Tại khu khảo nghiệm Đồng Hới – Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm biến dị về sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng của keo lá tràm (acacia auriculiformis) tại các khu khảo nghiệm dòng vô tính ở ba vì hà nội và đồng hới quảng bình​ (Trang 58 - 62)

- Về độ duy trì trục thân

4.2. Tại khu khảo nghiệm Đồng Hới – Quảng Bình

Cùng với khảo nghiệm xây dựng tại Ba Vì - Hà Nội, khảo nghiệm dịng vơ tính Keo lá tràm cũng đã được xây dựng tại Đồng Hới – Quảng Bình với 114 dòng vào tháng 11/2002. Sơ đồ khu khảo nghiệm được bố trí theo khối hàng – cột với 5 lần lặp. Đối tượng đem trồng khảo nghiệm cũng là các cây phân sinh được tạo từ các cây trội đã được chọn lọc cẩn thận từ những gia đình tốt của các xuất xứ có

Hình 4.2.Khu khảo nghiệm dịng vơ tính KLT tại Đồng Hới – Quảng Bình

triển vọng. Vì vậy mà nguồn vật liệu ban đầu đem trồng khảo nghiệm tại đây cũng đã là nguồn giống có phẩm chất di truyền tương đối tốt và đồng đều. Cũng giống như khu khảo nghiệm tại Ba Vì, mục tiêu chính của khu khảo nghiệm là tìm ra được những dịng vơ tính tốt nhất về sinh trưởng, có chất lượng thân cây và chất lượng gỗ tốt nhất và thích nghi với điều kiện lập địa của địa phương để làm cơ sở cho các bước cải thiện giống tiếp theo nhằm cung cấp nguồn giống có phẩm chất

vực Bắc miền Trung.

4.2.1. Đánh giá mức độ biến dị của các chỉ tiêu chọn lọc4.2.1.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng 4.2.1.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng

Qua quá trình thu thập số liệu chúng tôi nhận thấy đối tượng trồng khảo nghiệm tại Đồng Hới nhìn chung có sức sinh trưởng và phẩm chất thân cây tốt hơn so với tại Ba Vì. Cũng với mục tiêu là chọn ra các dòng tốt nhất để làm đối tượng tiếp tục nhân giống, chúng tôi nhận thấy vào thời điểm đánh giá (tháng 4 năm 2008) các dịng vơ tính trồng khảo nghiệm đã được 64 tháng tuổi và đã có sự sai khác đáng kể theo các chỉ tiêu sinh trưởng.

- Về đường kính thân cây

Đối với chỉ tiêu đường kính thân cây, sau khi tiến hành đo đếm, tính tốn và xử lí số liệu đã cho thấy: mức độ biến dị giữa 114 dịng vơ tính Keo lá tràm 64 tháng tuổi tại Đồng Hới là khá cao. Điều này được thể hiện qua các số liệu tính tốn được trình bày ở bảng 4.9. Đứng đầu danh sách là dịng 43 với đường kính bình qn đạt 14,5cm, lớn gấp 1,91 lần đường kính trung bình của dịng kém nhất (dịng 207 chỉ đạt 7,6cm). Tiếp theo là các dòng 198, 44, 57 và 30 với đường kính bình qn lần lượt là 14,4 cm (dòng 198), 13,8cm (dòng 44), 13,7cm (dòng 57 và 30). Các dịng này có lượng tăng trưởng đường kính thân cây bình qn đạt từ 2,72 cm/năm (dòng 43), 2,7 cm/năm (dòng 198), 2,59 cm/năm (dòng 44) đến 2,57cm/năm (dòng 57 và 30). Xếp cuối danh sách xếp hạng là các dòng 17, 55, 196, 188, 202 và 207, với đường kính bình qn đạt 8,3 cm (dòng 17), 8,2 cm (các dòng 55, 196 và 188), 7,9 cm (dòng 202) và 7,6 (dòng 207). Lượng tăng trưởng bình qn của các dịng kém nhất này chỉ đạt 1,55 cm/năm (dòng 17), 1,53 cm/năm (các dòng 55, 196 và 188), 1.48 cm/năm (dòng 202) và 1,43 cm/năm (dòng 207). Từ kết quả phân tích phương sai cho thấy: sự sai khác giữa các dịng vơ tính trồng khảo nghiệm là mang tính bản chất, khi Ftính (3,66) lớn hơn hẳn F05 (1,98).

Bảng 4.9: Thứ tự xếp hạng của các dịng vơ tính

theo chỉ tiêu sinh trưởng

TT D1.3(cm) Hvn (m) V (dm 3) Dịng Tbình V% Dịng Tbình V% Dịng Tbình V% 1 43 14,5 5,7 25 13,2 1,0 198 115,3 4,1 2 198 14,4 6,4 44 13,1 1,9 44 101,7 4,5 3 44 13,8 5,1 7 13,1 4,5 43 101,5 4,4 4 57 13,7 6,0 198 12,9 0,2 30 101 6,8 5 30 13,7 12,5 81 12,8 6,2 62 95,1 4,5 6 10 13,5 5,3 62 12,4 3,4 81 93,2 6,5 7 62 13,5 4,7 23 12,4 0,1 7 92,2 5,4 8 81 13,3 6,3 18 12,4 3,7 10 87,6 5,4 9 7 13,3 4,3 26 12,3 1,4 57 86 5,7 10 64 13,1 4,8 206 12,2 5,6 13 82 5,8 11 206 13,0 5,8 10 12,1 1,4 64 81,7 5,4 12 13 12,8 6,0 13 12,0 3,3 206 81,1 6,6 13 23 12,7 6,1 43 12,0 1,9 26 80,1 4,3 14 26 12,7 2,2 197 12,0 4,2 16 79,6 5,7 15 16 12,5 6,1 99 11,9 5,8 23 79,5 5,5 ... ... ... ... ... ... 110 55 8,2 5,1 76 9,0 3,7 140 26,7 15,6 111 196 8,2 4,9 202 8,9 8,5 55 26,4 12,0 112 188 8,2 4,9 36 8,8 1,9 207 24,4 17,4 113 202 7,9 18,2 55 8,8 2,6 202 23,9 20,9 114 207 7,6 11,8 188 7,8 0,3 188 21,6 12,1 TBKKN 10,70 7,15 10,71 3,23 53,3 8,39 F tính: 3,66 2,85 3,26 F.p.r: < ,001 < ,001 < ,001 S.e.d: 1,124 0,868 15,45 Lsd: 2,21 (cm) 1,71 (m) 30,37 (dm3)

Kết quả điều tra trình bày trên bảng 4.9 cho thấy: đứng đầu danh sách về sinh trưởng chiều cao vút ngọn tại khu khảo nghiệm Đồng Hới là các dòng 25, 44, 7, 198 và 81 với lượng tăng trưởng bình qn đạt từ 2,48 m/năm (dịng 25), 2,46 m/năm (dòng 44),... đến 2,4 m/năm (dịng 81). Nằm trong nhóm những dịng kém nhất theo chỉ tiêu này là các dòng 140, 76, 202, 36, 55 và 188, với lượng tăng trưởng bình qn đạt 1,73 m/năm (dịng 140), 1,68 m/năm (dòng 76), 1,67 m/năm (dòng 202), 1,65 m/năm (dòng 36 và 55) và 1,46 m/năm (dịng 188). Kết quả phân tích phương sai đã chứng minh sự phân hố về chiều cao vút ngọn của các dịng vơ tính trong khảo nghiệm này là rõ rệt, khi Ftính (2,85) lớn hơn F05(1,98).

Xem xét mối liên hệ giữa sinh trưởng đường kính và chiều cao vút ngọn của các dịng vơ tính cho thấy: trong nhóm 10 dịng tốt nhất theo đường kính thân cây thì chỉ có 5 dịng nằm trong nhóm tốt nhất theo chiều cao vút ngọn (dịng 198, 44, 57, 7 và 81). ởphía ngược lại cũng có kết quả tương tự, trong nhóm 10 dịng kém nhất theo chiều cao vút ngọn cũng chỉ có 5 dịng nằm trong nhóm kém nhất theo chỉ tiêu đường kính thân cây (dòng 140, 17, 55, 188 và 202). Tỷ lệ tương ứng của mối tương quan này ở khu khảo nghiệm Ba Vì là 5 trong số 10 và 7 trong số 10.

- Về thể tích thân cây

Nhìn vào bảng 4.9 có thể dễ dàng nhận thấy rằng: về thể tích, các dịng vơ tính tại Đồng Hới có sự phân hố đặc biệt rõ rệt, khi mà thể tích trung bình của dịng tốt nhất (dịng 198) lớn gấp 5,34 lần thể tích trung bình của dịng kém nhất (dịng 188). Đứng đầu danh sách xếp hạng là các dòng 198, 44, 43, 30, 62 và 81, chúng có thể tích thân cây trung bình lần lượt là 115,3 dm3, 101,7dm3, 101,5 dm3, 101 dm3, 95,1 dm3 và 93,2 dm3. Đứng cuối danh sách xếp hạng là các dòng 17, 140, 55, 207, 202 và 188, chúng có thể tích thân cây trung bình lần lượt chỉ là 27,3 dm3, 26,7 dm3, 26,4 dm3, 24,4 dm3, 23,9 dm3 và 21,6 dm3. Kết quả phân tích phương sai đã chỉ ra rằng sự sai khác về thể tích thân cây giữa các dịng vơ tính là mang tính bản chất, khi Ftính (3,26) lớn hơn hẳn F05 (1,98). Từ kết quả đánh giá

đủ nhất mà cịn rõ nét nhất tình hình sinh trưởng của các dịng vơ tính trồng trong khu khảo nghiệm.

Cũng từ số liệu trên bảng 4.9 cho thấy: trong số 10 dòng tốt nhất theo chỉ tiêu thể tích thân cây có tới 9 dịng (43, 198, 44, 57, 30, 10, 62, 81 và 7) nằm trong nhóm tốt nhất theo chỉ tiêu đường kính thân cây, trong khi đó chỉ có 5 dịng (44, 43, 30, 62 và 81) nằm trong nhóm tốt nhất theo chỉ tiêu chiều cao vút ngọn. Kết quả này cho thấy, cũng như tại Ba Vì, thể tích thân cây có liên hệ với đường kính thân cây chặt hơn rất nhiều so với chiều cao vút ngọn. Như vậy, trong những trường hợp mà việc xác định chiều cao vút ngọn gặp khó khăn các nhà chọn giống có thể chỉ cần dựa vào chỉ tiêu đường kính thân cây để gián tiếp chọn được những dịng vơ tính ưu trội theo chỉ tiêu thể tích thân cây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm biến dị về sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng của keo lá tràm (acacia auriculiformis) tại các khu khảo nghiệm dòng vô tính ở ba vì hà nội và đồng hới quảng bình​ (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)