Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che tầng cây gỗ của các giai đoạn phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng loài thực vật rừng phục hồi sau nương rẫy với thời gian khác nhau tại huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa​ (Trang 66 - 68)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao QXTVR có thời gian phục hồi khác nhau

4.1.2. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che tầng cây gỗ của các giai đoạn phục

rừng khác nhau

Tầng thứ là là chỉ tiêu cấu trúc phản ánh hình thái theo mặt phẳng đứng của lâm phần, là kết quả cạnh tranh sinh tồn giữa các loài cây trong quần xã với nhau và với hồn cảnh xung quanh trong qúa trình sinh trưởng và phát triển. Với rừng tự nhiên cấu trúc tầng thứ phản ánh bản chất sinh thái nội bộ hệ sinh thái rừng và mô phỏng các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau, giữa các loài cây khác nhau. Việc nghiên cứu cấu trúc tầng thứ rất có ý nghĩa trong thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng rừng, phù hợp với mục đích kinh doanh. Để nghiên cứu cấu trúc tầng thứ lâm phần, tôi vẽ trắc đồ mặt cắt đứng theo phương pháp của David và Richards (1935-1936) trên các dải rừng có diện tích 500m2.

4.1.2.1. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che ở Tiểu khu 478

a. Giai đoạn 4-7 năm

Rừng đang phục hồi ở giai đoạn đầu nờn cấu trúc tầng cũng khá đơn giản gồm chủ yếu là những loài cây ưa sánng mọc nhanh, một tầng, những loài cây cao hầu như chưa có sự phân tầng, chiều cao biến động từ 3,4 đến 14m. Tuy nhiên tán rừng chính do các lồi như: Trẩu, Ràng ràng mít, Sui, cao trung bình 6,4m tạo thành, ngồi ra cịn có các lồi khác như: Lịng màn, Bời lời nhớt, Bưởi bung keo giậu, ...

Một số lồi rụng lá về m đơng như Ba soi, Lá nến, Trẩu và có những lỗ trống nên làm cho độ tàn che của rừng thấp chỉ đạt 0,43; cây bụi, thảm tươi phát triển mạnh.

Tầng cây bụi thảm tươi xuất hiện các lồi như: Dương xỉ, Vú bị, Chó đẻ, Đắng cẩy, Cỏ lau, Cỏ tranh, Cỏ tre, Ngân Ngấn,... có chiều cao trung bình 0,66(m). Độ che phủ trung bình là :0,63

b. Giai đoạn 8-11 năm

Ở thời gian này, các cây gỗ đó có sự phân chia tầng tán khá rõ rệt. Tầng vượt tán A1 bao gồm những cây có chiều cao trên 14(m), nhưng số lượng cây không nhiều chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong ô tiêu chuẩn, tầng này gồm chủ yếu là Trẩu 3 hạt, Màng tang, Bồ đề, Dung giầy, đây là lồi cây tiên phong ưa sáng, có đời sống ngắn, là cây tiên phong phục hồi rừng.

Tầng rừng chính A2 bao gồm những lồi cây có chiều cao từ 1012m như,... chiếm phần lớn số cây trong ô, độ tàn che chủ yếu do tầng này tạo ra.

Tầng dưới tán A3 gồm các lồi như: Re, Sau sau,... có chiều cao từ 6,58m. Độ tàn che chung của giai đoạn này đạt 0,57 chủ yếu do tầng A2 và A3 tạo nên.

Tầng cây bụi, thảm tươi vẫn tương đối phát triển tuy nhiên kém hơn so với giai đoạn đầu, chiều cao trung bình 0,54 (m).

c. Giai đoạn 12-15 năm

Các cây gỗ có sự phân tầng rõ rệt, gồm tầng rừng chính A2 và tầng dưới tán A3. Giai đoạn này cấu trúc tầng tương đối ổn định hơn. Tán rừng chính được hình

thành do các lồi như: Bồ đề, Lá nến, Kháo,... có chiều cao biến động từ 12-16m. Tầng dưới tán gồm các lồi Sảng, Thẩu tấu, Thừng mực... có chiều cao trung bình từ 8-10m.

Độ tàn che chung của rừng đạt 0,57 chủ yếu là do tầng A2 tạo nên. Tầng cây bụi, thảm tươi vẫn sinh trưởng phát triển tốt, tuy nhiên do giai đoạn này độ tàn che của rừng tăng lên do đó số lượng cây bụi, thảm tươi đó giảm hơn.

4.1.2.2. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che ở Tiểu khu 490

Giai đoạn đầu của q trình phục hồi chủ yếu là rừng có cấu trúc một tầng với những loài cây ưa sáng mọc nhanh như Trẩu, Ràng ràng xanh, Màng tang, Thành ngạnh, Thẩu tấu,... Chiều cao biến động từ 3,3-14,5m. Độ tàn che giai đoạn này thấp thường nhỏ hơn 0,3.

Các giai đoạn sau rừng đã có sự phân tầng rõ rệt hơn, tuy nhiên những cây gỗ ở tầng vượt tán vẫn chủ yếu là Bồ đề, có chiều cao từ 15 - 18m, điều đó chứng tỏ đây là một loài cây ưa sáng mọc nhanh, nhưng thường rụng lá về mùa đơng nên tác dụng phịng hộ thấp, những cây gỗ ở tầng rừng chính gồm những loài cây như, Ràng ràng mít, Máu chó, Trám trắng, Xoan đào... có chiều cao từ 10-14m, còn những cây ở tầng dưới tán bao gồm Lim xẹt, Ba soi, Bồ đề, Thành ngạnh,... có chiều cao từ 6 - 8m.

Nhìn chung độ tàn che ở các giai đoạn rừng phục hồi là thấp, chỉ biến động từ 0,4 – 0,5; bởi vì ở đây chủ yếu là rừng non tái sinh đang được phục hồi, tầng cây bụi, thảm tươi phát triển rất mạnh. Do đó, nếu có các biện pháp bảo vệ thích hợp thì những khu rừng phục hồi này sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, độ che phủ của rừng sẽ được tăng lên theo thời gian phục hồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng loài thực vật rừng phục hồi sau nương rẫy với thời gian khác nhau tại huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa​ (Trang 66 - 68)