Ảnh hưởng của lượng phun methanol, ethanol đến áp suất môi chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc tính cháy và phát thải của động cơ lưỡng nhiên liệu cồn diesel (Trang 70 - 74)

6. Các nội dung chính trong đề tài

3.3.1. Ảnh hưởng của lượng phun methanol, ethanol đến áp suất môi chất

Khi tiến hành phun methanol và ethanol vào đường nạp của động cơ để tạo nên chế độ vận hành lưỡng nhiên liệu diesel - methanol hay diesel - ethanol đều có chung ảnh hưởng đến diễn biến áp suất môi chất công tác như thể hiện trên hình 3.6 và hình 3.7. Trong đó, khi tăng lượng phun methanol hoặc ethanol đều dẫn tới áp suất môi chất có xu hướng giảm so với khi động cơ dùng diesel khoáng, sự sụt giảm áp suất nhiều nhất diễn ra lân cận điểm áp suất đạt giá trị cực đại, tại các giai đoạn khác của chu trình công tác sự giảm này là tương đối nhỏ.

Hình 3.6. Diễn biến áp suất môi chất công tác trong xi lanh của động cơ lưỡng nhiên liệu diesel - methanol

Trên hình 3.8 (a) là kết quả thể hiện áp suất cực đại của động cơ lưỡng nhiên liệu diesel - alcohol, khi càng tăng lượng phun methanol thì áp suất cực đại trong xi lanh càng giảm mạnh so với cùng lượng ethanol được dùng.

Bên cạnh đó, khi tăng lượng phun methanol hoặc ethanol thì tốc độ tăng áp suất trung bình đều có xu hướng giảm và thấp hơn so với khi động cơ sử dụng diesel như thể hiện trên hình 3.8. Điều này cho phép động cơ vận hành êm hơn; tuy nhiên, khi so sánh cùng lượng giữa methanol và ethanol thì tốc độ tăng áp suất trung bình của động cơ sử dụng methanol - diesel càng thấp khi tăng lượng phun vào đường nạp.

Hình 3.7. Diễn biến áp suất môi chất công tác trong xi lanh của động cơ lưỡng nhiên liệu diesel - ethanol

Hình 3.8. Áp suất cực đại (a) và tốc độ tăng áp suất trung bình của động cơ lưỡng nhiên liệu diesel - alcohol

3.3.2. Ảnh hưởng của lượng phun methanol, ethanol đến nhiệt độ môi chất

Ảnh hưởng của lượng phun methanol và ethanol đến nhiệt độ môi chất công tác được thể hiện trên các hình từ hình 3.9 đến hình 3.11. Thông qua các kết quả thể hiện trên đó, nhận thấy rằng nhiệt độ môi chất của động cơ lưỡng nhiên liệu có xu hướng giảm so với động cơ sử dụng nhiên liệu diesel khoáng và sự sụt giảm nhiệt độ môi chất càng rõ rệt khi tăng lượng phun methanol hoặc ethanol.

Khi so sánh ảnh hưởng của methanol và ethanol đến nhiệt độ cực đại của môi chất trong xi lanh (hình 3.11) nhận thấy rằng, khi lượng phun methanol càng lớn thì nhiệt độ của môi chất trong xilanh động cơ diesel - methanol thấp hơn so với khi sử dụng ethanol.

Hình 3.9. Diễn biến nhiệt độ môi chất công tác trong xi lanh động cơ lưỡng nhiên liệu diesel - methanol

Hình 3.10. Diễn biến nhiệt độ môi chất công tác trong xi lanh động cơ lưỡng nhiên liệu diesel - ethanol

Hình 3.11. Nhiệt độ cực đại môi chất công tác trong xi lanh động cơ lưỡng nhiên liệu diesel - alcohol

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc tính cháy và phát thải của động cơ lưỡng nhiên liệu cồn diesel (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)