Điều Kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng loài thực vật rừng phục hồi sau nương rẫy với thời gian khác nhau tại huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa​ (Trang 52 - 57)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Điều Kiện kinh tế xã hội

3.2.1. Dân số và lao động

Tổng số dân số của xã 3834 Nam: 1872; Nữ: 1962

Trong đó: Theo thành phần dân tộc

Dân tộc Thái 3761 Dân tộc Mường 27 Dân tộc Kinh 46 Mật độ dân số 43 người/km2 Tỷ lệ tăng dân số 1,8% Tổng số hộ 678 Bình quân số người/hộ: 5,56 Dân tộc Thái 661 Dân tộc Mường 8 Dân tộc Kinh 9 Số hộ nông nghiệp 664 Số hộ phi nông nghiệp 14

* Thành phần dân tộc của các thôn trong xã: 1. Thôn Lửa: Tổng số 267 nhân khẩu, trong đó:

Dân tộc Thái 267 nhân khẩu chiếm 100%. 2. Thôn Mỏ: 278 nhân khẩu, trong đó:

Dân tộc Thái 278 nhân khẩu chiếm 100%. 3. Thôn Chiềng: Tổng số 473 nhân khẩu, trong đó:

Dân tộc Thái 406 nhân khẩu chiếm 92,9% Dân tộc Kinh 17 nhân khẩu chiếm 3,9%. Dân tộc Mường 14 nhân khẩu chiếm 3,2% 4. Thôn Na Nghịu: Tổng số 780 nhân khẩu, trong đó:

Dân tộc Thái 751 nhân khẩu chiếm 96,3%. Dân tộc Kinh 29 nhân khẩu chiếm 3,7%. 5. Thơn Mỵ: 1238 nhân khẩu, trong đó:

Dân tộc Thái 1238 nhân khẩu chiếm 100%. 6. Thơn Khong:834 nhân khẩu, trong đó:

Dân tộc Thái 821 nhân khẩu chiếm 98,4%. Dân tộc Mường 13 nhân khẩu chiếm 1,6%

3.2.2. Hạ tầng cơ sở và dịch vụ

3.2.2.1. Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi gồm 5 đập chính sau:

- Đập Na Ngoi: xây dựng năm 2004, cơng suất thiết kế 27,15ha. Vị trí đập tại thơn Na Nghịu, phục vụ nước tưới cho thôn Na Nghịu và thôn Chiềng, đập xây dựng bằng kè đá. Diện tích tưới 24,15ha đất ruộng nước.

- Đập Luốc Lừa: Xây dựng năm 2004, công suất thiết kế 16,25ha, vị trí đập tại thôn Chiềng. Đập xây dựng bằng đá, xi măng, hiện trạng đập bị rò rỉ xuống cấp, diện tích tưới 16,25ha.

- Đập Na Tên: Xây dựng năm 2005, cơng suất thiết kế 10,5ha, vị trí đập tại thơn Mỏ phục vụ nưới tưới cho thơn Mỏ. Đập được kè bằng đá, diện tích tưới 10,5ha.

- Đập Hón Căng: Xây dựng năm 2009, cơng suất thiết kế 27,3ha, vị trí đập tại thơ Mỵ, phục vụ nước tưới cho thôn Mỵ. Đập được kè bằng đá, diện tích tưới 27,3ha.

- Đập Phai Pủa: Xây dựng năm 1997, cơng suất thiết kế 30,0ha, vị trí đập tại thơn Khong phục vụ nước tưới cho thơn Khong, đập được kè bằng đá, diện tích nước tưới thực tế là 30,0ha cho cả 2 mùa.

Ngoài ra cịn có một số đập, bai nhỏ kè bằng đá tạm thời giữ nước tưới cho một số diện tích đất nơng nghiệp nhỏ và manh muốn ở địa bàn các thơn.

Nhìn chung các cơng trình thủy lợi của xã là tạm thời, mang tính mùa vụ, đã xuống cấp, công suất tưới tiêu giảm, không đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho nơng nghiệp. Do đó cần có sự hỗ trợ về vốn để xây dựng và nâng cấp hệ thống bai đập, mương máng, đưa nông nghiệp phát triển lên một bước mới.

3.2.2.2. Đường giao thông

- Đường liên xã: Tuyến đường 507 Thường Xuân đi Bát Mọt chạy qua trung tâm xã, qua địa bàn 4 thôn: Lửa, Chiềng, Na Nghịu, Mỵ với tổng chiều dài 14km. Đây là tuyến giao thơng chính của xã để giao lưu với trung tâm huyện và các xã lân cận. Hiện tại đang được dự án Quốc phòng đầu tư nâng cấp. Hàng ngày có khỗng 5-8 lượt xe ơ tơ, 150 lượt xe đạp xe máy qua lại.

- Đường vành đai phía Tây Thanh hóa đang được thi cơng trên địa bàn xã có chiều dài 12km chay xuyên vào rừng nối với các xã lân cận và các tỉnh khác.

- Đường liên thơn: Tồn xã có 20km đường liên thơn, phần lớn sử dụng nền đường lâm nghiệp cũ. Tình trạng mặt đường xấu, khơng có cầu cống qua suối, nhiều đoạn bị sạt lở nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ. Đặc biệt tuyến đường Lửa - Khong về mùa mưa nhiều đoạn phải bơi lội rất vất vả. Bình qn hàng ngày có khoảng 100 lượt xe máy, xe đạp qua lại.

Ngoài ra nhân dân trong vùng còn sử dụng đường dân sinh (đường đất hẹp), nhưng do địa hình phức tạp nên đi lại cũng rất khó khăn. Trong thời gian tới, cần nâng cấp một số tuyến giao thông nông thôn trong xã, xây dựng cầu cống, . .v.v. để tạo điều kiện cho nhân dân trong xã đi lại thuận tiện hơn.

3.2.2.3. Giáo dục

Theo kết quả điều tra, năm 2010 tồn xã có một trường trung học cơ sở ở trung tâm xã gồm 11 phòng học với tổng diện tích 400m2. Hai trường tiểu học với tổng diện tích 600m2, một trường ở trung tâm xã và một trường ở thơn Khong.

Năm 2010 tồn xã có 805 học sinh cấp tiểu học, 210 học sinh cấp trung học cơ sở, 229 học sinh mầm non, có 47 cán bộ và giáo viên phục vụ công tác giảng dạy. Nhìn chung cơ sở vật chất, hệ thống các trường học đã được bê tơng hóa, nhưng trang thiết bị phục vụ giảng dạy còn thiếu thốn.

3.2.2.4. Y tế

Tồn xã có 01 nhà trạm xá, nhà cấp IVA với qui mô 6 giường bệnh, cán bộ chuyên trách gồm 5 y sỹ, 2 y tá phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân trong xã. Đội ngũ thầy thuốc tận tình chăm lo sức khõe cho nhân dân. Cơng tác phịng bệnh đã triển khai kịp thời đến tận thôn bản, hướng dẫn vệ sinh làm sạch mơi trường. Do đó một số căn bệnh xã hội như sốt rét, dịch tả đã giảm đi rất nhiều, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống thấp so với những năm trước đây. Kết quả trong 3 năm qua 2008-2010 trạm y tế đã điều trị được 150 bệnh nhân nội trú và 50 bệnh nhân ngoại trú tại các thôn bản. Mặc dù vậy, trang thiết bị y tế khám chữa bệnh đang cịn thiếu, đội ngũ thầy thuốc có trình độ chun môn chưa cao nên kết quả khám chữa bệnh cịn thấp.

3.2.2.5. Điện

Tồn xã chưa có đường điện lưới quốc gia, nên chưa có điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Do đó hạn chế việc phát triển các ngành nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp. Việc kéo điện lưới quốc gia về đây là hết sức khó khăn và tốn

kém, vì vị trí địa lý và địa hình quá phức tạp. Hiện nay có khoảng 60-70% các hộ gia đình trong xã sử dụng điện thắp sáng từ thủy điện nhỏ chạy bằng nguồn nước từ các khe suối.

3.2.2.6. Khuyến nông, đào tạo thông tin

- Hoạt động khuyến nông: Năm 2010 dưới hoạt động của dự án sản xuất giống lúa, dự án trồng rừng 661 và dự án 147; chính quyền địa phương đã phối hợp với khuyến nơng huyện tổ chức một số lớp học ngắn ngày về kỹ thuật nông nghiệp, chuyển giao công nghệ khoa học mới trong sản xuất nơng nghiệp nói chung, trong sản xuất giống lúa nói riêng. Nhìn chung từ trước tới nay do ít được tiếp cận khoa học kỹ thuật nên việc áp dụng kỹ thuật mới vào thực tiễn sản xuất còn hạn chế, kỹ thuật canh tác, mùa vụ, chọn giống cây, con chủ yếu dựa vào truyền thống.

- Thông tin liên lạc: Trên địa àn xã có 1 điểm giao dịch bưu điện, việc giao dịch chủ yếu thơng qua báo chí, radio, thư từ. Mạng điện thoại cố định và di động chưa phủ sóng trên địa bàn. Chính vì vậy tình hình thơng tin từ các cấp huyện, tỉnh đến cơ sở là chậm trễ và hạn chế.

Do vị trí địa lý ở xa trung tâm huyện, là xã nghèo đời sống kinh tế nhân dân cịn nhiều khó khăn, trình độ văn hóa thấp, trình độ dân trí chưa cao, tỷ lệ người dân biết đọc, biết viết chiếm khoảng 60%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng loài thực vật rừng phục hồi sau nương rẫy với thời gian khác nhau tại huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa​ (Trang 52 - 57)