cửa sổ giao diện dùng để xây dựng mô hình và tính toán như cửa sổ giao diện của các phần mềm hiện đại khác như: SolidWork, Inventor, AVL-BOOTS,… Các thanh công cụ File, Edit, View, Run, DOE, Assembly, Tools, Window và Help. Công dụng của các thanh công cụ được diễn giải cụ thể trong phần Help. Các biểu tượng chức năng được sắp xếp bên dưới của các thanh công cụ. Các phần tử có sẵn của chương trình được sắp xếp bên trái màn hình. Quá trình xây dựng mô hình được thực hiện bên phải màn hình. Các phần tử tham gia quá trình xây dựng mô hình được đưa từ bên trái mành hình (danh mục các phần tử) sang bên phải màn hình (trong vùng xây dựng mô hình) bằng lệnh coppy. Việc thay đổi kích thước, khoảng cách và hướng của các phần tử được thực hiện bởi các phím và biểu tượng chức năng khác nhau.

Sau khi thực hiện xong việc lựa chọn và định vị các phần tử trên vùng xây dựng mô hình, tiếp tục việc nối các phần tử với nhau thông qua các phần tử liên kết. Số lượng các phần tử được lựa chọn phù hợp với từng loại động cơ. Các phần tử được nhập dữ liệu ngay trên giao diện cửa sổ phụ. Định nghĩa các thuộc tính của các phần tử có trong thư viện GT-Suite.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc tính cháy và phát thải của động cơ lưỡng nhiên liệu cồn diesel (Trang 51 - 53)