Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành và biến động tính đa dạng loài thực vật rừng theo không gian tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 40 - 45)

Chương 3 : ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.2.Điều kiện kinh tế xã hội

3.2.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư

3.2.1.1. Dân tộc và tập quán

Dân cư trong vùng gồm 4 dân tộc chính: Dao, Sán dìu, Kinh và Hoa, người Dao chiếm tới 99%. Do tập quán sản xuất chính là làm nương rẫy và khai thác nên ảnh hưởng đến tài nguyên thực vật Khu bảo tồn.

3.2.1.2. Dân số, lao động và phân bố dân cư

- Dân số lao động

Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng tiếp giáp với 29 thôn bản, trong đó có 9 bản với số dân ước khoảng 2.200 người (chiếm 27,7 tổng số dân số 5 xã) của 350 hộ gia đình nằm trong phạm vi quản lý của Khu bảo tồn.

Mật độ dân số bình quân 25 người/km2, cao nhất là xã Vũ Oai 39 người/km2, thấp nhất là xã Kỳ Thượng 15 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 1,94% .

- Phân bố dân cư

Phân bố dân cư trong khu vực không đều, hầu hết các thôn bản đều tập trung ven đường, nơi tương đối bằng phẳng, có điều kiện canh tác lúa nước. Trong phạm vi nghiên cứu có diện tích 16.878,7 ha, chiếm 52% tổng diện tích 5 xã, nhưng chỉ có 9 thôn bản với 2.200 nhân khẩu, bằng 27,7% tổng dân số.

3.2.2. Cơ sở hạ tầng

- Giao thông

Con đường huyết mạch đường tỉnh lộ 326 và 279 nối giữa tỉnh Bắc Giang với thị xã Cẩm Phả chạy qua phía ngoài Khu bảo tồn là đặc điểm quan trọng hàng đầu góp phần xây dựng, phát triển kinh tế xã hội địa phương. Gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, mạng lưới giao thông liên thôn, liên bản được đầu tư mở mang, tu sửa làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Tuy nhiên mật độ đầu tư còn hạn chế, cùng các yếu tố bất lợi của thiên nhiên, thời tiết nên các nhánh đường này thường gồ ghề, nhỏ hẹp qua nhiều dốc cao, khe suối nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

- Giáo dục

Các xã trong vùng dự án hầu hết đã có trường học tiểu học, trường PTTH cơ sở ở trung tâm, phòng học phổ biến là nhà cấp IV, trang thiết bị và

đồ dùng học tập còn rất nhiều thiếu thốn, tại thôn bản có những lớp học ghép. Tỷ lệ trẻ em đến trường đạt 97 ÷ 98%. Chất lượng việc dạy và học chưa cao trình độ học sinh thấp hơn so với trung bình khu vực.

- Y tế

Các xã có trạm y tế tại trung tâm xã, ở các bản có cán bộ y tế thôn bản, tuy nhiên trang thiết bị của các cơ sở y tế còn thiếu, trình độ cán bộ y tế thấp nên không đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của bà con nhân dân. Các bệnh sốt rét, suy dinh dưỡng vẫn chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt ở các xã vùng sâu.

- Đời sống văn hoá xã hội

Khu vực Đồng Sơn - Kỳ Thượng là vùng cao của huyện Hoành Bồ, nên đời sống văn hoá xã hội của người dân còn thấp. Do nhiều thôn bản chưa có điện lưới quốc gia nên chỉ một số ít gia đình có ti vi, phương tiện thông tin liên lạc vẫn còn rất ít.

3.2.3. Thực trạng các ngành kinh tế

Nghề nghiệp chủ yếu của người dân ở đây là sản xuất nông nghiệp thuần túy với phương thức canh tác trên sườn dốc nên đời sống của ngươi dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, tình trạng đói nghèo và lạc hậu vẫn chưa giảm. Dẫn tới hành động đốt nương làm rẫy, chặt phá rừng bừa bãi. Đặc biệt là tình trạng khai thác buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép phức tạp và khó quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.

3.2.4. Đánh giá chung về kinh tế xã hội trong khu vực * Thuận lợi: * Thuận lợi:

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của khu vực đang có xu hướng chuyển đổi tích cực, mở rộng quan hệ sản xuất với các địa phương lân cận. Lực lượng lao động khá dồi dào, người dân có truyền thống sản xuất nông, lâm nghiệp và quan tâm, gắn bó với rừng.

Tiềm lực về tài nguyên rừng, thành phần loài tái sinh và tổ thành rừng đa dạng, phong phú là nguồn lợi lớn cho người dân địa phương. Diện tích đất lâm nghiệp lớn, phù hợp với nhiều loài cây lâm nghiệp. Đây là một tiềm năng rất lớn để phát triển trồng rừng kinh tế, mang lại hiệu quả cao.

Chương trình trồng rừng kinh tế và nhận khoán bảo vệ rừng đang nhận được sự quan tâm, đầu tư lớn của Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương và các doanh nghiệp. Đây là những loài cây được đưa vào cơ cấu cây trồng phát triển kinh tế tại địa phương, nhận được sự hưởng ứng cao của nhân dân, trong tương lai gần sẽ là nhóm cây chủ lực phát triển kinh tế của hộ gia đình.

* Khó khăn:

Có 4 trong 5 xã trong khu vực thuộc diện các xã đặc biệt khó khăn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân rất thấp. Tỷ lệ đói nghèo chiếm tới 45% số hộ gia đình.

Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp với tập quán canh tác cũ, trình độ thâm canh không cao nên năng suất cây trồng vật nuôi thấp.

Nền kinh tế còn mang tính tự cung, tự cấp, sản phẩm hàng hoá chủ yếu là các sản phẩm từ rừng tự nhiên như: gỗ, nhựa trám, động vật hoang dã,.v.v. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào tự nhiên, đây là những sức ép lớn đối với môi trường sinh thái. Để bảo vệ rừng cần có các giải pháp phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân trong khu vực.

Cơ sở hạ tầng, giao thông, y tế, giáo dục đều kém phát triển, trình độ dân trí chưa cao.

- Về mặt bằng trình độ dân trí nhìn chung còn thấp và không đồng đều gây khó khăn cho công tác chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật nói chung và công tác bảo vệ và phát triển rừng nói riêng.

hưởng nhiều.

- Do đời sống khó khăn, sức ép của thị trường nên hiện tượng khai thác lâm sản, tàn phá tài nguyên rừng nhất là rừng phòng hộ và đặc dụng, rừng tự nhiên hiện có khó bảo tồn nguyên vẹn, hiện tượng khai thác trái phép tài nguyên rừng vẫn xảy ra, lạm lớn vào vốn rừng.

- Do địa hình bị chia cắt mạnh, rất phức tạp nên khó khăn cho việc sản xuất nông, lâm nghiệp. Đất đai có độ dốc cao nên công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng cũng còn gặp rất nhiều khó khăn.

Với những thuận lợi và khó khăn trên KBTTN đang đứng trước những cơ hội mới đối với phát triển, đặc biệt là Chương trình trồng cây kinh tế ở hộ gia đình. Việc đổi mới về cơ cấu cây trồng trong điều kiện mới vừa là cơ hội, vừa là thách thức trong quá trình phát triển, trong đó trồng rừng kinh tế sẽ là một hướng đi chủ đa ̣o trong tiến trình quản lý rừng bền vững. Vì vâ ̣y, nghiên cứ u phát đề tài này ở đây là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn cho việc bảo tồn và phát triển rừng tự nhiên, đặc biệt là bảo tồn tính đa dạng thực vật bền vững của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành và biến động tính đa dạng loài thực vật rừng theo không gian tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 40 - 45)