III. PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở THÁI LAN 1 Công nghiệp ô tô
3. Công nghệ sinh học của Thái Lan
Chính phủ Thái Lan coi công nghệ sinh học là lĩnh vực tạo ra cơ hội quan trọng. Lĩnh vực này được thúc đẩy bởi nhu cầu về các sản phẩm và các quy trình công nghệ sinh học trong nước, cũng như nhận thức về mối nguy hiểm khi tụt hậu quá xa đằng sau các nước láng giềng. Thái Lan không muốn bỏ lỡ cơ hội đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao này. Tuy nhiên, cho đến nay, Thái Lan đã không mấy thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư. Chính phủ Thái Lan đã nhận thức được giá trị tiềm năng của công nghệ sinh học để góp phần nâng cao năng suất, đặc biệt là về khía cạnh tầm quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp và lương thực thực phẩm đối với nền kinh tế của Thái Lan. Vì vậy, Chính phủ đã xác định 2 lĩnh vực trọng tâm cho những nỗ lực trong công nghệ sinh học:
- Cải thiện năng suất nông nghiệp; - Cải thiện sức khoẻ của công chúng.
Ngành công nghiệp công nghệ sinh học của Thái Lan còn rất non trẻ; đã có một số sản phẩm tiềm năng tuy nhiên rất ít sản phẩm được thương mại hoá. Các sản phẩm của ngành công nghiệp sinh học được thương mại hoá ở Thái Lan đều là các sản phẩm thuộc thế hệ thứ nhất. Ngành công nghiệp sinh học của Thái Lan bao gồm ngành sản xuất axit amin làm thức ăn chăn nuôi, biến tính tinh bột sắn, sản xuất hạt giống lai, nhân giống cây thương mại bằng nuôi cấy mô, sản xuất thứ cấp kháng sinh và vắc xin cho động vật. Công nghệ được khu vực tư nhân sử dụng chủ yếu là công nghệ nhập khẩu, với lực lượng nhân công có tay nghề tốt hơn và hiểu biết ngày càng cao hơn, có vai trò tích cực trong việc lựa chọn và phát triển công nghệ nhập.
Chính phủ Thái Lan hỗ trợ các chương trình R&D nhằm giảm thiểu tác dụng bất lợi của các hoá chất đối với môi trường và sức khoẻ con người. Chính phủ cũng tích cực hỗ trợ các
chương trình phát triển nhân lực, đàn gia súc và các sản phẩm chẩn đoán và chữa bệnh trong nước chú trọng vào các loại bệnh/bệnh dịch trong khu vực. Thái Lan đang thực hiện các chương trình khuyến khích tạo dựng lĩnh vực công nghệ sinh học có danh tiếng ở Thái Lan; các chương trình này chủ yếu diễn ra ở Công viên Khoa học rộng 80 mẫu Anh được xây dựng ở Rangsit, cách Bangkok 20 km. Công viên này cung cấp các cơ sở ươm tạo, nhà máy sản xuất thử, nhà kính và các tiện nghi, cũng như các hỗ trợ về tài chính, quản lý và trợ giúp pháp lý. NSTDA và BIOTEC đã chuyển đến đây vào tháng 6/2002. Hy vọng Công viên này sẽ cung cấp tối đa điều kiện cần thiết để thu hút các nhà đầu tư tư nhân. Các lĩnh vực chính được nghiên cứu của công nghệ sinh học, gồm:
1) Công nghệ sinh học vật nuôi, 2) Công nghệ sinh học cây trồng, 3) Chương trình phòng trừ sinh học, 4) Chương trình công nghệ sinh học tôm, 5) Chế biến thực phẩm,
6) Công nghệ chế biến sắn và bột sắn, 7) Y sinh học.