Những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học rừng ngập mặn và đề xuất biện pháp bảo vệ tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 71)

5. Những đóng góp, ý nghĩa của đề tài

3.5. Những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ môi trƣờng

3.5.1. Hoạt động quản lý nhà nước

Nhìn chung, thời gian qua công tác bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Tỉnh Quảng Ninh đã tích cực triển khai công tác tuyên truyền quảng bá về khu vực đất ngập nƣớc Đồng Rui - Tiên Yên, tạo lập đƣợc mối quan hệ và sự đồng tình ủng hộ của các tổ chức quốc tế, ý thức của cộng đồng dân cƣ đƣợc nâng lên. Bên cạnh đó còn những tồn tại hạn chế:

+ Việc theo dõi phát hiện các vi phạm về bảo vệ môi trƣờng còn chƣa kịp thời, để các ngành chức năng biết để kiểm tra, xử lý theo qui định.

+ Hoạt động quan trắc môi trƣờng trong khu vực dự án do nhiều cơ quan thực hiện (Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, các dự án, các chƣơng trình, dự án trong và ngoài nƣớc về bảo vệ môi trƣờng thực hiện) gây lãng phí về mặt kinh tế, khó kiểm soát các nguồn thông tin. Chƣa xây dựng đƣợc hệ thống quan trắc môi trƣờng tự động, mạng lƣới đủ điều kiện để theo dõi thƣờng xuyên diễn biến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc phục vụ cho công tác quản lý.

+ Việc thu gom xử lý nƣớc thải sau Nuôi trồng thủy sản, xử lý nƣớc thải sinh hoạt của các khu dân cƣ chậm thực hiện.

+ Thiếu một cơ chế quản lý mang tính liên ngành, đặc thù theo hƣớng quản lý tổng hợp vùng bờ.

3.5.2. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trƣờng tuy đã đƣợc triển khai và đẩy mạnh song chƣa thực sự sâu rộng, tỷ lệ các tin, bài có nội dung về bảo vệ môi trƣờng vẫn hạn chế. Sự chuyển biến về nhận thức và sự quan tâm về bảo vệ môi trƣờng của một số ngành, tổ chức, địa phƣơng, cá nhân còn nhiều hạn chế.

3.5.3. Nguy cơ gây ô nhiễm và suy thoái môi trường

Trong lĩnh vực thủy sản, tình trạng đánh bắt thủy sản bằng biện pháp hủy diệt chƣa hoàn toàn chấm dứt; ý thức và sự hiểu biết của ngƣời dân về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực thủy sản chƣa cao. Nghề nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây đã phá hủy RNM và bãi triều làm đầm nuôi, ô nhiễm từ thức ăn, thuốc chữa bệnh thủy sản cũng nhƣ nƣớc thải từ các hệ thông nuôi… gây nhƣng tác động không nhỏ đến môi trƣờng sinh thái khu vực. Xã Đồng Rui và huyện Tiên Yên đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực này. Hiện nay, chƣa xử lý triệt để tình trạng đánh bắt thuỷ hải sản mang tính huỷ diệt; Chƣa có biện pháp hữu hiệu bảo vệ môi trƣờng từ nuôi trồng thuỷ hải sản bằng đầm; ý thức và sự hiểu biết của ngƣời dân về bảo vệ môi trƣờng thuỷ sản còn yếu.

3.6. Đề xuất các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học hệ sinh thái RNM Tiên Yên

3.6.1. Các nhóm giải pháp thể chế, chính sách

Thành lập BQL Khu bảo tồn ĐNN Đồng Rui với BQL có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Tổ chức điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên thiên nhiên vùng ĐNN, đặc biệt là các loài động vật, thực vật quý hiếm, các loài cần phải bảo tồn, các loài động, thực vật ngoại lai; thực hiện việc thống kê, kiểm kê tài nguyên, định kỳ báo cáo lên cơ quan cấp trên trực tiếp, Sở TN&MT Quảng Ninh và Cục Bảo vệ Môi trƣờng thuộc Bộ TN&MT;

- Tổ chức quan trắc, theo dõi, đánh giá diễn biến các thành phần môi trƣờng của khu vực và tác động của nó đến hệ sinh thái, cảnh quan của khu bảo tồn ĐNN;

- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, văn hoá, xã hội và các loại hình dịch vụ có thu liên quan đến khu bảo tồn theo quy định của pháp luật;

- Phối hợp chặt chẽ với lực lƣợng kiểm lâm huyện Tiên Yên triển khai các biện pháp tuần tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hoạt động xâm hại đồng thời phối hợp với các cấp chính quyền, các cơ quan liên quan để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên khác trong phạm vi KBT;

- Phối hợp với cộng đồng dân cƣ sống ở vùng đệm trong và vùng đệm ngoài khu bảo tồn đề xuất và tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm cải thiện sinh kế;

- Xây dựng chƣơng trình, dự án hợp tác trong và ngoài nƣớc về quản lý và bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên, đa dạng sinh học;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn trong phạm vi quy hoạch Khu bảo tồn ĐNN Đồng Rui - Tiên Yên.

Nhằm bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái vùng đất ngập nƣớc Đồng Rui, đồng thời đáp ứng mục tiêu thích ứng, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, tỉnh Quảng Ninh đã chủ trƣơng thành lập khu bảo tồn đất ngập nƣớc Đồng Rui- Tiên Yên. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng vùng đất ngập nƣớc Đồng Rui dựa trên các cơ sở pháp lý.

3.6.2. Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật

Thực hiện lồng ghép một cách có hiệu quả giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ khu bảo tồn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã Đồng Rui cũng nhƣ các xã thuộc vùng đệm khu bảo tồn; phấn đấu vì mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bảo vệ khu bảo tồn và tạo sinh kế bền vững cho ngƣời dân:

+ Khuyến khích các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phƣơng: Vƣờn, Ruộng, Chuồng, Rừng, Nuôi trồng, Khai thác thủy sản, Buôn bán và một số ngành nghề khác. Tại xã Đồng Rui, mô hình kinh tế phổ biến nhất là Kiểu 2: Vƣờn - Chuồng - Ruộng - KTTS, sau đó là mô hình kinh tế Kiểu 1: Vƣờn - Chuồng - Ruộng. Tại thôn Thƣợng và thôn Hạ, có nhiều hộ gia đình chỉ tập trung hoặc chăn nuôi hoặc là trồng trọt để cung cấp cho gia đình, và hoạt động Khai thác thủy sản mới đƣợc coi là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu. Đây là mô hình kinh tế Kiểu 7: Vƣờn - Chuồng - KTTS/Vƣờn- Ruộng - KTTS/ Chuồng - Ruộng – KTTS. Các hoạt động nuôi trồng thủy sản phổ biến tại thôn Thƣợng.

+ Không khai thác thủy sản tự nhiên bằng các phƣơng tiện hủy diệt; Tạo sinh kế bền vững cho ngƣời dân địa phƣơng thông qua các hoạt động phát triển du lịch sinh thái, phát triển ngành nghề thủ công,... và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong NTTS và trong trồng trọt, chăn nuôi. Tổ chức mô hình câu lạc bộ tập hợp bà con cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm làm ăn cùng giúp nhau trong sản xuất.

+ Kiểm soát hoạt động khai thác nguồn lợi từ khu bảo tồn, khai thác thủy hải sản trong ngƣỡng cho phép và trong mùa vụ thích hợp, đảm bảo cho việc bảo tồn và phát triển của khu bảo tồn.

+ Quản lý nuôi trồng thủy sản nâng cao hiệu quả; sử dụng hợp lí các nguồn thức ăn và năng lƣợng trong hoạt động nuôi; phát triển đa dạng các giống thủy sản, có khả năng sống ở vùng nƣớc mặn cao và kháng bệnh; thực hiện chuyển dịch mùa vụ để thích ứng với diễn biến bất lợi của thời tiết; điều chỉnh quy hoạch NTTS phù hợp với xu hƣớng thay đổi ranh giới nƣớc mặn, lợ và ngọt do ảnh hƣởng của BĐKH. Định hƣớng chuyển đổi sinh kế đối với các hộ không có khả năng NTTS, ĐBTS. Phát triển mô hình sinh kế đa dạng hóa thu nhập từ nhiều nguồn; Chuyển đổi các đối tƣợng NTTS sang các đối tƣợng có sức chống chịu cao. Cải tạo, phục hồi thêm một số diện tích RNM. Xây dựng các mô hình sinh thái bền vững trong NTTS

3.6.3. Các giải pháp nâng cao năng lực thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu khí hậu

a. Giải pháp thích ứng

Xây dựng và củng cố khả năng chủ động trong phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai, phù hợp với điều kiện của địa phƣơng, nhƣ củng cố, nâng cấp, xây mới các đoạn đê biển đang bị xuống cấp và bị sóng biển đe dọa,mở rộng diện tích RNM mà cụ thể lả trồng, khôi phục lại RNM tại các đầm nuôi trồng thủy sản hiện vẫn còn bỏ hoang.

Nâng cao năng lực chống chịu với BĐKH của hệ thống kết cấu hạ tầng. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phƣơng thức canh tác phù hợp với đặc

điểm sinh thái của địa phƣơng nhằm chủ động thích ứng với BĐKH; chuyển đổi sinh kế, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội cho ngƣời dân, tăng cƣờng hệ thống bảo hiểm rủi ro trong nông nghiệp, thủy sản,. Rà soát, điều chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn và xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch trong phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, KT-XH xã Đồng Rui, phù hợp với các kịch bản BĐKH.

Tăng cƣờng hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chủ động ứng phó với BĐKH, tự giác bảo vệ tài nguyên môi trƣờng trong nhân dân. Đƣa nội dung về ứng phó với BĐKH và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng vào nội dung sinh hoạt của các cấp ủy đảng, đoàn thể xã hội; các chƣơng giáo dục đối với học sinh, sinh viên trong nhà trƣờng. Tuyên truyền ứng phó với BĐKH trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng cần tiến hành thƣờng xuyên hơn. Lồng ghép mục tiêu ứng phó với BĐKH vào hƣơng ƣớc, khế ƣớc của bản làng, nội quy của cơ quan, tổ chức đoàn thể, xã hội.

b. Giải pháp giảm nhẹ

Tích cực triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án về phát triển và sử dụng năng lƣợng sinh học, năng lƣợng mới, nghiên cứu, đổi mới công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội tại xã Đồng Rui. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động nhằm giảm nhẹ khí gây hiệu ứng nhà kính, bằng cách đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật canh tác nông nghiệp bền vững, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trong sản xuất nông nghiệp. Thay đổi phƣơng thức canh tác nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp xanh, bảo đảm phát triển bền vững, và xóa đói, giảm nghèo.

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

1. Về tính đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn Đồng Rui – Tiên Yên

Khu vực rừng ngập mặn Đồng Rui - Tiên Yên có tính đa dạng sinh học cao, trong quá trình nghiên cứu, tác giả kết hợp cùng nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập mẫu và đã xác định đƣợc tại khu vực nghiên cứu:

Toàn bộ khu vực rừng ngập mặn Đồng Rui - Tiên Yên có 6 HST chính: hệ sinh thái RNM; hệ sinh thái cửa sông; hệ sinh thái bãi triều; hệ sinh thái đầm nuôi; hệ sinh thái nông nghiệp (ruộng lúa, hoa mầu); hệ sinh thái quần cƣ.

Trong 1.227 loài sinh vật ghi nhận đƣợc trong khu vực ĐNN Đồng Rui đã xác định đƣợc 67 loài quý hiếm có giá trị bảo tồn theo các cấp độ khác nhau. Trên cơ sở của các thang phân loài theo IUCN (2016) xác định đƣợc 34 loài, theo sách đỏ Việt Nam (2007) đánh giá trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam xác định đƣợc 21 loài và theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP có 12 loài có tên. Có 1 loài côn trùng và 3 loài thực vật đƣợc xếp vào diện “phân bố hẹp” hoặc mang tính đặc hữu;

Hệ thực vật có mạch có 161 loài có công dụng với 7 công dụng khác nhau, trong đó có 133 loài có công dụng làm thuốc và nhiều loài khác có các gí trị nhƣ ăn đƣợc, cho gỗ, làm thức ăn gia súc,...

Nhóm động vật đáy có 39 loài thân mềm cho giá trị thực phẩm, phục vụ xuất khẩu và làm đồ thủ công mỹ nghệ; 18 loài giáp xác có giá trị làm thực phẩm, phục vụ xuất khẩu, làm đồ mỹ nghệ và làm dƣợc liệu; 2 loài thuộc ngành Sá sùng và loài Rƣơi - Tylorhynchus heterochaetus thuộc ngành Giun đốt có giá trị thực phẩm cao.

Nhóm Cá có 56 loài có giá trị kinh tế, trong đó có nhiều loài cho giá trị kinh tế cao nhƣ các loài thuộc nhóm cá Mú - Epinephelus spp.,...

Các nhóm sinh vật là thức ăn sơ cấp có 195 loài thực vật nổi và 84 loài động vật nổi là nguồn thức ăn sơ cấp phong phú cho quá trình ƣơng dƣỡng các

loài thân mềm, giáp xác và cá phát triển. cùng với hệ thống các hệ sinh thái đa dạng (5 hệ sinh thái) là các ổ sinh thái tiềm năng cho hoạt động nuôi trồng thủy sản bền vững gắn với công tác bảo tồn.

2. Về chức năng sinh thái của hệ sinh thái RNM Đồng Rui – Tiên Yên

Đã xác định đƣợc trong 5 quần xã RNM đặc trƣng đƣợc lựa chọn, quần xã thực vật ƣu thế Vẹt dù có lƣợng dự trữ carbon tiềm năng trong sinh khối thực vật lớn nhất với tổng lƣợng các bon dự trữ là 31,014 tấn/ha; xếp thứ 2 là quần xã thực vật ƣu thế Sủ, tổng lƣợng các bạn dự trữ là 14,973 tấn/ha; thứ 3 là quần xã thực vật ƣu thế vâng, tổng lƣợng các bạn dự trữ là 12,480 tấn/ha. Hai quần xã RNM có lƣợng dự trữ carbon tiềm năng trong sinh khối thực vật thấp nhất là quần xã Trang trồng và quần xã thực vật ƣu thế Mắm biển với tổng lƣợng các bạn dự trữ lần | lƣợt là 5,513 tấn/ha và 3,501 tấn/ha.

RNM Đồng Rui - Tiên Yên là nơi cƣ trú, môi trƣờng sống của nhiều loài động thực vật; là nơi nuôi dƣỡng, cung cấp ấu trùng, nguồn giống; là nơi cung cấp thức ăn cho các loài thủy sản; là nơi cung cấp nguồn lợi thuỷ sản có giá trị kinh tế và là nơi duy trì, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, đa dạng sinh học. Đồng thời, cung cấp chức năng bảo vệ chống lại thiên tai; tăng bồi tụ, ngăn chặn hiện tƣợng xói lở; hạn chế xâm nhập mặn; lƣu giữ, tích tụ các chất ô nhiễm, bể lọc sinh học và phân huỷ các chất ô nhiễm; là lá phổi xanh, ổn định môi trƣờng; cung cấp sinh kế cho ngƣời dân và góp phần giảm tác động của BĐKH

3. Định hƣớng sử dụng hợp lý hệ sinh thái RNM Đồng Rui – Tiên Yên

Đề xuất sớm thành lập khu bảo tồn biển Đồng Rui – Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh; quy hoạch vùng khai thác, vùng bảo vệ, có kế hoạch bảo vệ bài đẻ, bảo tồn đa dạng sinh học; đẩy mạnh trồng rừng và bổ sung hệ thống RNM ven biển; tăng cƣờng công tác nghiên cứu khoa học; phát triển du lịch sinh thái. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, nuôi trồng và khai thác thủy sản, ƣu tiên vào những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu.

Căn cứ trên các mặt thuận lợi và khó khăn tại địa phƣơng, luận văn kiến nghị đề xuất các biện pháp giảm thiểu và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu đến các hệ sinh thái vùng đất ngập nƣớc Đồng Rui – Tiên Yên. Luận văn đƣa ra các nhóm giải pháp thể chế, chính sách định hƣớng thành lập Khu bảo tồn ĐNN Đồng Rui. Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật phấn đấu vì mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bảo vệ khu bảo tồn và tạo sinh kế bền vững cho ngƣời dân. Khuyến khích các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chủ động ứng phó với BĐKH, đƣa nội dung về ứng phó với BĐKH và giải pháp giảm nhẹ vào các chƣơng trình tập huấn cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học rừng ngập mặn và đề xuất biện pháp bảo vệ tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)