Khí hâu, thủy văn

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tào bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 38 - 40)

3.1.4.1. Khí hậu

Khí hậu của huyện chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm.

Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,30

C, tối cao tuyệt đối 40,80C (tháng 7), nhiệt độ tối thấp tuyệt đối - 0,30C (tháng 12). Tổng nhiệt bình quân năm: 8.5030C; tổng số giờ nắng trung bình nhiều năm: 1.618 giờ; ngày nắng cao nhất 13 giờ, bình quân tháng 140 giờ, tháng thấp nhất 58 giờ, tháng 1 bình quân 79 giờ, tháng 7 bình quân 206 giờ.

Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa, nhưng chênh lệch giữa các mùa là không lớn. Độ ẩm các tháng trong năm dao động từ 65% đến 85%, tháng 1 và tháng 2 có độ ẩm cao nhất có khi lên tới 86%, các tháng 5 và 6 có độ ẩm thấp, từ 65 - 71%. Lượng bốc hơi bình quân năm là 1.700 mm.

Lượng mưa trung bình năm từ 1.530 mm, mưa tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 10 (chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm).

Hướng gió đặc trưng trong vùng là gió mùa nhiệt đới. Về mùa Đông khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa Hè chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 8 (gió Lào). Ngoài ra trên địa bàn còn phải kể đến tác hại của sương muối, mưa đá… những hiện tượng thời tiết cực đoan này ảnh hưởng không thường xuyên và không lớn.

3.1.4.2. Đặc điểm thuỷ văn a. Nước mặt

Trên địa bàn huyện có lượng mưa hàng năm 1.530 mm, tương ứng lượng nước mưa khoảng 1,5 tỷ m3/năm. Lượng mưa phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào tháng 8, 9 và tháng 10 (chiếm 70 - 80% tổng lượng mưa và số ngày mưa trong năm). Điều này phụ thuộc vào quy luật chung trên địa bàn toàn tỉnh và lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các mùa và theo các vùng có sự khác nhau.

Nguồn nước mặt chủ yếu dựa vào nguồn nước của Sông Dinh và các khe suối ở các tiểu vùng trong huyện. Độ dốc lớn, lòng sông, suối hẹp là đặc

điểm của nguồn nước mặt ở Quỳ Hợp, do vậy, đòi hỏi phải có các biện pháp thích hợp để khai thác, điều tiết, sử dụng nguồn nước. Toàn huyện đã xây dựng 46 hồ, đập lớn nhỏ với tổng diện tích mặt nước khoảng 200 ha.

b. Nước ngầm

Qua khảo sát các giếng đào dân dụng trên địa bàn, mực nước ngầm trung bình từ 13 - 15 m, chất lựơng tốt, cá biệt có vùng đào 18 - 20 m, nước bị nhiễm đá vôi. Do vậy, việc sử dụng nước ngầm cho sản xuất là rất hạn chế và khó khăn. Thậm chí có một số xã như Văn Lợi, Hạ Sơn, Thọ Hợp vẫn thiếu nước cho sinh hoạt.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tào bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)