Về đường kính thân cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm biến dị về sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng của keo lá tràm (acacia auriculiformis) tại các khu khảo nghiệm dòng vô tính ở ba vì hà nội và đồng hới quảng bình​ (Trang 35 - 38)

Chỉ tiêu đường kính thân cây là một trong hai chỉ tiêu chọn lọc quan trọng nhất đối với những loài cây khi mà mục tiêu cải thiện giống là nhằm nâng cao sản lượng gỗ. Bởi vậy có thể nói đối với bất cứ khảo nghiệm nào được xây dựng theo mục tiêu này thì việc đánh giá năng lực sinh trưởng và mức độ phân hố theo chỉ tiêu đường kính đều là hết sức cần thiết. Kết quả xếp hạng theo các chỉ tiêu sinh trưởng được ghi tại bảng 4.2 cho thấy 102 dịng vơ tính trong khu khảo nghiệm ở giai đoạn 67 tháng tuổi đã có phân hố khá rõ theo chỉ tiêu này. Đứng đầu danh sách xếp hạng là hai dòng 57 và 43 với lượng tăng trưởng trung bình đều đạt 2,33 cm/năm, lớn gấp 2,2 lần lượng tăng trưởng trung bình của dịng kém nhất (dịng 3 có đường kính trung bình đạt 1,1 cm/năm) và lớn gấp 1,33 lần đường kính trung bình tồn thí nghiệm (đạt 1,76 cm/năm). Tiếp theo là các dòng 213, 62, 44, 31, 98 và 159, chúng có lượng tăng trưởng đường kính bình qn đạt từ 2,33 cm/năm (dòng 57 và 43), 2,13 cm/năm (dòng 213), 2,06 cm/năm (dòng 62) và 2,01cm/năm, 1,97cm/năm, 1,93 cm/năm (lần lượt tương ứng với các dòng 44, 31 và 98). Theo chiều ngược lại, nằm trong nhóm 5 dịng có đường kính trung bình thấp là các dịng 67, 217, 9, 88 và 3 với lượng tăng trưởng bình quân là 1,24 cm/năm (dòng 67), 1,22 cm/năm (dòng 217), 1,16 cm/năm (dòng 9), 1,14 cm/năm (dòng 88) và 1,05 cm/năm (dịng 3). Kết quả phân tích phương sai đã khẳng định sự sai khác về đường kính giữa các dịng trong khu khảo nghiệm là rất rõ rệt, được thể hiện khi Ftính (5,84) lớn hơn hẳn F0.5 (1,98). Tuy nhiên, nếu đem so sánh tỉ lệ của các giá trị Ftính và F05(Ftính/F0.5) = 2,95 tại thời điểm 67 tháng tuổi với tỷ lệ này tại thời điểm 36 tháng tuổi (Báo cáo tổng kết về tình hình chọn giống giai đoạn 2001 – 2005 của Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam năm 2006) [23] thì có thể nhận thấy giữa chúng có sự

Bảng 4.2: Thứ tự xếp hạng của các dịng vơ tính

theo các chỉ tiêu sinh trưởng

TT D1.3(cm) Hvn (m) V (dm 3) Dịng Tbình V% Dịng Tbình V% Dịng Tbình V% 1 57 13,0 5,1 213 12,1 3,4 57 80,5 5,6 2 43 13,0 4,2 57 12,0 0,6 213 70,5 4,9 3 213 11,9 5,1 92 11,9 1,1 43 69,3 5,5 4 62 11,5 6,5 98 11,4 2,0 98 57,6 5,0 5 44 11,2 8,1 156 11,3 2,3 44 55,1 6,7 6 31 11,2 0,5 25 11,1 3,2 62 54,5 8,2 7 98 11,2 3,4 215 11,0 3,5 97 52,8 8,2 8 97 11,0 5,9 159 11,0 5,5 31 52,0 2,9 9 18 10,8 5,8 44 10,9 0,3 159 51,3 8,6 10 159 10,8 10,0 137 10,9 1,9 137 49,9 6,9 11 10 10,7 4,8 2 10,9 2,5 18 49,9 6,5 12 90 10,7 3,2 7 10,9 0,7 92 49,8 6,6 13 137 10,6 3,2 60 10,9 2,1 90 48,1 5,6 14 99 10,5 2,8 97 10,9 1,6 147 48,0 10,4 15 23 10,5 2,1 41 10,9 2,1 41 47,7 8,2 ... ... ... ... ... ... 98 67 6,9 3,9 88 7,9 5,2 217 15,4 13,7 99 217 6,8 8,5 9 7,8 4,2 9 14,1 2,2 100 9 6,5 1,8 217 7,6 1,5 142 13,9 15,9 101 88 6,4 10,9 142 7,3 7,9 88 13,5 20,6 102 3 5,9 13,1 3 6,8 14,9 3 10,3 29,0 TBKKN 9,81 5,78 9,88 2,93 35,23 9,64 F tính: 5,84 4,54 5,41 F.p.r : < ,001 < ,001 < ,001 S.e.d: 0,760 0,654 7,406 Lsd : 1,49 (cm) 1,28 (m) 14,56 (dm3)

càng lớn. Việc chọn lọc dịng vơ tính Keo lá tràm theo chỉ tiêu đường kính ở giai đoạn này trong khu khảo nghiệm là hồn tồn có ý nghĩa.

-Về chiều cao vút ngọn

Cùng với đường kính thân cây, chiều cao vút ngọn là nhân tố góp phần quyết định lượng tăng trưởng thể tích thân cây, từ đó quyết định sản lượng rừng trồng. Bởi vậy việc đánh giá sức sinh trưởng và tình trạng phân hố giữa các dịng vơ tính trồng khảo nghiệm theo chỉ tiêu này là điều không thể thiếu. Theo kết quả xếp hạng về chỉ tiêu chiều cao vút ngọn của các dịng Keo lá tràm (trình bày ở bảng 4.2) cho thấy: ở giai đoạn 67 tháng tuổi, 102 dịng vơ tính Keo lá tràm trồng khảo nghiệm đã có sự phân hoá khá rõ theo chỉ tiêu này. Các cá thể của dịng tốt nhất có chiều cao vút ngọn trung bình (12,1 m) gấp 1,78 lần chiều cao vút ngọn trung bình của các cá thể thuộc dịng kém nhất (6,8 m). Đứng đầu danh sách xếp hạng theo chiều cao vút ngọn là các dòng 213, 57, 92, 98, 156 và 25, chúng có lượng tăng trưởng bình qn đạt 2,17 m/năm (dòng 213), 2,15 m/năm (dòng 57), 2,13 m/năm (dòng 92),... đến 1,99 m/năm (dòng 25). Đứng cuối danh sách xếp hạng là các dòng, 88, 9, 217, 142 và 3, chúng có lượng tăng trưởng bình qn chỉ đạt 1,41 m/năm (dịng 88), 1.40 m/năm (dòng 9), 1,36 cm/năm (dòng 217), 1,30 cm/năm (dòng 142) và 1,22 m/năm (dòng 3). Như vậy, nếu đem so sánh với chỉ tiêu đường kính thì thứ tự xếp hạng của các dòng tốt nhất và kém nhất theo chiều cao là khơng có sự xáo trộn đáng kể, đặc biệt là ở nhóm các dịng kém nhất. Khi tiến hành xem xét mối liên hệ giữa sinh trưởng đường kính với chiều cao của các dịng vơ tính có thể nhận thấy trong số 10 dịng tốt nhất theo chiều cao có 5 dòng (dòng 57, 213, 44, 98 và 159) được nằm trong nhóm tốt nhất theo đường kính. Trong khi đó, trong số 10 dịng kém nhất theo chiều cao thì lại có tới 7 dòng (dòng 164, 142, 67, 217, 9, 88 và 3) nằm trong nhóm 10 dịng kém nhất theo đường kính.

Kết quả phân tích phương sai đã xác nhận sự sai khác theo chỉ tiêu chiều cao vút ngọn giữa các dòng trong khu khảo nghiệm là có tính bản chất, được thể

hiện bằng giá trị của Ftính (4,54) lớn hơn hẳn F0.5 (1,98). Chiều cao vút ngọn của các dịng vơ tính khơng phải chỉ có sự khác nhau về lượng, mà thực sự có sự khác nhau về chất. Như vậy có thể nói việc chọn lọc dịng vơ tính Keo là tràm theo chỉ tiêu chiều cao vút ngọn ở giai đoạn 67 tháng tuổi trong khu khảo nghiệm là hồn tồn có cơ sở, đặc biệt có ý nghĩa thuyết phục hơn rất nhiều so với việc chọn ở giai đoạn 30 tháng tuổi trước đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm biến dị về sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng của keo lá tràm (acacia auriculiformis) tại các khu khảo nghiệm dòng vô tính ở ba vì hà nội và đồng hới quảng bình​ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)