Giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tào bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 71 - 168)

- Thực hiện nghiêm và hiệu quả các quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước.

- Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các ngành và địa phương để thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác quản lý, về bảo vệ và phát triển rừng. Nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống cháy, chữa cháy và sạt lở đất rừng để hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng.

- Tăng cường thêm nhân lực cho lực lượng kiểm lâm, cán bộ quản lý bảo vệ rừng cấp thôn bản Các trạm kiểm lâm cần đôn đốc, phối hợp với người dân trong xã, thường xuyên đi tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng. Lập thêm các biển báo bảo vệ rừng tại nơi có nhiều người dân sinh sống và đi qua.

- Chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Quỳ Hợp cần có trách nhiệm trong công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật. Nghiêm cấm các hành vi khai thác, buôn bán các loài thực vật quý hiếm, cây lấy gỗ, những loài có giá trị làm thuốc, cây cảnh, họ đơn loài… Nghiêm cấm những hoạt động tiêu cực ảnh hưởng đến sinh cảnh sống của thực vật. Thường xuyên điều tra giám sát, nắm chắc các biến động của rừng.

- Mở các lớp tập huấn, nâng cao nghiệp vụ về quản lý thực vật, kiến thức về phân loại thực vật cho các cán bộ Kiểm lâm tại địa phương. Bổ sung danh mục cây có giá trị sử dụng như những loài quý hiếm, loài làm thuốc, cây lấy gỗ, các họ đơn loài, cây làm cảnh… để thuận lợi cho việc bảo tồn và phát triển.

KẾT LUẬN

Kết luận

- Hệ thực vật tại khu rừng phòng hộ Quỳ Hợp kết quả bước đầu đã phát hiện 275 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 200 chi, 89 họ trong 3 ngành (ngành Dương xỉ - Polypodiophyta, ngành Thông - Pinophyta và ngành Ngọc lan - Magnoliophyta). Trong đó, ngành Ngọc lan là đa dạng nhất với tổng số là 269 loài, 194 chi, 83 họ; ngành Dương xỉ và ngành Thông có số lượng ít hơn với mỗi ngành có 03 loài, 03 chi, 03 họ.

- Tổng số loài của 10 họ thực vật đa dạng loài nhất là 124 loài chiếm 44.9% so với tổng số loài của khu vực nghiên cứu, chứng tỏ khu vực rừng phòng hộ Quỳ Hợp có sự đa dạng về họ thực vật. Trong đó họ có nhiều chi và nhiều loài nhất là họ Đậu - Fabaceae có 25 loài, họ Thầu dầu - Euphorbiaceae có 24 loài; họ Long não - Lauraceae có 19 loài; họ Dâu tằm - Moraceae có 13 loài… Đây hầu như là những họ có nhiều loài, đặc trưng cho khu vực nhiệt đới Châu Á. Chi có số loài nhiều nhất tại khu vực nghiên cứu là chi Sung (Ficus) với 09 loài; chi Bời lời (Litsea) có 8 loài; chi Phân mã (Archidendron), chi Sồi (Lithocarpus), chi Rè vàng (Machilus) và chi Ngọc nữ (Clerodendrum) đều có cùng số lượng là 4 loài.

- Qua điều tra hệ thực vật tại khu rừng phòng hộ Quỳ Hợp, đã thống kê được 44 họ đơn loài có giá trị bảo tồn cao. Có 12 loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007), 03 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Có tới 505 lượt cây có công dụng khác nhau trong đó nhóm cây làm thuốc chiếm tỷ nhất với lệ cao 194 loài chiếm 70,5% tổng số loài của khu vực nghiên cứu.

- Thành phần loài, chỉ số chi, họ của hệ thực vật khu vực nghiên cứu khá đa dạng và tương đồng với một số khu vực của Việt Nam.

- Sự đa dạng về yếu tố địa lý của hệ thực vật khu vực nghiên cứu cho thấy nhóm yếu tố địa lý nhiệt đới châu Á chiếm ưu thế với 65,5% với 180 loài. Nhóm yếu tố liên nhiệt đới với 23 loài, chiếm 17,1%. Nhóm yếu tố cổ nhiệt đới và yếu tố ôn đới Bắc có cùng 13 loài, mỗi yếu tố chiếm 4,7%. Nhóm yếu tố đặc hữu Việt nam có 11 loài, chiếm 4,0%. Nhóm nhập trồng với 10 loài, chiếm 3,6%.

- Phổ dạng sống của hệ thực vật tại khu rừng phòng hộ huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An như sau:

SB = 86,5Ph + 5,5Ch + 4,0T + 2,2Cr + 1,8Hm

- Phổ dạng sống của nhóm cây có chồi trên đất:

SB = 28,4Mi + 22,5Me + 19,6Na + 9,8Mg + 6,2Lp

- Các tác động đến hệ thực vật như tình trạng khai thác, mua bán trái phép các loài thực vật, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và cháy rừng; sức ép dân số, nhận thức của người dân và cộng đồng, tỷ lệ đói nghèo cao.

Luận văn đã đề xuất đề xuất 8 giải pháp kỹ thuật, 4 giải pháp về tuyên truyền, 5 giải pháp về kinh tế, 5 giải pháp về quản lý bảo vệ, trong đó giải pháp quản lý bảo vệ tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vận động người dân nhằm mục đích hạn chế tối đa các hoạt động làm suy giảm tài nguyên thực vật như khai thác quá mức các loài thực vật, đặc biệt là các loài quý hiếm làm thuốc, lấy gỗ hay một số loài có giá trị sử dụng khác là quan trọng nhất.

Tồn tại

- Do hạn chế về thời gian, địa hình phức tạp và nhiều khu vực (05 khu vực) nên đề tài chỉ mới điều tra được ở một số tuyến đại diện, chưa điều tra hết khu vực nên còn nhiều loài chưa điều tra được.

- Quá trình giám định tên khoa học chỉ dựa vào nhận diện các mẫu lá, hoa, quả nên gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.

Kiến nghị

Hệ thực vật khu rừng phòng hộ Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An cần nhiều công trình nghiên cứu tỉ mỉ, đầy đủ hơn nữa để bổ sung thêm thành phần loài chưa được phát hiện, để từ đó có thể nhân giống các loài có ích.

Việc thu mẫu, chụp ảnh cần được chú trọng hơn để thuận lợi cho quá trình giám định mẫu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1.Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của UBND huyện Quỳ Hợp. 2. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật

hạt kín ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3.Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) & cs (2001, 2003, 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 1-2- 3, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4.Đỗ Huy Bích và một số đồng tác giả khác (2004 và 2013), Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nxb KH&KT, Hà Nội, T. I & T. II (2004), T. III (2013).

5.Bộ Khoa học Công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam, Phần II - Thực vật, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

6.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7.Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học, Hà Nội.

8.Lê Trần Chấn, Trần Tý, Nguyễn Hữu Tứ, Huỳnh Nhung, Đào Thị Phượng, Trần Thúy Vân (1999), “Một sô đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam”, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

9.Võ Văn Chi (2011, 2012), Từ Điển Cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Tp. Hồ Chí Minh.

10.Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

12. Ngô Tiến Dũng, Nguyễn Nghĩa Thìn, Vũ Anh Tài, Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Thị Kim Thanh (2005), “Đa dạng nguồn tài nguyên, nguy cơ đe dọa và biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật vườn quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắc Lắc”, Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, tr 96-100.

13. Đỗ Ngọc Đài, Phan thị Thúy Hà (2008), “Đánh giá tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch vùng đệm VQG Vũ Quang, Hà Tĩnh”, Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, tr 105-108.

14.Lương Duy Hải (2018), Nghiên cứu đặc điểm của hệ thực vật xã Pá Khoang, Huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Khóa luận tốt nghiệp, trường ĐHLN. 15.Đinh Thị Hoa, Hoàng Văn Sâm, Nguyễn Hùng Chiến (2016), Đa dạng thực

vật quý hiếm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2: 124-130.

16.Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2003), Cây cỏ Việt Nam, quyển 1 - 3, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

17.Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2000), Cây cỏ Việt Nam Quyển 1-3, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

18. Lê Vũ Khôi và Nguyễn Nghĩa Thìn (2001), Địa lý sinh vật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

19.Lê Vũ Khôi và Nguyễn Nghĩa Thìn (2001), Địa lý sinh vật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

20.Phan Kế Lộc và TS. Đặng Thị Sy (2001), Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập I, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

21.Hà Thị Sim (2016), Nghiên cứu đặc điểm của hệ thực vật núi đá vôi tại xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Khóa luận tốt nghiệp, trường ĐHLN.

22.Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

23.Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), “Hệ thực vật và đa dạng loài”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

24.Nguyễn Quốc Trị (2006), “Những nghiên cứu mới về hệ thực vật của VQG Hoàng Liên”, Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, tr 90-92.

25.Thái Văn Trừng (1978), “Thảm thực vật rừng Việt Nam, in lần thứ 2, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

26.Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (1996 - 2007), Thực vật chí Việt Nam, tập 1-11, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

Tiếng anh

27.Aliochin V. N. (1961), Geography of Plants, Moskow.

28.Chen Feng-hwai & Wu Te-lin (1987-2006), Flora of Guangdong, vol. 1- 7, Guangdong Science and Technology Press.

29.Dunn S. T. & Tutcher W. J (1912), “Flora of Kwangtung and Hong Kong (China) ”, Kew Bulletin of Miscellaneous Information, Additional Series, 10, 1 370, HMSO, London.

30.Hu Shiu-yin (2008), Flora of Hong Kong, Hong Kong herbarium Agriculture, Fisheries and convervation Department.

31.Pócs Tamás (1965), Analyse aire-geographique et escologique dela flore du Viet nam Nord, Acta Acad, Aqrieus, Hungari, N.c.3/1965, pp. 395-495. 32.Raunkiaer C (1934), Plant life from, Claredon, Oxford, pp. 104.

33.Takhtajan A. L. (1978), The floristic regions of the world Leningrad “Nauka”, Leningrad Branch.

34.Tolmatrov A. I. (1962), Basic theories on areal, Leningrad.

35.Tomachev A. N. (1974), Introduction of phytogeography-L. G. U., Leningrad.

Ghi chú phần phục lục 01

1. Phổ các yếu tố địa lý

1. Yếu tố toàn cầu.

2.1. Nhiệt đới châu Á, châu Úc và châu Mỹ. 2.2. Nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ.

2.3. Nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu Mỹ và các đảo Thái Bình Dương. 3.1. Nhiệt đới châu Á và châu Úc.

3.2. Nhiệt đới châu Á và châu Phi. 4.1. Yếu tố Đông Dương - Malêzi. 4.2. Yếu tố Đông Dương - Ấn Độ. 4.3. Yếu tố Đông Dương - Hymalaya.

4.4. Yếu tố Đông Dương - Nam Trung Quốc. 4.5. Yếu tố Đông Dương.

5.3. Yếu tố ôn đới Địa trung Hải - châu Âu - châu Á. 5.4. Yếu tố Đông Á.

6. Đặc hữu Việt Nam.

7.1. Nhập trồng có nguồn gốc châu Mỹ. 7.2. Nhập trồng có nguồn gốc châu Phi. 7.3. Nhập trồng có nguồn gốc châu Úc.

2. Phân loại dạng sống

- Nhóm cây chồi trên (Phanerophytes): Ph. + Megaphanerophytes - Cây chồi trên lớn: Mg. + Mesophanerophytes - Cây chồi trên vừa: Me. + Microphanerophytes - Cây chồi trên nhỏ: Mi. + Nanophanerophytes - Cây chồi trên lùn: Na.

- Cây mọng nước sống lâu năm: Sp.

- Nhóm cây chồi sát đất (Chamaephytes): Ch. - Nhóm cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes): Hm. - Nhóm cây chồi ẩn (Cryptophytes): Cr.

- Nhóm cây chồi một năm (Therophytes): T.

3. Phân chia nhóm công dụng

- Cây lấy gỗ (A).

- Cây trồng rừng và phụ trợ trong nông lâm nghiệp (B). - Các loài tre trúc (C).

- Cây có hoa, làm cảnh và bóng mát (D). - Cây song mây (E).

- Cây có dầu béo (F).

- Cây dùng làm thức ăn cho người và gia súc (G). - Cây cho tannin và chất tạo màu (H).

- Cây làm thuốc (I). - Cây cho tinh dầu (K).

4. Mức độ quý hiếm về các loài Nguy cấp quý hiếm

Tình trạng: - EN: Nguy cấp;

- VU: Gần nguy cấp;

- IA: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; - IIA: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Phụ lục 01. Danh lục thực vật khu vực rừng phòng hộ Quỳ Hợp, Nghệ An

TT Tên loài

Việt Nam Tên loài Khoa học

Dạng sống Công dụng Yếu tố địa Mức nguy cấp Số hiệu mẫu Ảnh A Ngành Dƣơng xỉ Polypodiophyta 1 Họ Ráng đàn tiết Dennstaedtiaceae 1 Ráng vi lân Microlepia trapeziformis (Roxb.) Kuhn Hm I 2.1 20181007020 PL001 2 Họ Guột Gleicheniaceae

2 Guột Dicranopteris linearis

(Burm. f.) Underw. Hm I, N 2.2 20181008011 PL002

3 Họ Ráng

gỗ nhỏ Woodsiaceae

3 Rau dớn Diplazium esculentum

(Retz.) Sw. Hm I,G 2.3 20181016028 PL003 B Ngành Thông Pinophyta 4 Họ Tuế Cycadaceae 4 Tuế lá dài Cycas dolichophylla K.D.Hill, H.T.Nguyen & P.K.Lôc Na D,G,I 6 IIA 20181016070 PL004 5 Họ Dây gắm Gnetaceae 5 Dây gắm núi Gnetum montanum Margf. Lp I 2.1 20181007057 PL005 6 Họ Kim giao Podocarpaceae

TT Tên loài

Việt Nam Tên loài Khoa học

Dạng sống Công dụng Yếu tố địa Mức nguy cấp Số hiệu mẫu Ảnh 6 Kim giao đế mập Nageia wallichiana

(C. Presl) Kuntze Me A,D,I 5.4 20180823015 PL006

C Ngành Ngọc lan Magnoliophyta I Lớp Ngọc lan Magnoliopsida 7 Họ Ô rô Acanthaceae 7 Cát đằng cánh Thunbergia alata

Bojer ex Sims Lp D,I 3.2 20181014044 PL007

8 Họ Thích Aceraceae

8 Thích láng Acer laevigatum Wall. Me A 4.1 20181016020 PL008

9 Thích lá re Acer laurinum Hassk. Mg A 4.4 20181014010 PL009

9 Họ Dương

đào Actinidiaceae

10 Nóng sổ Saurauia tristyla DC. Na G,I 4.1 20181016011 PL010

10 Họ Thôi ba Alangiaceae

11 Thôi ba Alangium chinense

(Lour.) Harms Mi I 4.1 20181014002 PL011 12 Thôi chanh Alangium kurzii Craib Mi I 4.4 20180822019 PL012

11 Họ Rau dền Amaranthaceae

13 Dền gai Amaranthus spinosus L. T G,I 4.1 20181007025 PL013

12 Họ Xoài Anacardiaceae

14 Giâu gia xoan

Allospondias lakonensis

(Pierre) Stapf Me A,G 4.4 20181006051 PL014

15 Sấu Dracontomelon

duperreanum Pierre Mg

A,D,G,

I 4.4 20181006002 PL015

16 Xoài Mangifera indica L. Mg A,D,G,

TT Tên loài

Việt Nam Tên loài Khoa học

Dạng sống Công dụng Yếu tố địa Mức nguy cấp Số hiệu mẫu Ảnh

17 Cà muối Rhus chinensis Muell. Na G,I 5.4 20180822014 PL017

13 Họ Na Annonaceae

18 Thau lĩnh vảy

Alphonsea squamosa

Fin. & Gagnep. Mi 6 20180824010 PL018

19 Thau lĩnh Alphonsea tonkinensis

DC. Mi 4.5 20180824008 PL019

20 Na Annona squamosa L. Mi G,I 7.1 20181006032 PL020

21 Ngọc lan tây

Cananga odorata (Lamk.)

Hook.f. & Thoms. Me

A,D,I, K 2.3 20181006033 PL021 22 Hoa dẻ thơm Desmos chinensis Lour. Na I 2.2 20181007022 PL022 14 Họ Hoa tán Apiaceae

23 Mùi tàu Eryngium foetidum L. Ch G,I 2.3 20181008003 PL023

24 Rau má mỡ

Hydrocotyle

sibthorpioides Lamk. Hm G,I 2.3 20181008005 PL024

15 Họ Trúc đào Apocynaceae 25 Dây dịn Aganonerion polymorphum Pierre ex Spire Lp G,I 4.5 20181007055 PL025 26 Sữa lá cồng Alstonia calophylla Miq. Me A 4.2 20180821001 PL026 27 Thừng mực trâu Kibatalia macrophylla (Pierre in Planch. ex Hua) Woodson Mi I 4.4 20180821006 PL027 28 Thừng

mực mỡ Wrightia laevis Hook. f. Mi A,I 4.1 20180822010 PL028

16 Họ Ngũ

TT Tên loài

Việt Nam Tên loài Khoa học

Dạng sống Công dụng Yếu tố địa Mức nguy cấp Số hiệu mẫu Ảnh 29 Đáng chân chim Schefflera heptaphylla (L.) Frodin Mi G,D,I 5.4 20181007011 PL029 17 Họ Cúc Asteraceae

30 Đơn buốt Bidens pilosa L. T I 2.3 20181008009 PL030

31 Cỏ lào Eupatorium odoratum L. T B,I 4.1 20181006018 PL031

18 Họ Đinh Bignoniaceae

32 Đinh vàng Fernandoa collignonii

(Dop) Steen. Mg A 4.5 EN 20181007027 PL032

33 Đinh

Markhamia stipulata (Wall.) Seem. ex Schum. var. kerrii Sprague

Mg A,G 4.4 VU 20180823001 PL033

34 Núc nác Oroxylum indicum

(L.) Kurz Mi G,I 4.1 20181006026 PL034

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tào bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 71 - 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)