Công nghệ nano

Một phần của tài liệu Một số nét về phát triển khoa học và công nghệ ở Thái Lan (Trang 48 - 51)

- Trung tâm Công nghệ Sinh học Quốc gia (BIOTEC)

5. Công nghệ nano

Tháng 8/2003, Nội các Thái Lan thông qua việc thành lập Trung tâm Công nghệ nano Quốc gia (NANOTEC) trực thuộc sự quản lý của NSTDA, MOST. Một trong những nhiệm vụ khẩn cấp của cơ quan này là soạn thảo ra Khung Chiến lược Quốc gia về Công nghệ nano trong giai đoạn 10 năm để đệ trình lên Nội các Chính phủ thông qua Ủy ban Chính sách Công

nghệ nano Quốc gia. Nhiệm vụ và Khung chính sách này sẽ nằm trong Khung Chiến lược KH&CN Quốc gia được Nội các thông qua vào năm 2004. Nhiệm vụ của NANOTEC như sau:

- Soạn thảo một lộ trình phát triển công nghệ nano quốc gia cho Thái Lan

- Hoạt động với vai trò là văn phòng của Ủy ban Chính sách Công nghệ nano Quốc gia (NNPC) do Thủ tướng Thaksin làm chủ tịch. Dưới NNPC, sẽ có 7 Tiểu ban quốc gia, như Phát triển và Xúc tiến các cụm công nghiệp, Phát triển Nguồn nhân lực, Kế hoạch hóa R&D, Tạo dựng Năng lực Cơ sở hạ tầng, An toàn và Đạo đức, Nhận thức và Hiểu biết của cộng đồng, Đánh giá và Giám sát. NANOTEC sẽ hỗ trợ hoàn toàn cho tất cả 7 tiểu ban này.

- Thành lập các mạng lưới nghiên cứu cộng tác và các trung tâm suất sắc ở trên tất cả mọi địa phương bằng cách lắp ghép và tạo ra một khối lượng quan trọng các nhà nghiên cứu và giáo dục có năng lực cao trong lĩnh vực công nghệ nano.

- Phổ biến, thúc đẩy và chuyển giao tri thức đổi mới và hữu dụng về lĩnh vực công nghệ nano cho khu vực công nghiệp và Nhà nước.

- Thực hiện các dự án nghiên cứu nội bộ và hợp tác trong các lĩnh vực cốt lõi của công nghệ nano,

- Đáp ứng nhu cầu nghiên cứu công nghệ nano, thành lập và cung cấp các dịch vụ phân tích và xét nghiệm có sử dụng các dụng cụ phân tích tiên tiến đắt tiền và các thiết bị chế tạo ở mức giá hợp lý.

- Khung chiến lược quốc gia về Công nghệ nano: NNPC được kỳ vọng là sẽ phê chuẩn Khung Chiến lược Quốc gia về Công nghệ nano trong giai đoạn 2006-2015 do NANOTEC soạn thảo kết hợp với rất nhiều chuyên gia và các bên có quyền lợi từ các viện nghiên cứu, các cơ quan Chính phủ và khu vực tư nhân. Sau khi nhận được sự chấp thuận của NNPC, Khung này được đệ trình lên Nội các để xác nhận và triển khai. Kế hoạch này nhằm thúc đẩy phát triển công nghệ nano để hỗ trợ 7 ngành công nghiệp lớn của nước này gồm: lương thực và nông nghiệp, sản xuất ô tô và linh kiện ô tô, điện tử, xăng, hóa chất và dệt, năng lượng, môi trường và y tế. Mục tiêu của kế hoạch là sản xuất ra những sản phẩm dựa trên công nghệ nano trị giá 2,9 tỷ USD trong giai đoạn 10 năm. Các sản phẩm mục tiêu gồm: các hệ thống phân tán thuốc tiên tiến, các ứng dụng và tổng hợp hạt nano, công nghệ màng mỏng và lớp bọc, các thiết bị giám sát hoặc chẩn đoán như các thiết bị cảm biến khí dựa trên ống nano cácbon.., R&D cơ bản về vật liệu nano sinh học, vật liệu nanocomposit, vải thông minh và vải dệt chức năng, các pin nhiên liệu mặt trời thế hệ mới, công nghệ pin nhiên liệu. Kế hoạch này cũng sẽ tăng ngân sách R&D công nghệ nano lên 290 triệu USD trong giai đoạn 10 năm.

- Về vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ nano: Theo điều tra, hiện nay mới chỉ có chưa tới 200 nhà nghiên cứu chuyên về công nghệ nano ở Thái Lan.Việc thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực KH&CN nói chung và công nghệ nano nói riêng là cực kỳ quan trọng đối với việc phát triển nền kinh tế tri thức và công nghiệp của Thái Lan. Khoa Kỹ thuật của Trường đại học Chulalongkurn là cơ quan đầu tiên của Thái tổ chức một chương trình cao học về kỹ thuật nano được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Hiện tại, một số trường đại học quốc gia như Chulalongkorn, Chiangmai và Khonkaen đang xem xét việc thành lập những chương trình đào tạo mới trong lĩnh vực khoa học nano và/hoặc công nghệ nano ở trình độ Thạc sỹ và/ hoặc Tiến sỹ. Nhằm tạo ra một sự hiệp lực mới thông qua việc phối hợp, NSTDA mà đại diện là NANOTEC được đề xuất là phối hợp với các

trường đại học trong việc thực hiện chương trình giảng dạy về công nghệ nano của họ, vì vậy mà kết hợp được các sức mạnh của NSTDA về mặt năng lực R&D với các cơ sở nghiên cứu, và quản lý được các trường đại học về mặt học phần, nguồn nhân lực và thẩm quyền cấp chứng chỉ. Trong năm 2003, Nội các Chính phủ đã thông qua kế hoạch 5 năm giai đoạn 2 của MOST để cung cấp 1500 học bổng toàn phần cho các sinh viên Thái Lan học tập tại nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN. Kế hoạch này cũng dành gần 200 học bổng KH&CN cho NSTDA, trong đó 48 học bổng được dành cho NANOTEC để tuyển dụng sinh viên trong nhiều lĩnh vực khác nhau của công nghệ nano cũng như các học bổng công nghệ nano bổ sung cho các trường đại học quốc gia.

Để tạo dựng Năng lực Cơ sở hạ tầng, từ năm 2003, một số trường đại học như Mahidol, Khonkaen, Chiềng Mai, Kasetsart và Chulalongkon đã thành lập các trung tâm nghiên cứu mới chuyên về công nghệ nano. Hiện tại có ít nhất 40 phòng thí nghiêm ở Thái Lan đang tiến hành nghiên cứu có liên quan tới công nghệ nano. Chương trình Khung đề xuất đầu tư hơn 2 tỷ Baht (50 triệu USD) cho toàn quốc để xây dựng một loạt các thiết bị và dụng cụ phức tạp, cần thiết đối với công nghệ nano.

Một phần của tài liệu Một số nét về phát triển khoa học và công nghệ ở Thái Lan (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)