Kết quả điều tra đặc điển phân bố cây Xạ đen tại khu vực điều tra tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống cây xạ đen (ehretia asperula zoll mor ) bằng phương pháp giâm hom và gieo hạt tại tỉnh hòa bình​ (Trang 30 - 34)

khu vực điều tra tỉnh Hòa Bình

4.1.1. Kết quả điều tra đặc điển phân bố cây Xạ đen tại khu vực điều tra tỉnh Hòa Bình tra tỉnh Hòa Bình

Chúng tôi tiến hành điều tra theo các điểm có cây Xạ đen mà người dân dẫn đường chỉ dẫn, phát hiện tại các xã Ngọc Sơn, Tự Do huyện Lạc Sơn; Nam Sơn, Quyết Chiến huyện Tân Lạc; Thung Nai, Bình Thanh huyện Cao Phong, xã Hiền Lương huyện Đà Bắc, xã Tú Sơn huyện Kim Bôi.

Từ kết quả bảng 4.1:

- Khu vực điều tra ngoài tự nhiên tại các xã Ngọc Sơn, Tự Do huyện Lạc Sơn; xã Nam Sơn, Quyết Chiến huyện Tân Lạc ở độ cao 500 – 800m, khu vực này bao phủ bởi rừng thứ sinh thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi trung bình, với đặc trưng kiệt nước trên đá vôi. Thảm thực vật gồm các loài Nghiến – Excentrodendron tonkinense (Tiliaceae), Trai – Garcinia sp. (Clusiaceae), Ô rô – Acanthus sp. (Acanthaceae), v.v. Tuy nhiên do khai thác bừa bãi hiện khu vực này chỉ còn những cây gỗ nhỏ và cong queo.

Bảng 4.1: Kết quả phân bố cây Xạ đen tại khu vực điều tra Tên xã Số điểm điều tra Số điểm gặp Xạ đen Tỷ lệ % gặp Xạ đen Số cá thể bắt gặp % số thể Độ cao (m)

Loài cây khu vực gặp Xạ đen

Tự Do – Lạc Sơn

3 3 23,1 5 26,3 700 Nghiến , Trai, Táu,

Ô rô, Nhãn rừng, Kim giao

Ngọc Sơn – Lạc Sơn

2 2 15,4 4 21,1 600 Nghiến , Trai, Táu,

Ô rô, Nhãn rừng, Kim giao.

Thung Nai – Cao Phong

2 1 7,7 2 10,5 300 Nghiến , Trai, Táu,

Ô rô, Bông bét Bình Thanh

- Cao Phong

1 1 7,7 1 5,3 250 Nghiến , Trai, Táu,

Ô rô, Bông bét Tú Sơn –

Kim Bôi

1 1 7,7 1 5,3 300 Nghiến , Trai, Táu,

Ô rô, Nhãn Nam Sơn –

Tân Lạc

3 2 15,4 3 15,8 700 Nghiến , Trai, Táu,

Ô rô, Kim giao Quyết Chiến

– Tân Lạc

1 1 7,7 2 10,5 600 Nghiến , Trai, Táu,

Ô rô, Kim giao Hiến lương

– Đà Bắc

1 1 7,7 1 5,3 400 Nghiến , Trai, Táu,

Ô rô, Chò chỉ

Tổng 13 12 92,3 19 100

- Khu vực điều tra tại các xã Thung Nai, Bình Thanh huyện Cao Phong, xã Hiền Lương huyện Đà Bắc, xã Tú Sơn huyện Kim Bôi có độ cao dưới 500m, là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp loài cây cơ bản là Nghiến Excentrodendron tonkinense (Tiliaceae), Trai Garcinia sp. (Clusiaceae), Ô rô

dây leo tỏ ra rất nổi trội, tỷ lệ của những cây gỗ nhỏ cao hơn trong khi đó những cây gỗ lớn không nhiều. Do bị khai thác quá mức, nhiều khoảng trống lộ ra nên các loài mọc nhanh chiếm ưu thế, điển hình là các loài thuộc họ Thầu dầu (Euhporbiaceae) như Bụp bạc – Mallotus sp., Lòng mang –

Pterospermum sp., Sảng – Sterculia sp. (Sterculiaceae), .v.v. Các điểm điều tra điều gặp cây Xạ đen do được người dân dẫn đường, tuy nhiên số cá thể bắt gặp trên 1 điểm là rất ít. Xã Tự Do số cá thể bắt gặp là cao nhất trong các xã điều tra là 4 – 5 cá thể chiếm 26,3%. Xã bắt gặp ít nhất là Bình Thanh, Tú Sơn và Hiền Lương cá thể bắt gặp chỉ là 1, Xạ đen xuất hiện nhiều ở độ cao từ 500m - 600m trên đất núi đá vôi.

Trong quá trình điều tra thu thập mẫu cây Xạ đen chúng tôi còn bắt gặp cây có trong vườn nhà của một số hộ gia đình nông dân ở vùng núi cao. Chúng tôi còn được thấy chúng có ở các gia đình vùng thấp do được trồng từ giống trong tự nhiên. Cây sinh trưởng khá tốt, tán lá sum xuê, nhưng chúng thường ở dạng bụi nhỏ, thấp 3- 4 m.

Xạ đen phân bố khá rộng, từ vùng thấp 150m đến vùng núi cao 800m, trên đất thịt nhẹ núi đá vôi đến đên Ferarit đỏ vàng tại các hộ trồng ở vùng thấp, đây là cơ sở quan trọng để nhân giống, trồng phát triển bền vững nguồn cây Xạ đen cho ngành dược liệu.

Hiện tại tỉnh Hòa Bình cây Xạ đen còn có tại các huyện: Cao Phong, Lạc Sơn, Kim Bôi, Đà bắc, Tân Lạc. Tuy nhiên ngoài tự nhiên số lượng còn rất ít, phân bố nơi vùng sâu vùng xa. Theo người dân địa phương trước đây Xạ đen cũng có nhiều, bụi to; có bụi khai thác được gần 1 tấn thân cây tươi. Hiện nay hiếm gặp là do người dân trang nhau khai thác tận thu, lấy cả thân, rễ, lá nên nguy cơ đe dọa tuyệt chủng ngoài tự nhiên là hoàn toàn có thể xẩy ra.

Hình 4.1: quả xanh Hình 4.2: Hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống cây xạ đen (ehretia asperula zoll mor ) bằng phương pháp giâm hom và gieo hạt tại tỉnh hòa bình​ (Trang 30 - 34)