Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.1. Sách lược duy trì và phục hồi tự nhiên tính đa dạng loài thực vật
Để bảo tồn và phát triển các loài thực vật, đặc biệt là những loài quí hiếm và đặc hữu ở KBTTN Đồng Sơn-Kỳ Thượng, chúng ta cần tiếp cận theo hướng gần giống với tự nhiên. Tức là chúng ta cần nghiên cứu kỹ về thành phần loài sinh vật ngoại lai, các loài phát sinh, loài phục hồi sau khai thác chọn và sau nương rẫy và quản lý KBTTN sao cho không còn những can thiệp của con người theo nghĩa xấu; Cải biến sinh cảnh các trạng thái rừng hiện tại để tăng thêm độ ưu thế các loài có giá trị cao về bảo tồn và về kinh tế; Tăng cường và ưu tiên xúc tiến tái sinh phục hồi tự nhiên các loài quí hiếm và các quần thể đặc hữu; Điều chỉnh tổ thành và cấu trúc rừng theo từng trạng thái để rừng phát triển theo chính hướng và tiến tới ổn định bền vững; Tìm biện pháp khắc phục một số nhân tố mang tính hạn chế sự phân bố tính đa dạng loài thực vật và điều hòa sự cạnh tranh giữa các loài, khống chế sâu bệnh hại.
Công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, mang tính tổng hợp và tại khu vực nghiên cứu công tác này đã được chú trọng thường xuyên trong những năm vừa qua, tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy đối tượng nghiên cứu, cấu trúc đã bị tác động nên ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phòng hộ, cảnh quan môi trường và bảo tồn tính đa dạng loài thực vật. Từ kết quả nghiên cứu và từ một số nguyên nhân dẫn đến biến động tính đa dạng loài thực vật như hiện nay, căn cứ vào thực trạng điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội của KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng. Chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để bảo vệ sinh cảnh và tính đa dạng loài vật như sau.
4.3.2. Về nguyên tắc quản lý KBTTN
Quản lý KBTTN là việc kiểm soát một cách khôn khéo các quần thể động vật, thực vật hoang dã, các sinh cảnh, đất và giám sát những tác động của con người nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể nên cần có sự vận dụng các phương pháp và kỹ thuật của các nghiên cứu sinh thái và sinh học đã được kiểm nghiệm. Mục tiêu quản lý KBTTN có thể xem là kim chỉ nam cho những người có trách nhiệm thực thi các biện pháp quản lý. Một kế hoạch quản lý có hiệu quả bền vững phải đươc người dân tham gia thảo luận, góp ý và nhận được sự đồng thuận của cộng đồng nhằm hạn chế những mâu thuẫn và sự phản đối của người dân. Cụ thể gồm những nguyên tắc chính sau:
4.3.2.1. Mục tiêu quản lý KBTTN
Mục tiêu cơ bản của quản lý KBTTN là xúc tiến việc bảo tồn, phục hồi hoặc xây dựng lại và lợi dụng bền vững tài nguyên rừng nhằm tạo phúc cho dân đương thời trong vùng và thế giới.
4.3.2.2. Đối với quản lý KBTTN nên áp dụng phương châm dự phòng
Trong quản lý KBTTN phương châm tổng thể nên theo phương châm dự phòng, nhưng không nên thiếu những thông tin khoa học hoặc không bảo vệ việc quản lý theo phương thức phát triển bền vững.
4.3.2.3. Thể chế chính sách và pháp luật
Phải có thể chế chính sách pháp luật quốc gia và quốc tế bảo vệ và lợi dụng bền vững tài nguyên rừng và tập trung vào bảo vệ tính đa dạng sinh vật để chỉ đạo toàn diện.
4.3.2 .4. Thực thi và thống nhất
Công tác thực hiện chính sách và pháp luật nói chung còn yếu, cơ cấu quản lý thiếu sự hiệp thương giữa các cơ quan, quản lý giám sát và đánh giá còn chưa đủ sức chấp hành việc quản lý tài nguyên rừng còn chưa thống nhất nên cần chấn chỉnh lại.
4.3.2.5. Đánh giá tài nguyên rừng
Phải tiến hành điều tra, vẽ bản đồ, ghi danh mục và có số liệu giám sát để tiến hành quản lý bền vững hệ sinh thái rừng.
4.3.2.6. Xem xét kinh tế xã hội
Rừng trong KBTTN mang lại hiệu ích kinh tế cho dân bản địa và khu vực, cho nên nhất quyết phải quản lý bền vững tài nguyên và hệ sinh thái rừng để duy trì và nâng cao mức sống của mọi người trong khu vực.
4.3.2.7. Vấn đề văn hóa và xã hội
Quản lý rừng trong KBTTN có liên quan với tri thức của nhân loại, nhưng hệ sinh thái rừng luôn chịu áp lực rất lớn bởi một số hình thức khai thác (truyền thống và không truyền thống).
4.3.2.8. Xây dựng năng lực
Từ Chính sách của chính phủ đến cơ cấu giáo dục, lãnh đạo các cấp đều phải mở rộng xây dựng và bồi dưỡng năng lực quản lý thống nhất đối với hệ sinh thái rừng và nâng cao ý thức bảo vệ rừng.
4.3.2.9. Quản lý rừng và trồng rừng
Căn cứ vào môi trường kinh tế hoặc cảnh quan thẩm mỹ hoặc cả hai vấn đề đó để xác lập mục tiêu trồng rừng. Dù khả năng đến đâu, quản lý sử dụng nên trở thành mục tiêu cuối cùng của quản lý rừng trong KBTTN.