Chỉ số độ đồng đều của loài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng loài thực vật rừng phục hồi sau nương rẫy với thời gian khác nhau tại huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa​ (Trang 97 - 99)

Chỉ số đa dạng quần xã, bất luận là diễn đạt bằng cách nào cũng đều là lấy độ phong phú loài của quần xã kết hợp với độ đồng đều để xác định (hay thống kê số lượng). Vì thế độ đồng đều là khái niệm rất quan trọng khi nghiên cứu tính

đa dạng quần xã. Độ đồng đều là chỉ mức độ bình quân về độ nhiều phân bố của từng loài trong quần xã. Có rất nhiều cách để xác định chỉ số đồng đều cho quần xã. Đề tài lựa chọn hai chỉ số Peilou và chỉ số Alatalo để tính độ đồng đều cho các giai đoạn phục hồi rừng thuộc khu vực nhiên cứu. Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 4.24

Bảng 4.24. Chỉ số độ đồng đều loài của một số giai đoạn phục hồi rừng theo công thức của Pielou:

Khu vực nghiên cứu Tiểu khu

Các giai đoạn phục hồi khác nhau 4- 7 năm 8-11 năm 12-15 năm

490 0,84 0,86 0,86

478 0,89 0,85 0,89

Bảng 4.25. Chỉ số độ đồng đều loài của giai đoạn phục hồi rừng khác nhau theo công thức của Alatalo

Khu vực nghiên cứu Tiểu khu

Các giai đoạn phục hồi khác nhau 4- 7 năm 8-11 năm 12-15 năm

490 0,0083 0,0075 0,0063 478 0,0058 0,0078 0,0063

Từ kết quả bảng 4.25 cho ta thấy về chỉ số độ đồng đều ở các giai đoạn phục hồi rừng khác nhau đạt ở mức độ thấp. Cũng từ bảng trên ta nhận thấy chỉ số về độ đồng đều giống như chỉ số về tính đa dạng loài của các giai đoạn có sự giống nhau là ở các giai đoạn phục hồi 12-15 năm (E=0,0063), có chỉ số lớn hơn ở các giai đoạn phục hồi rừng 8-11 năm ở Tiểu khu 490 và 8-11 năm ở Tiểu khu 478. Tuy nhiên sự chênh lệch về độ đồng đều được xác định theo 2 công thức trên ở các giai đoạn phục hồi tại hai Tiểu khu là không nhiều và ở mức độ thấp.

Nhận xét: Phân tích tính đa dạng loài cho các giai đoạn phục hồi rừng đại diện cho Tiểu khu nghiên cứu. Thông qua tính đa dạng và được tính toán cụ thể

thông qua các chỉ số về độ phong phú, chỉ số tính đa dạng và chỉ số độ đồng đều. Nhận thấy mức độ đa dạng loài thực vật của khu vực nghiên cứu là chưa cao. Điều đó chứng tỏ mức độ tác động của con người đến rừng là rất lớn.

Đề tài mới chỉ nghiên cứu ở Tiểu khu đại diện cho vùng, thông qua kết quả điều tra, phân tích và tính toán cho thấy số loài còn lại ở các giai đoạn phục hồi rừng thuộc khu vực nghiên cứu là rất ít. Do vậy cần phải có các biện pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý làm sao cho các loài, các QXTV rừng trong khu vực phải được bảo tồn và phát triển hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng loài thực vật rừng phục hồi sau nương rẫy với thời gian khác nhau tại huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa​ (Trang 97 - 99)