ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI TỈNH HÒA BÌNH 3.1 Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống cây xạ đen (ehretia asperula zoll mor ) bằng phương pháp giâm hom và gieo hạt tại tỉnh hòa bình​ (Trang 26 - 28)

3.1. Điều kiện tự nhiên

Hoà Bình là tỉnh miền núi trên tọa độ 20039’ đến 21008’ vĩ độ bắc, 104048’ đến 104051’ kinh độ đông, nằm trong vùng kinh tế Tây Bắc, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng, có nhiều tuyến đường bộ, đường thuỷ nối liền với các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, là cửa ngõ của vùng núi Tây Bắc, cách thủ đô Hà nội 76 km về phía Tây Nam. Phía Bắc Hoà Bình giáp Phú Thọ và Hà Tây, phía Nam giáp Ninh Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp Hà Tây và Hà Nam, phía Tây giáp Sơn La.

Hoà Bình có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, thấp dần từ Bắc xuống Nam và Tây sang Đông . Quá trình vận động kiến tạo của địa chất qua nhiều thế kỷ đã tạo nên các vùng địa hình, địa mạo khác nhau trên địa bàn tỉnh.

Địa hình tỉnh Hòa Bình được chia làm 3 khu vực rõ rệt:

+ Dạng địa hình núi cao phân bố ở Tây Bắc, độ cao trung bình so với mặt nước biển 600 – 700m; có một số đỉnh núi cao trên 1000m, trong đó đỉnh cao nhất là Phu Canh, Phu Túc (huyện Đà Bắc) cao 1373m, tiếp đến là đỉnh núi Dục Nhan (huyện Đà Bắc) cao 1320m, đỉnh núi Psi Lung (huyện Mai Châu) cao 1287m.

+ Dạng địa hình núi thấp, chia cắt phức tạp do đứt, gãy, lún sụt của nếp võng sông Hồng ở khu vực trung tâm, độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 250 – 300m, trong đó Tân Lạc là 318m, Lạc Sơn, Kỳ Sơn 300m, Kim Bôi 310m, Lương Sơn 251m.

+ Dạng địa hình đồi gò xen các cánh đồng, phân bố ở khu vực Đông Nam của tinh, độ cao trung bình so với mặt nước biển 40 – 100m, trong đó huyện Yên Thủy là 42m, huyện Lạc Thủy 51m.

Do nằm ở chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậu tỉnh Hoà Bình mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa nóng (mưa nhiều) từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 10 và mùa lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Song do sự chi phối của địa hình, địa mạo, nên khí hậu của Hòa Bình có sự khác nhau giữa các khu vực; ở khu vực núi cao huyện Mai Châu, Tân Lạc, Đà Bắc có khí hậu đặc trưng vùng á nhiệt đới. Nhiệt độ thường mát mẻ quanh năm (bình quân 18 – 190C). Ở thung lũng Mai Châu thường có những đợt gió tây khô nóng, gió nóng thổi theo mùa vào tháng 5 và tháng 6 hàng năm. Ở khu vực xunh quanh hồ thủy điện Hòa Bình khí hậu tương đối mát mẻ, mưa nhiều.; ở khu vực đồi thấp phía Nam có khí hậ đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân 22 – 300C.

Tuy có sự khác nhau về khí hậu giữa các khu vực, song nhìn chung khí hậu Hòa Bình có nền nhiệt cao, lượng mưa tương đối lớn và tập trung các tháng mùa mưa. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 230C. Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình 27 – 290C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 – 16,50C. Bình quân trong 10 năm (2000 – 2009) nhiệt độ trung bình năm 23,90C, tổng bức xạ trên 100kclo/cm2/năm, số giờ nắng đạt 1.591 h/năm, tổng nhiệt lượng cả năm đạt khoảng 8.4000C. Lượng mưa bình quân đạt gần 2000mm/năm, trong đó lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 85 – 90% lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi bình quân năm khoảng 859mm/năm, có 5 tháng (tháng 11- tháng 3) lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa.

Do cấu trúc địa hình và khí hậu tỉnh Hòa Bình đa dạng nên tạo nên sự đa dạng về tài nguyên sinh vật nói chung, trong đó thực vật rừng nói chung. Tổng số loài thực vật hiện có lên đến 877 loài, thuộc 498 chi của 153 họ, 6 ngành thực vật. Trong đó có khá nhiều loài nằm trong danh mục Sách Đỏ Việt

Nam và Danh lục đỏ thế giới IUCN. Điển hình là các loài loài cây lá kim quí hiếm như Thông Pà Cò, Thông đỏ, Pơ mu, Dẻ tùng, Thông tre và các loài cây gỗ có giá trị như Trai lý, Nghiến, Kim Giao.v.v.

Đặc biệt tỉnh Hòa Bình rất đa dạng về thực vật làm thuốc. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận được 359 loài cây thuốc mọc tự nhiên, thuộc 290 chi và 126 họ thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, phát hiện 20 loài thuộc Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, như Ba gạch vòng hải nam, Cỏ nhung, Đảng sâm, Hoàng tinh cách .v.v.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống cây xạ đen (ehretia asperula zoll mor ) bằng phương pháp giâm hom và gieo hạt tại tỉnh hòa bình​ (Trang 26 - 28)