Chính sách của Chính phủ hỗ trợ công nghệ sinh học

Một phần của tài liệu Một số nét về phát triển khoa học và công nghệ ở Thái Lan (Trang 43 - 44)

Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, Chính phủ tài trợ khoảng 80% nghiên cứu và phát triển và đưa ra các chính sách và chương trình nghị sự cho nghiên cứu. Phần lớn tài trợ cho nghiên cứu ở Thái Lan có nguồn gốc từ Chính phủ. Tài trợ tư nhân cho nghiên cứu còn rất hạn chế. Do vậy, khả năng sẵn có và dồi dào kinh phí cho nghiên cứu vẫn là thách thức cơ bản trong lĩnh vực này. Hiện nay, có 4 tổ chức/kênh chủ yếu có trách nhiệm quản lý và quản trị kinh phí của Chính phủ cho nghiên cứu. Các tổ chức này là NSTDA, TRF, NRCT và các trường đại học.

Đầu năm 2002, Thái Lan chi 60 triệu Baht/năm trong 5 năm cho 6 dự án nghiên cứu bộ gen nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và y học của đất nước. Các dự án này bao gồm các nghiên cứu về bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt rét, bệnh thiếu máu Địa Trung Hải, bệnh nhiễm axit ống thận do rối loạn ở thận gây ra.Các dự án này là kết quả của sự hợp tác giữa NRF và BIOTEC. Cùng với ngân sách thường niên 60 triệu Baht, năm 2002 trường đại học Mahidol chi 10 triệu Baht cho Dự án nghiên cứu bộ gen do trường thực hiện. Tuy nhiên, tổng chi phí đầu tư vẫn còn rất nhỏ so với các nước như Nhật Bản và Đài Loan. Thái Lan Nhiều nghiên cứu được thực hiện trong lĩnh vực hàn lâm nhằm giải quyết các vấn đề của địa phương, một phần là do những hạn chế về kinh phí, song cũng bởi sự hạn chế về nhân lực và các nguồn lực khác. Năm 2002, các trường đại học đào tạo được 126.661 sinh viên tốt nghiệp, trong đó 105.067 có bằng cử nhân, 18.452 có bằng thạc sĩ, 2.970 có bằng diplom và chỉ có 172 người có bằng Tiến sĩ. Trong số các bằng cử nhân chỉ có 8% về y học và các khoa học sức khỏe và 6% về các khoa học tự nhiên. Điều này phản ánh cơ hội sự nghiệp nghèo nàn trong các lĩnh vực này. Đến năm 2020, số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học sẽ tăng đến 2000 với trình độ tiến sĩ, 20.000 với trình độ thạc sĩ và 200.000 với trình độ cử nhân.

Mặc dù nhấn mạnh đến "nghiên cứu ứng dụng", nhưng vẫn có ít thành công và điều này phản ánh việc thiếu sự tương tác giữa khu vực hàn lâm và ngành công nghiệp.

Các chính sách công nghệ sinh học được bao quát trong Kế hoạch Khoa học và Công nghệ Quốc gia, được mô tả trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội và Quốc gia hiện đang là kế

hoạch lần thứ 9 (2001-2006). Kế hoạch lần thứ 9 có ít thay đổi so với kế hoạch lần thứ 8, chủ yếu vạch ra nhu cầu:

- Phát triển các liên kết giữa R&D và người sử dụng cuối cùng thông qua việc cải thiện hệ thống chuyển giao công nghệ và sự tham gia của người sử dụng cuối cùng;

- Tích hợp công nghệ thông thường với công nghệ sinh học thông qua các mạng lưới R&D và những đóng góp chung của khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân;

- Phát triển cơ sở hạ tầng thông qua nâng cấp các nguồn nhân lực, thể chế và phân phối các nguồn lực hợp lý.

Một phần của tài liệu Một số nét về phát triển khoa học và công nghệ ở Thái Lan (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)