5. Những đóng góp, ý nghĩa của đề tài
3.2.1. Thực vật nổi
Phân tích mật độ thực vật nổi qua 38 điểm nghiên cứu trên địa bàn 3 xã (tại xã Hải Lạng có 10 điểm phân tích, tại xã Cộng Hòa có 10 điểm phân tích, tại xã Đồng Rui có 17 điểm phân tích) thuộc khu vực quy hoạch vùng ĐNN Đồng Rui - Tiên Yên cho thấy có trung bình 945 tế bào/lít/điểm và ƣu thế các điểm thuộc về ngành tảo silic. Đây là nguồn thức ăn sơ cấp cho các nhóm sinh vật ở bậc cao hơn là các loài cá, nhuyễn thể, giáp xác trong giai đoạn còn non sử dụng để phát triển sinh trƣởng.
3.2.2. Rong, cỏ biển
Với 21 loài Rong biển và 2 loài cỏ biển ghi nhận đƣợc tại khu vực. Trong số các loài ghi nhận đƣợc có loài Rong guột chùm - Caulerpa racemosa là loài rong thƣờng xuất hiện vào mùa đông, phát triển tốt trong mùa xuân và đầu hè, tàn lụi vào giữa mùa hè, có giá trị làm thuốc chữa bệnh huyết áp và làm thực phẩm.
3.2.3. Thực vật có mạch
Hầu hết các loài thuộc khu vực có tác dụng đối với đời sống con ngƣời, với 161 loài đƣợc điều tra có một hoặc nhiều công dụng và 24 loài chƣa ghi nhận có công dụng trên tổng số 185 loài nghiên cứu. Trong các giá trị sử dụng của hệ thực vật công dụng làm Thuốc (T) số lƣợng lớn nhất với 133 loài (chiếm 71,89% tổng số loài), các nhóm công dụng khác chiếm tỉ lệ thấp hơn:
Bảng 1.4. Giá trị nguồn lợi của hệ thực vật có mạch STT Công dụng Ký hiệu Số lƣợng % tổng số loài 1 Làm thuốc T 133 71.89 2 Nhóm cây ăn đƣợc Ad 33 17.84 3 Lấy gỗ G 26 14.05 4 Thức ăn gia súc Tgs 17 9.19 5
Các công dụng khác (Ăn trầu, phân xanh, Bột giấy, Bóng mát, Thức ăn côn trùng, Trồng làm hàng rào, Bảo vệ đê, Đốt than, giá thể trồng nấm, nguyên liệu công nghiệp,…)
K 20 10.81
6 Làm cảnh Ca 14 7.57
7 Lấy sợi S 2 1.08
Theo sách đỏ Việt Nam (2007) và danh lục đỏ thế giới (IUCN,2016) hệ thực vật có mạch tại khu vực Tiên Yên có 29 loài quý hiếm có giá trị bảo tồn. Kết quả phân tích cho thấy giá trị nguồn lợi của hệ thực vật có mạch khu vực Tiên Yên là vô cùng quý báu với nguồn tài nguyên cây thuốc chiếm đến 71,89 % tổng số loài toàn hệ.
3.2.4. Động vật đáy Ngành Thân mềm
Các loài Thân mềm trong khu vực nghiên cứu thƣờng đƣợc sử dụng với 3 mục đích chủ yếu: làm thực phẩm, phục vụ xuất khẩu và làm đồ thủ công mỹ nghệ. Một số loài có thể có nhiều giá trị sử dụng.
Nhóm làm Thực phẩm thông thƣờng: các loài này chiếm tỷ lệ lớn thuộc cả 3 lớp Thân mềm nhƣ: ốc mút - Cerithidea spp., ốc ngọt - Nerita spp., vạng -
Mactra spp., mực ống - Loligo spp., mực nang - Sepia spp….
Nhóm phục vụ Xuất khẩu: thuộc nhóm này là những loài thân mềm có giá trị dinh dƣỡng cao, đƣợc ƣa chuộng cả trong và ngoài nƣớc, tiêu biểu nhƣ: mực ống
Bê ka -Loligobeka, sò huyết -Anadaragranosa, sò lông -Anadarasubcrenata, ngao - Meretrixmeretrix, Ngán -Austriella corrugata, hàu tròn -Saccostrea glomerata,hàu lá -Saccostrea cucullata, hàu -Saccostrea pestigris, hàu cửa sông - Crassostrea
rivularis,... Nhóm làm Mỹ nghệ: thuộc nhóm này có các loài thân mềm có vỏ đẹp,
nhiều màu sắc, thích hợp trong trang trí đồ thủ công mỹ nghẹ, có thể kể ra đây nhƣ
Hến biển -Paphialirata, điệp tròn -Placunaplacenta, ốc xà - Turbocoronoatuscoronatus…
Nguồn lợi giáp xác (Chân khớp)
Trong ngành Chân Khớp, bộ Decapoda có số lƣợng loài cao nhất, trong đó thì nhiều loài tôm, cua thuộc các họ Penaeidae, Palaemonidae, Sesarmidae và
Portunidae đƣợc sử dụng làm thực phẩm một cách rộng rãi và nhiều loài có giá trị
kinh tế cao.
- Nhóm làm Thực phẩm thông thƣờng: cua bùn - Scylla spp., ghẹ - Portunus spp., cáy họ Sesarmidae, tôm he- Penaeuspenicillatus, P. latisulcatus, P. Orientalis; tôm thẻ rắn - P. semisulcatus, tôm riu Plaemoncarinicauda, Palaemonetessp., tôm sắt - Parapenaeopsistenella, P.cultrirostris,các loài tôm tít họ Squillidae…
- Nhóm phục vụ Xuất khẩu: là những loài có giá trị kinh tế cao, vừa phục vụ thực phẩm và xuất khẩu, tôm he Nhật Bản - Penaeusjaponicus, tôm rảo - Metapenaeusensis, tôm vàng - Metapenaeusjoyneri, tôm bộp - Metapenaeusaffinis, tôm he -Parapenaeopsishungerfordi,…
- Nhóm đồ mỹ nghệ: Giá trị làm cảnh của một số loài tôm gõ mõ thuộc các họ nhƣ: Alpheusspp.
- Nhóm làm dƣợc liệu: đại diện có các loài thuộc chi Ucaspp., Ghẹ xanh và Ghẹ hoa thuộc giống Portunus.
Nguồn lợi Da gai, Giun đốt
Khu vực Tiên Yên trong quá trình khảo sát không ghi nhận đƣợc loài nào thuộc nhóm da gai.
Nguồn lợi của nhóm sinh vật này đƣợc xác định gồm 26 loài thuộc nhóm Giun đốt trƣớc đây và hiện nay đƣợc tách thành 2 ngành là Sá sùng và Giun đốt.
Số lƣợng loài thuộc ngành Sá Sùng Sipuncula xác định đƣợc tuy chỉ có 2 loài: Sá sùng - Sipunculus nudus và Bông thùa - Phascolosoma arcuatum nhƣng chúng đều là loài đƣợc ngƣời dân sử dụng làm thực phẩm có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, chúng vẫn đang đƣợc ngƣời dân khai thác trong khu vực.
Ngành Giun đốt
Ngành Giun đốt (Annelida), trong đó, tất cả đều thuộc lớp Giun nhiều tơ
Polychaeta. Các loài giun nhiều tơ đƣợc xem là thực phẩm giàu đạm và ngon,
đại diện rươi - Tylorhynchus heterochaetus.
Nguồn lợi Cá
Kết quả thống kê và điều tra cho thấy, số loài cá có giá trị kinh tế ở khu vực Đồng Rui chiếm tỷ lệ cao: 65 loài, chiếm 40,29 % tổng số loài. Trong số này có nhiều loài nguồn gốc biển thƣờng di nhập vào vùng ven bờ để kiếm ăn, sinh sản. Khu hệ cá thuộc khu vực Tiên Yên, xác định đƣợc có 5 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam vần ƣu tiên bảo tồn theo bảng sau:
Bảng 1.5. Danh sách các loài Cá quý hiếm có giá trị bảo tồn
TT Tên khoa học Tên Việt Nam
Giá trị bảo tồn
(SĐVN, 2017)
1 Konosirus punctatus (Temminck
and Schlegel, 1846) Cá mòi chấm VU
2 Clupanodon thrissa (Linnaeus,
1758) Cá mòi cờ hoa EN
3
Nematalosa nasus (Bloch, 1795)
Mòi cờ mõm
tròn VU
4 Bostrichthys sinensis (Lacépède,
1802) Cá bống bớp CR
5 Channa maculata (Lacépède,
1802) Cá Chuối EN
3.2.5. Côn trùng
Cánh đồng cỏ năn nơi phát hiện đƣợc loài Chuồn chồn Ngô - Nannophya
pygmaea Rambur nhỏ nhất thế giới và là điểm ghi nhận thứ 2 tại Việt Nam
3.2.6. Lưỡng cư, bò sát
Khu hệ Lƣỡng cƣ, Bò sát khu Tiên Yên xác định đƣợc 11 loài quý hiếm có giá trị bảo tồn:
- Theo danh lục đỏ của IUCN (2016): có 2 loài thuộc cấp độ Sẽ nguy cấp -VU: là Rắn hổ mang chúa - Ophiophagus hannah và Rắn hổ mang trung quốc -
Naja atra.
- Theo sách đỏ Việt Nam (2007): có 8 loài trong đó 01 loài bậc CR - Rất nguy cấp; 04 loài bậc EN - Nguy cấp và 03 loài bậc VU - Sẽ nguy cấp.
- Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ với 01 loài trong phụ lục IB (Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại) và 06 loài trong phụ lục IIB (Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại).
Đặc biệt, khu vực Tiên Yên có loài Rắn hổ mang chúa Ophiophagus hannah có tên trong các danh lục đỏ IUCN (2016) và sách đỏ Việt Nam (2007)
cũng có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
3.2.7. Chim
Khu hệ chim đã xác định đƣợc 07 loài chim cần đƣợc ƣu tiên bảo tồn bao gồm: - 02 loài đƣợc ghi trong Danh lục Đỏ IUCN 2015: 01 loài bậc EN - Nguy cấp và 01 loài bậc NT - Sắp bị đe dọa.
- 04 loài đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 với 02 loài bậc EN - Nguy cấp và 02 loài bậc VU - Sẽ nguy cấp.
- 04 loài đƣợc bảo vệ trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ với 01 loài trong phụ lục IB (Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại) và 03 loài trong phụ lục IIB (Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại).
Trong số các loài chim ƣu tiên bảo tồn cần đặc biệt lƣu ý đến loài Cò mỏ
thìa Platalea minor, đây là loài chim di cƣ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với khu vực nghiên cứu.