Tiếp cận quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học rừng ngập mặn và đề xuất biện pháp bảo vệ tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 30 - 31)

5. Những đóng góp, ý nghĩa của đề tài

2.4.3. Tiếp cận quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng

Quản lý thiên nhiên dựa vào cộng đồng là chiến lƣợc toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang tính nhiều mặt ảnh hƣởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng thông qua sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của cộng đồng địa phƣơng.

“Dựa vào cộng đồng” là một nguyên tắc mà ngƣời sử dụng tài nguyên đồng thời là ngƣời quản lý tài nguyên đó. Điều này giúp phân biệt nó với các chiến lƣợc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác có tính tập trung cao hoặc không có sự tham gia của cộng đồng phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên.

Trong quá trình phát triển của tự nhiên, bản chất, chức năng và giá trị của bất kỳ một hệ sinh thái nào cũng vừa phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, vừa chịu ảnh hƣởng của các hoạt động kinh tế, xã hội và văn hoá của con ngƣời. Do đó, một hệ sinh thái ven biển bất kỳ cần đƣợc nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau về tự nhiên (sinh học, sinh thái, địa lý, địa chất, thuỷ văn...), về xã hội (văn hoá, phong tục, tập quán, xung đột môi trƣờng), kinh tế... Do đó, ngoài việc điều tra tổng thể về đa dạng sinh học và giá trị nguồn lợi thủy, hải sản thì để có thể đề xuất đƣợc các giải pháp quy hoạch chi tiết, quản lý, sử dụng hợp lý và phát triển bền vững cần có sự tích hợp các chuyên ngành, sự phối hợp các chuyên gia thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau nhƣ khoa học tự nhiên , khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, quản lý… và cần thiết có sự tham gia của cộng đồng.

Từ các kết quả điều tra, khảo sát cập nhật về sinh cảnh, điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học và kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, kết hợp phân tích, giải đoán các ảnh vệ tinh theo các mốc thời gian tƣơng ứng để đánh giá sự biến đổi và dự báo chiều hƣớng diễn thế các hệ sinh thái trong vùng. Những kết quả phân tích này sẽ đƣợc tích hợp với những phân tích các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra biến động, bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tác đối với cảnh quan, đa dạng sinh học và chiều hƣớng diễn thế các hệ sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học rừng ngập mặn và đề xuất biện pháp bảo vệ tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)