a) Hiệu quả về môi trường
3.2.6.4. Giải pháp về sử dụng tài nguyên rừng
a) Khai thác rừng
- Tất cả diện tích rừng trồng đến tuổi thành thục công nghệ, rừng tre nứa tự nhiên thuộc rừng sản xuất là những đối tượng được đưa vào khai thác phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện trong giai đoạn tới.
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khai thác rừng phù hợp với từng đối tượng theo Quy chế quản lý rừng, quy chế khai thác gỗ và lâm sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Các chủ rừng căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mình, xây dựng kế hoạch khai thác rừng hàng năm và kế hoạch trồng lại rừng sau khai thác báo cáo cấp có thẩm quyền.
b) Chế biến lâm sản
Để phát huy lợi thế của ngành chế biến lâm sản, trong giai đoạn tới cần giải quyết tốt những vấn đề cơ bản sau đây:
- Rà soát và sắp xếp lại các cơ sở chế biến vừa và nhỏ trên địa bàn để chủ động trong việc quản lý nguồn nguyên liệu, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế sự lãng phí trong sử dụng tài nguyên rừng. Từng bước đầu tư nâng cấp toàn bộ các cơ sở chế biến gỗ và lâm đặc sản trong vùng với trang thiết bị và công nghệ mới, tiên tiến để tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, đồng thời đầu tư xây dựng từ 1 – 2 nhà máy chế biến các sản phẩm như ván ghép thanh, ván MDF, đồ nội thất cao cấp, v.v... có quy mô lớn, dây chuyền chế biến từ nguyên liệu thô tới sản phẩm tiêu dùng cuối cùng phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
-Đầu tư công nghệ tiên tiến cho công nghiệp chế biến, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá lâm sản chế biến. Khuyến khích tích tụ đất đai để tạo thành các vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung. Đồng thời tạo điều kiện xây dựng các cơ sở chế biến theo quy mô lớn, trên cơ sở sử dụng nguyên liệu từ gỗ rừng trồng và gỗ vườn rừng kết hợp với chế biến các lâm sản khác nhằm tận dụng và nâng cao giá trị sản phẩm từ rừng góp phần thúc đẩy phong trào tái tạo lại rừng.
-Phương thức quản lý các cơ sở chế biến cần phải thay đổi, giao cho 1 cơ quan đầu mối theo dõi, kiểm tra tình hình chế biến lâm sản để có thể nắm bắt được lượng cung cấp và tiêu thụ gỗ trên thị trường, từ đó có phương án điều chỉnh trồng rừng kinh tế sao cho phù hợp.
2.3.6.5. Giải pháp về vốn
Nguồn vốn đầu tư được huy động từ các nguồn:
- Vốn Ngân sách Trung ương thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia, Nghị quyết 30a/NQ-CP, Chương trình Bảo vệ và Phát triển rừng, lồng ghép từ các Chương trình Dự án khác như: Chương trình 135, vốn tín dụng đầu tư phát triển vùng nguyên liệu giấy sợi, v.v...
- Vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. - Vốn tự có trong nhân dân (bao gồm vốn và nhân công nhàn rỗi).
2.3.6.6. Giải pháp về hệ thống chính sách
a) Giải pháp về chính sách giao đất khoán rừng
Cụ thể hoá và hoàn thiện chính sách giao đất khoán rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân quản lý, trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Khuyến khích các tổ chức, tập thể và cá nhân nhận đất, nhận rừng để bảo vệ, làm vườn rừng và sản xuất nông lâm kết hợp. Ưu tiên giao đất, giao và khoán rừng phòng hộ cho các cộng đồng, hợp tác xã, hộ gia đình để quản lý bảo vệ và hưởng lợi lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch đãđược cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Về chính sách hưởng lợi
- Xây dựng chính sách hưởng lợi từ rừng, nhằm đảm bảo lợi ích cho người trồng rừng, qua đó khuyến khích người dân tham gia gây trồng rừng. (Thực hiện theo chính sách tại Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp).
- Khuyến khích các chủ rừng trồng rừng sản xuất trên cơ sở thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước tại Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 –2015.
- Thực hiện chính sách ưu đãi về vốn vay và thuế cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào trồng rừng và phát triển lâm nghiệp (nên giảm thuế thuê đất, áp dụng các thủ tục đơn giản, lãi suất ưu đãi trong vay vốn tín dụng đầu tư trồng rừng, thu hồi vốn và lãi khi kết thúc chu kỳ kinh doanh...).
c) Về chuyển đổi rừng
Tuân thủ Luật bảo vệ và phát triển rừng QH11 ngày 3/12/2004; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định số 48/2007/ND-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng; Thông tư số 24/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sang rừng sản xuất được quy hoạch rừng sản xuất thành rừng phòng hộ, đặc dụng theo Chỉ thị số 38/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện theo đúng các quy định về quản lý, bảo vệ và chuyển đổi mục đích sử dụng các loại rừng theo đúng các quy định hiện hành, nhằm thực hiện tốt quy hoạch 3 loại rừng sau điều chỉnh, đảm bảo sử dụng rừng hiệu quả, khai thác tốt tiềm năng rừng và đất rừng trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua quá trìnhđiều tra, đánh giá chung về tình hìnhđiều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Mù Cang Chải trong những năm gần đây cho thấy: Mù Cang Chải là một huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trìnhđộ dân trí còn hạn chế, phương thức canh tác của người dân còn lạc hậu (gần 90% dân số là người Mông, sống trên các sườn núi cao), thực trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng vẫn thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, tiềm năng cho phát triển lâm nghiệp của huyện còn rất lớn, diện tích đất chưa có rừng còn lớn.
Thực tế công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển lâm nghiệp củahuyện còn nhiều bất cập. Việc quy hoạch 3 loại rừng chưa được cụ thể hóa, chưa có mốc giới rõ ràng. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác rừng vẫn xảy ra thường xuyên, v.v…
Qua thời gian nghiên cứu đề tài đãđạt được các mục tiêu và hoàn thành các nội dung đặt ra phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Trên cơ sở các quan điểm, định hướng phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 cũng như các quan điểm, mục tiêu, định hướng và nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp của tỉnh, huyện; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện; Quy hoạch sử dụng đất đai của tỉnh, của huyện; v.v… cùng với việc nghiên cứu đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, kết quả quá trình thực hiện quy hoạch trước đây, hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp và hiện trạng tài nguyên rừng, đất rừng. Đề tài đã thực hiện quy hoạch 3 loại rừng và đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch. Việc quy hoạch 3 loại rừng: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là hết sức phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, từ đó làm cơ sở cho việc quy hoạch bảo vệ và phát triển chi tiết cho từng loại rừng theo hướng hiệu quả và bền vững.
Đề tài đã đưa ra được các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh, trồng mới cho từng loại rừng. Trên cơ sở các kết quả điều tra hiện trạng, các văn bản của Chính phủ, Bộ NN&PTNT về danh mục các loài cây lâm nghiệp cho
các vùng kinh tế, vùng sinh thái của tỉnh Yên Bái, đề tài đã đưa ra được tập đoàn các loài cây trồng lâm nghiệp cho từng mục đích trồng rừng. Xây dựng được bản đồ quy hoạch bảo vệ và phát triển 3 loại rừng huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2013 – 2020 làm cơ sở và định hướng cho các chủ rừng, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện thực hiện.
Các kết quả nghiên cứu giúp cho công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang Chải ổn định trong 8 năm tới. Là cơ sở cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các chủ quản lý rừng và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng, đất rừng góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển, giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội.
2. Tồn tại
Trong quá trình thực hiện đề tài do hạn chế về mặt thời gian và trình độ của bản thân nên còn một số vấn đề chưa làm rõ:
- Công tác quy hoạch 3 loại rừng mới chỉ dừng lại ở cấp vĩ mô;
- Chưa đánh giá được các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn huyện để có cơ sở đề xuất giải pháp lồng ghép các chương trình, dự án hiện có trên địa bàn với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, tránh sự chồng chéo trong quy hoạch, đầu tư;
- Dự kiến nhu cầu vốn cũng như ước tính hiệu quả kinh tế chưa cụ thể, chủ yếu dựa trên các văn bản định mức chung của Bộ NN&PTNT, của huyện, của tỉnh. Hiệu quả môi trường và xã hội mới chỉ dừng lại ở mức định tính. Nên chưa quy hoạch các biện pháp hỗ trợ các tác động có lợi và hạn chế các tác động bất lợi trong bảo vệ và phát triển rừng.
3. Khuyến nghị
- Cần tiếp tục nghiên cứu quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đáp ứng yêu cầu của quy hoạch hiện nay là đảm bảo phát triển cả 3 yếu tố kinh tế, xã hội và môi
trường (huyện Mù Cang Chải có tới 95% diện tích rừng là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng);
- Sau khi quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của huyện được phê duyệt cần sớm triển khai lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã;
- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng, phát triển và đánh giá về năng suất, chất lượng các loài cây trồng bản địa cho mục đích trồng rừng, làm giầu rừng trên địa bàn huyện. Đề xuất được các mô hình trồng rừng sản xuất có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường;
- Bố trí đầy đủ và kịp thời vốn cho việc phát triển rừng, đặc biệt là vốn vay cho phát triển rừng sản xuất, tăng vốn ngân sách cho việc bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt
1. Nguyễn Ngọc Bình, 1996,Đất rừng Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2004, Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, Hà Nội.
3. Báo cáo thuyết minh tổng hợp, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch
sử dụng kỳ đầu 2011 – 2015 huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, Mù Cang
Chải, 2012.
4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2004,Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về việc hướng dẫn thi hành luật đất đai, Hà Nội.
5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2007, Chiến lược phát triển lâm nghiệp
Việt Nam, giai đoạn 2006 –2020.
6. Trần Thị Hồng Hạnh (2011), Nghiên cứu đề xuất những nội dung cơ bản quy
hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học lâm nghiệp, Hà Nội.
7. Vũ Văn Mễ, Claude Desloges, 1996, Phương pháp quy hoạch sử dụng đất và
giao đất lâm nghiệp có người dân tham gia, Dự án GCP/VIE/ITA, Hà Nội.
8. Nguyễn Bá Ngãi, 2001, Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch
phát triển lâm, nông nghiệp cấp xã vùng trung tâm miền núi phía Bắc Việt
Nam, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây. 9. Nguyễn Ngọc Nông, Lương Văn Hinh, Đặng Văn Minh, Nguyễn Thị Bích Hiệp,
2004, Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội.
10. Đặng Văn Phụ, Hà Quang Khải, 1997, Khái niệm về hệ thống sử dụng đất, Tài liệu tập huấn dự án hỗ trợ lâm nghiệp xã hội, Trường Đại học lâm nghiệp,
Hà Nội.
11. Nguyễn Xuân Quát, 1996, Sử dụng đất tổng hợp và bền vững, Cục khuyến nông
và khuyến lâm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2003,Luật đất đai 2003, Hà Nội.16/6
13. Quốc hội nước CHXHCN Việ Nam (2004), Luật bảo vệ và phát triển rừng
14. Nguyễn Thị Như Quỳnh, 2009, Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất
quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ,
Luận văn Thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
15. Quyết định số 578/QĐ-UBND, ngày 22/5/2013 về việc phê duyệt Dự án điều
chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 –2020.
16. Tổng cục địa chính, 1994, Dự thảo định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm
2000 và kế hoạch giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác, Hà Nội.
17. Nguyễn Nhật Tân, Nguyễn Thị Vòng, 1995, Bài giảng - Quy hoạch vùng lãnh thổ, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
18. Trường ĐHLN, 2004,Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong lâm nghiệp, Bài
giảng.
19. Lê Quang Trí, 2005, Giáo trình quy hoạch sử dụng đất, Bộ môn Khoa Học Đất & QLĐĐ, Khoa Nông nghiệp, Đại Học Cần Thơ.
20. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2007, Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg, ngày 05/02/2007 về việc Ban hành Chiến lược phát triển
lâm nghiệp Việt Nam giao đoạn 2006 – 2020, Hà Nội.
21. Thông tư 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 về Hướng dẫn lập quy hoạch kế
hoạch Bảo vệ và Phát triển Rừng.
22. Trần Hữu Viên, 1997, Quy hoạch sử dụng đất và giao đất có sự tham gia của
người dân, Tài liệu tập huấn dự án hỗ trợ sản xuất lâm nghiệp xã hội,
Trường Đại học lâm nghiệp, Hà Nội.
23. Lê Sỹ Việt, Trần Hữu Viên (1999), Giáo trình Quy hoạch Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
24. Trần Hữu Viên, 2005, Giáo trình quy hoạch sử dụng đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
25. Trần Hữu Viên, 2005, Bài giảng cơ sở quy hoạch vùng lãnh thổ (dùng cho học viên cao học), Trường Đại học lâm nghiệp, Hà Nội.
Tài liệu tiếng anh
26. Dent, D.A, 1986, Guidelines for Land use planning in Developing Coutries, Soil survey and Land Evaluation 1986, Vol. 8 (2), S. 67–76, Nowich.
27. FAO, 1976, A Framework for Land Eveluation – FAO soil bulletin 1976, No.
32, 87S, Rome (I dent, Mit ILRI 1977).
28. FAO, 1993, Guidelines for land use planning, Divelopment series No. 1, FAO,
Rome.
29. Fresco L.O, H.G.J Huizing, H. Van Keulen, H.A. Luing and R.A. Schipper,
1993, Land evaluation and farming system analysis for land use planning,
FAO/ITC/Wageningen Agricultural University, FAO working document, 200p.
30. Wilkingson, G.K, 1985, The Role of Legislation in Land use Planning for Developmet Coutries, FAO Legislative Study No. 31, 160S, Rome 1985.
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp theo chương trìnhĐào tạo Thạc sĩ Lâm nghiệp khóa 19b (2011 - 2013).
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Khoa Sau đại học cũng như của các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp, Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm