Giải pháp về khoa hoc công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 114 - 116)

a) Hiệu quả về môi trường

3.2.6.3. Giải pháp về khoa hoc công nghệ

a) Về kỹ thuật

- Áp dụng và xây dựng, hoàn thiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật về trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, cải tạo nuôi dưỡng và làm giàu rừng, v.v…để phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng khu vực trên địa bàn huyện.

- Lựa chọn những cây trồng thích hợp với nhiều dạng địa hình, khí hậu, đất đai khác nhau, sinh trưởng nhanh và có chu kỳ kinh doanh ngắn (như keo lai, bạch đàn mô, v.v...) đưa vào trồng rừng thâm canh, rút ngắn chu kỳ kinh doanh xuống 7- 8 năm, đưa nghề rừng trở thành mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế lâmnghiệp của huyện.

- Tiến hành làm giầu rừng trên những diện tích rừng thưa, kém chất lượng bằng biện pháp khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung những loài cây trồng bản địa có giá trị kinh tế cao, tăng giá trị canh tác lâm nghiệp

- Thay thế dần những cây trồngkém chất lượng bằng những loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao và có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái. Lựa chọn những cây trồng đa tác dụng, không chỉ cung cấp gỗ, mà còn cung cấp lâm sản ngoài gỗ, bảo vệ môi trường, cải tạo đất đai, v.v…

- Tăng cường công tác quản lý giống, hoàn thiện quy hoạch giống cây lâm nghiệp, chuyển hóa các rừng giống từ các lâm phần được tuyển chọn, ưu tiên các loại cây trồng bản địa có giá trị, cây đặc sản, v.v... Xây dựng được chỉ dẫn địa lý cho các rừng giống để làm cơ sở cung cấp giống đủ tiêu chuẩn, đúng chất lượng cho huyện, tỉnh và các vùng lân cận.

- Nghiên cứu tạo giống cây mới, nhập nội những giống cây sinh trưởng nhanh, năng suất tốt. Áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ nuôi cấy mô tế bào vào sản xuất giống, nhằm đảm bảo có nguồn giống đủ số lượng và chất lượng để phục vụ công tác trồng rừng trong giai đoạn tới.

- Xây dựng các vườn ươm cố định và tạm thời gần địa điểm trồng rừng để giảm chi phí vận chuyển cây con, tập trung từ 4 - 5 loài phổ biến như Thông, Keo, Mỡ, v.v... để đảm bảo đủ nguồn cung ứng cây con cho mùa vụ trồng rừng nhằm hạ giá thành chí phí đầu tư trồng rừng.

- Lựa chọn các loài cây sinh kế kết hợp với các loài cây trồng chính để phá bỏ độc canh các loài cây hàng năm có thể làm bạc mầu, thoái hóa đất trên nương dẫy để đảm bảo canh tác nông lâm kết hợp bền vững và hiệu quả, thực hiện tốt công tác phát triển rừng theo quy hoạch.

-Tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. b) Về công tác khuyến lâm

Coi trọng và đẩy mạnh công tác khuyến lâm, xây dựng lực lượng khuyến lâm cơ sở vững mạnh, trong đó tập trung vào các khâu:

- Gieo ươm tạo cây con, chọn lọc cây giống tại chỗ để tiết kiệm chi phí vận chuyển cây con và nâng cao chất lượng rừng trồng từ những cây con sinh trưởng tốt.

- Hướng dẫn các nội dung kỹ thuật lâm sinh cơ bản để áp dụng cho các công đoạn: Trồng, chăm sóc rừng cho từng loài cây cụ thể thuộc các tiểu vùng sinh thái khác nhau, đặc biệt là kỹ thuật trồng rừng thâm canh thông qua các lớp tập huấn tổ chức hàng năm cho các cá nhân, nhóm hộ gia đình tham gia sản xuất lâm nghiệp.

- Chú trọng xây dựng các mô hình kinh tế lâm nghiệp, trang trại hộ gia đìnhở vùng cao. Xây dựng các mô hình khuyến lâm cho các loại hình rừng trồng phòng hộ kết hợp kinh tế, rừng trồng kinh tế kếthợp phát triển lâm sản ngoài gỗ, v.v...

- Đầu tư kinh phí trồng thử nghiệm một số loài cây trồng mới và xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất như mô hình cây gỗ lớn, mô hình thâm canh rừng sản xuất, v.v...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 114 - 116)