Tổng hợp vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 106 - 110)

b) Quy hoạch 3 loại rừng theo đơn vị hành chính

3.2.5.1. Tổng hợp vốn đầu tư

a) Căn cứ xác định vốn đầu tư thực hiện quy hoạch

- Quyết định số 661/QĐ-TTg, ngày 29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;

- Quyết định số 4361/QĐ-BNN-PTLN, ngày 17/10/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Về việc Ban hành quy định trình tự nội dung lập hồ sơ thiết kế dự toán các công trình Lâm sinh thuộc dự án 661 và các Dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách (hoặc vốn tài trợ);

- Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN, ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng;

- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo trong cả nước;

- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg, ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ Về việc Ban hành một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 –2015;

- Quyết định số 705/TTg-KGVX, ngày 11/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ Về việc Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP;

- Thông tư số 08/2009/TT-BNN, hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính Phủ;

b) Tổng hợp vốn đầu tư

Với đặc thù là một huyện vùng cao đặc biệt khó khăn, để góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, huyện Mù Cang Chải cần rất nhiều các chính sách, dự án hỗ trợ đầu tư. Hiện nay huyện Mù Cang Chải đang được hỗ trợ đầu tư theo các Chương trình 134, 135, 30a của Chính phủ. Trong phạm vi đề tài chỉ tổng hợp vốn đầu tư theo sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

Tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch dự kiến đến năm 2020 là 949.128,86 triệu đồng. Vốn đầu tư thực hiện quy hoạch dự kiến cho các hạng mục cụ thể như sau:

- Hỗ trợ bảo vệ diện tích rừng hiện có, rừng hình thành trong quá trình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, rừng trồng mới hết giai đoạn chăm sóc chuyển sang bảo vệ. Định mức đầu tư hỗ trợ là 200.000đ/ha/năm trong 5 năm, tổng vốn đầu tư trong kỳ quy hoạch là 62.986,73 triệu đồng. Trong đó:

+ Rừng đặc dụng: 20.108,20 triệu đồng; + Rừng phòng hộ: 40.771,84 triệu đồng; + Rừng sản xuất: 2.106,69 triệu đồng.

- Hỗ trợ khoanh nuôi phục hồi rừng 200.000đ/ha/năm trong năm 5, tổng vốn đầu tư trong kỳ quy hoạch là 26.208,64 triệu đồng, trong đó:

+ Rừng đặc dụng: 0,00 triệu đồng; + Rừng phòng hộ: 11.289,79 triệu đồng; + Rừng sản xuất: 14.918,85 triệu đồng.

- Hỗ trợ trồng rừng mới: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 10.000.000đ/ha (Bao gồm trồng và chăm sóc 4 năm đầu) đối với rừng đặc dụng và rừng sản xuất, tổng vốn đầu tư là 854.133,50 triệu đồng, trong đó:

+ Rừng đặc dụng: 0,00 triệu đồng;

+ Rừng phòng hộ: 404.125,10 triệu đồng;

+ Rừng sản xuất: Hỗ trợ theo Nghị quyết 30a của Chính phủ là 5.000.000đ/ha (gồm chi phí trực tiếp và chi phí phục vụ), tổng vốn đầu tư là 450.008,40 triệu đồng.

- Trồng cây phân tán: 300.000 cây x 5.000đ/cây = 1.500, 00 triệu đồng. - Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh: Tổng vốn đầu tư dự kiếnlà 4.300,00 triệu đồng, bao gồm:

+ Xây mới vườn ươm: 600 triệu đồng;

+ Xây dựng trạm bảo vệ rừng: 300 triệu đồng; + Xây dựng đường băng cản lửa: 3.400 triệu đồng. c) Phân kỳ vốn đầu tư thực hiện quy hoạch

Tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch dự kiến giai đoạn 2013 - 2020 là 949.128,86 triệu đồng, trong đó giai đoạn 2013 –2015 là 360.151,90 triệu đồng và giai đoạn 2016- 2020 là 588.976,96 triệu đồng(chi tiết tại bảng 3.10).

Tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch dự kiến phân theo giai đoạn được tổng hợpchi tiết tại bảng 3.10 sau:

Từ kết quả bảng 3.10 cho thấy:

- Tổng vốn bảo vệ rừng hiện có, rừng phục hồi do khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, rừng trồng mới kết hết giai đoạn chăm sóc chuyển dang bảo vệ cả kỳ quy hoạch là 62.986,73 triệu đồng, trong đó giai đoạn 2013 – 2015 là 19.032,02 triệu đồng và giai đoạn 2016 –2020 là 43.954,71 triệu đồng.

- Tổng vốn phát triển rừng gồm: (i) Khoanh nuôi phục hồi rừng; (ii) Trồng rừng mới; và (iii) Trồng cây phân tán, trong cả kỳ quy hoạch là 881.842,14 triệu đồng, trong đó giai đoạn 2013 - 2015 là 338.219,89 triệu đồng và giai đoạn 2016 - 2020 là 543.622,25 triệu đồng.

Bảng 3.10: Tổng vốn đầu tư quy hoạch phân theo giai đoạn

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Hạng mục Tổng vốn

Phân theo giai đoạn 2013 - 2015 2016 - 2020 Tổng vốn đầu tư cho lâm nghiệp 949128,86 360151,90 588976,96

1 Bảo vệ rừng hiện có, rừng phục hồi do khoanh

nuôi, rừng trồng mới hết giai đoạn chăm sóc 62986,73 19032,02 43954,71

- Rừng đặc dụng 20108,20 8043,28 12064,92 - Rừng phòng hộ 40771,84 10484,03 30287,81 - Rừng sản xuất 2106,69 504,71 1601,98

2 Phát triển rừng 881842,14 338219,89 543622,25

2.1 Khoanh nuôi phục hồi rừng 26208,64 14455,89 11752,75

- Rừng đặc dụng 0,00 0,00 0,00 - Rừng phòng hộ 11289,79 7483,53 3806,26 - Rừng sản xuất 14918,85 6972,36 7946,49 2.2 Trồng rừng mới 854133,50 323264,00 530869,50 - Rừng đặc dụng 0,00 0,00 0,00 - Rừng phòng hộ 404125,10 217545,60 186579,50 - Rừng sản xuất 450008,40 105718,40 344290,00 2.3 Trồng cây phân tán 1500,00 500,00 1000,00

3 Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp 4300,00 2900,00 1400,00

- Xây mới vườn ươm 600,00 600,00 0,00

- Trạm bảo vệ rừng 300,00 300,00 0,00 -Đường băng cản lửa 3400,00 2000,00 1400,00

- Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp (xây dựng mới vườn ươm, xây dựng trạm bảo vệ rừng và xây dựng đường băng cản lửa), trong cả kỳ quy hoạch dự kiến là 4.300 triệu đồng, trong đó giai đoạn 2013 - 2015 là 2.900 triệu đồng và giai đoạn 2016- 2020 là 1.400 triệu đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 106 - 110)