Về kỹ thuật lâm sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành và biến động tính đa dạng loài thực vật rừng theo không gian tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 82)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.5.Về kỹ thuật lâm sinh

* Đối với các trạng thái IIA, IIB

Điều chỉnh tổ thành cây cao: Phân bố tổ thành loài cây rừng có tình trạng phân bố không đồng đều, kết cấu không gian bị đảo lộn phức tạp. Vì vậy, biện pháp kỹ thuật lâm sinh ở trạng thái này là nuôi dưỡng các thành phần loài cây quý hiếm còn sót lại, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh loài cây mục đích, trồng bổ sung các loài cây bản địa, tạo không gian dinh dưỡng thuận lợi ở

dưới tán rừng nhằm tạo điều kiện cho các cây tái sinh mục đích sinh trưởng phát triển tốt để sớm tham gia vào tầng cây cao, nâng cao mật độ và độ tàn che của rừng.

Điều chỉnh độ tàn che rừng bằng biện pháp chặt tỉa thưa, tỉa cành... tạo điều kiện cây tái sinh có triển vọng sinh trưởng nhanh, tỉa thưa những cây tái sinh kém giá trị và cây xấu để giúp cây tái sinh có giá trị mọc tốt hơn, có thể trồng rừng bổ sung dưới tán theo đám, theo rạch và điều chỉnh phân bố tầng cây cao và lớp cây tái sinh trên toàn bộ diện tích các trạng thái rừng.

Điểu chỉnh tổ thành cây tái sinh thông qua việc chặt nuôi dưỡng và chăm sóc những cây tái sinh có giá trị, bổ sung những cây tái sinh cho mục tiêu bảo tồn loài cây chịu bóng có giá trị, loài quý hiếm.

* Đối với các trạng thái IIIA1, IIIA2

Điều chỉnh tổ thành tầng cây cao ở các trạng thái, bởi vì phân bố số cây ở các trạng thái này vẫn chưa đồng đều, vẫn còn xuất hiện nhiều lỗ trống trong rừng, xuất hiện tầng tụ tán, để nhằm nâng cao chất lượng rừng cần tạo điều kiện cho các cây tái sinh mục đích phát triển bằng cách xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung cây mục đích ở những khoảng trống. Cần quan tâm chăm sóc các loài cây mẹ có giá trị để làm nguồn giống và chăm sóc bảo vệ cây tái sinh trong khi chặt hạ một số cây ở tầng cây cao.

Điều tiết độ tàn che: Mặc dù độ tàn che ở những trạng thái này đạt mức trung bình, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều lỗ trống, xuất hiện nhiều cây bụi và trảng cỏ, vì thế cần phải gây trồng một số loài cây bản địa như đã đề xuất ở các trạng thái IIA, IIB.

Điều tiết tầng cây tái sinh bằng biện pháp tạo điều kiện cho các cây tái sinh mục đích phát triển bằng biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên, kết hợp với tái sinh nhân tạo.

Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh vào từng trạng thái rừng đều phải được làm thử nghiệm và có sự điều chỉnh phù hợp, nhằm đáp ứng được

các quy trình kỹ thuật một cách chặt chẽ về lý luận cũng như thực tiễn có sự giám sát của những nhà chức trách. Dù áp dụng biện pháp kỹ thuật nào cũng phải chú ý đến các điều kiện khác như: Vốn đầu tư, vấn đề nhân lực và đặc biệt cần quan tâm đến công tác tuyên truyền giáo dục, đưa các ứng dụng khoa học vào thực tiễn sản xuất, đẩy mạnh công tác giống, chất lượng giống và khả năng kết hợp tiến bộ khoa học với kiến thức bản địa của người dân. Bên cạnh đó phải tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại.

* Đối với vùng đệm

Cần xây dựng một chiến lược sản phẩm rõ ràng cho rừng ở KBTTN rừng trồng sản xuất cụ thể hoá đến từng điều kiện lập địa trồng rừng trong thực tế, không nên để tình trạng “tuỳ cơ ứng biến”. Có thể tập trung vào 4 nhóm sản phẩm chính sau:

+ Gỗ nguyên liệu gia dụng và giấy, dăm: Keo tai tượng, Trẩu, Bạch đàn Urophylla, …

+ Gỗ trụ mỏ: các loài cây Mỡ, Dẻ, Thông mã vĩ, Trám, + Gỗ lớn:: Lim, Lát hoa, Vối thuốc,…

+ LSNG: Tre lấy măng, Trám đen, Trẩu, Thông mã vĩ, cây thuốc v.v..… Căn cứ vào nhu cầu thị trường và khả năng về điều kiện tự nhiên để quy hoạch điểm cung cấp từng chủng loại sản phẩm, đồng thời đa dạng hoá thị trường và đa dạng hoá sản phẩm: gỗ lớn, gỗ xây dựng cơ bản,… Đối với trồng rừng sản xuất, cần xuất phát từ nhu cầu thị trường và dự báo về thị trường để làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch trồng rừng ở các hộ gia đình. Ngoài việc chú trọng tới trồng rừng cây mọc nhanh cung cấp nguyên liệu giấy, dăm cần chú ý đẩy mạnh trồng rừng cung cấp gỗ lớn hoặc gỗ nhỏ kết hợp gỗ lớn phục vụ chế biến đồ mộc xuất khẩu và nội tiêu; chú trọng các biện pháp nuôi dưỡng và chuyển hoá rừng phù hợp. .

KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

*Về cấu trúc tổ thành loài thực vật trong các trạng thái rừng KBTTN

(1) Tổ thành loài cây ở hai trạng thái rừng non phục hồi tương đối đồng đều về số lượng và chất lượng các loài cây trong lâm phần. Các loài cây như Trám trắng, Trâm tía, Chẹo tía, Kháo vòng vươn lên chiếm tầng tán chính của rừng. Tổ thành cây gỗ ở hai trạng thái là tương đối cao, thành phần các loài tham gia tương đối nhiều.

(2) Ở hai trạng thái rừng thứ sinh (IIIA1vàIIIA2 ) đa số các loài tham gia vào tầng tán chính của rừng là những loài cây gỗ lớn có sinh khối cao như: Lòng trứng, Dẻ gai, Sồi xanh. Số lượng loài tham gia công thức tổ thành tương đối cao, hệ số tổ thành thấp, không loài nào đạt độ ưu thế sinh thái.

(3) Cấu trúc tổ thành cây tái sinh có xu hướng lặp lại tổ thành của tầng cây cao, mật độ và chất lượng cây tái sinh thuộc loại trung bình:

* Về tính đa dạng loài thực vật trong KBTTN

(1) Với 4 tuyến và 54 ÔTC điều tra trong KBTTN đã phát hiện được 837 loài thục vật thuộc 150 họ, 489 chi thực vật của các trạng thái rừng chu yếu trong KBTTN. Trong đó ngành Ngọc lan chiếm chủ yếu, lớp 2 lá mầm có số loài lớn nhất. Có 26 họ có từ 10 loài trở lên với 515 loài (17,33% tổng số loài).

(2) Về tính đa dạng thực vật: Chỉ số độ phong phú ở các trạng thái rừng có mức độ trung bình 0,3286 ÷ 0,3579); Chỉ số tính đa dạng loài ở mức cao (D =0,9286 ÷ 0,9632); Chỉ số độ đồng đều của loài ở mức độ cao (E = 0,9038 ÷ 0,9408). Tính đa dạng loài của các trạng thái rừng tự nhiên tại khu vực là cao. Các các trạng thái rừng khác nhau thì mức độ đa dạng là không giống nhau, các loài trong ÔTC có sự dao động không lớn, vai trò ưu thế tuyệt đối của các loài là không rõ.

nằm ngang được biểu hiện rõ rệt và biến động về phân bố độ phong phú loài ở các đai cao khác nhau là không giống nhau. Tính tương đồng về loài giữa cặp 2 ÔTC tùy thuộc vào khoảng cách giữa 2 ÔTC theo chiều nằm ngang và theo thời gian phục hồi rừng, cự ly khoảng cách giữa 2 ÔTC càng tăng lên thì tính tương đồng Sorensen về loài càng giảm xuống; Thời gian phục hồi càng lâu thì ngược lại tính tương đồng Sorensen về loài càng tăng lên. Đa phần có bố cục phân bố độ phong phú loài theo đai cao là dạng 2 đỉnh.

* Biến đổi của tính đa dạng loài thực vật rừng theo đai cao

+ Ở trạng thái rừng IIIA2 có hình thức phân bố độ phong phú loài cây theo đai cao theo dạng chữ S gần giống với trạng thái rừng giàu và nguyên sinh. Từ thấp lên cao, số loài thực vật tăng dần lên liên tục.

+ Ở trạng thái rừng giàu IIIA1 có hình thức phân bố độ phong phú loài cây theo đai cao theo dạng 2 đỉnh

+ Ở rừng phục hồi sau khai thác trắng hay sau nương rẫy, có thời gian phục hồi khác nhau thì tính đa dạng thực vật rừng cũng khác nhau và tăng lên:

- Ở rừng IIB: có bố cục phân bố tính đa dạng loài theo đai cao dạng chữ V. - Ở rừng IIA: Có bố cục phân bố tính đa dạng loài thực vật theo đai cao

dạng hình chữ W

Quá trình phục hồi và tái sinh rừng không phải theo kiểu ngẫu nhiên, mà là do ảnh hưởng tổng hợp của nhân tố môi trường theo đai độ cao và do hạn chế của nhân tố nước và nhiệt (trường nhiệt ẩm). Vì vậy bảo vệ nghiêm ngặt đối với rừng tự nhiên nhiệt đới ở nơi đây là biện pháp hết sức quan trọng và cần thiết, đặc biệt đối với các loài cây tái sinh.

* Biến đổi của tính đa dạng loài thực vật rừng theo cự ly nằm ngang

Tác dụng tương hỗ các cặp ÔTC đã cải biến tính tương đồng Sorensen và nó phụ thuộc vào cự ly nằm ngang. Ở trong phạm vi địa lý <10km, rừng sau khai thác chọn có thời gian phục hồi ngắn (IIIA ) tính tương đồng Sorensen

giảm xuống liên tục; Nhưng với cự ly >10km thì lại biểu hiện tăng liên tục. Trong phạm vi ÔTC, quá trình di chuyển loài vật và hạn chế phát tán của nó có thể có tác dụng rất quan trọng. Do vậy khiến cho số loài tăng lên hoặc giảm xuống.

* Biến đổi của tính đa dạng loài thực vật dưới sự can thiệp con người.

Sau khi bị tác động khai thác chọn và nương rẫy bố cục phân bố tính đa dạng loài bị biến đổi, số cây bị hại tăng lên theo cường độ chặt phá, diện tích rừng giảm xuống, v.v… từ đó dẫn đến thành phần loài cây bị thay đổi. Tất nhiên là có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tính đa dạng loài và sự phân bố của nó.

(1) Tác hại trực tiếp chủ yếu đối với tầng cây cao: một số cây có đường kính lớn bị chặt, cấp đường kính bình quân giảm thiểu, bộ phận loài cây có giá trị quan trọng giảm thiểu, nhóm loài ưu thế bị thay đổi, giá trị tổng hợp của rừng giảm xuống.

(2) Tác hại gián tiếp chủ yếu thông qua tầng cây nhỡ, cây còn non và lớp cây tái sinh, nhiều cây bị chết hoặc bị thoái hóa trong lúc chặt cây và đốt rừng làm nương rẫy, số lượng cá thể của nhóm loài ưu thế bị giảm xuống tương đối nhiều, sinh cảnh những loài quan trọng bị suy thoái hoặc bị mất, Chỉ số tính đa dạng Shannon-wiener và Simpson của tầng cây gỗ bị giảm xuống và số cây non và cây tầng dưới tăng lên.

(3) Khai thác rừng là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tính đa dạng loài, nó làm cho tính đa dạng loài giảm xuống. Sau khai thác rừng gây ra biến đổi đến tính đa dạng loài trong phạm vi tương đối rộng lớn và nó tùy thuộc vào thời gian PHR khác nhau mà khác nhau.

*Xu hướng biến đổi tính đa dạng loài trong quá trình phục hồi rừng.

tính đa dạng loài ở các trạng thái rừng trong khu vực theo hướng qui mô diện tích ô mẫu tăng lên, thời gian PHR tăng lên, độ nghiêng đường cong quan hệ “loài- diện tích” và tốc suất tích lũy về tính đa dạng loài biểu hiện tăng lên. Điều đó chứng tỏ quá trình PHR tự nhiên của rừng là đúng hướng..

(2) Biến động độ phong phú và độ nhiều loài theo quá trình PHR đã chỉ rõ: Tổ thành loài và độ tương đồng tăng thêm, tức là biểu hiện rõ hiện tượng đồng chất hóa sinh vật ở khu vực nhỏ. Đặc biệt với những cây có D1.3<6,0cm có hiệu ứng đồng chất hóa sinh vật, biểu hiện tính tương đồng Sorensen giữa các cặp ÔTC càng cao. Nhưng đồng chất hóa sinh vật có thể một phần chịu ảnh hưởng của thời gian phục hồi của rừng mà tăng lên hay giảm xuống, từ đó mà biểu hiện phân bố độ nhiều loài vật sau khai thác có thời gian phục hồi tương đối dài so với thời gian phục hồi ngắn thì độ đồng đều và độ phong phú loài cao hơn.

(3) Sau một thời gian phục hồi nhất định quan hệ “Loài - diện tích” phục hồi có tương quan rõ rệt. Ở rừng vẫn duy trì được tính đa dạng loài và cách thức phân bố theo đai cao, còn phân bố theo chiều nằm ngang có thể là liên tục thực hiện quá trình phục hồi tự nhiên, biểu hiện rõ xu thế tốt về năng lực phục hồi được thể hiện qua năng lực tái sinh các loài thực vật và sự phong phú hơn những tài nguyên có thể thu được.

2. Tồn tại

Mặc dù đã đạt được một số kết quả như trên, đề tài còn có những tồn tại sau: Số liệu phục vụ đề tài mới chủ yếu là kế thừa và mới chỉ đo đếm ở một số kiểu rừng chính đại diện cho khu vực nghiên cứu. Do đó, kết quả thống kê sẽ vẫn còn chưa đầy đủ thành phần loài.

Chưa có điều kiện nghiên cứu được các yếu tố môi trường sinh thái rừng và môi trường xung quanh.

Đề tài chưa tính toán ước lượng được độ phong phú loài thực vật cho toàn bộ diện tích KBTTN mà mới chỉ thống kê trên diệc tích điều trên 54 OTC theo cách cộng dồn.

3. Khuyến nghị

Để có cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp cho từng trạng thái rừng, việc tiếp tục nghiên cứu kết cấu không gian và tính đa dạng loài việc làm hết sức cần thiết.

Tiếp tục nghiên cứu kết ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến cấu trúc phân bố không gian của tính đa dạng loài ở khu vực.

Để bảo tồn đa dạng loài thực vật trong khu vực thì cần có các nghiên cứu chuyên sâu về sinh cảnh và sinh thái các loài cây quí hiếm để tìm ra biện pháp tác động phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của chúng theo hướng bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Baur G.N (1962), Cơ sở sinh học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn

Nhị dịch, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

2. Báo cáo kết quả điều tra đánh giá thành phần loài thực vật thân gỗ trong KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng, huyện Hoanh Bồ, tỉnh Quảng Ninh,

Tháng 10 năm 2010 của Phân Viện ĐTQHR Đông Bắc bộ., do Nguyễn Phúc Trường chủ nhiệm công trình.

3. Bộ khoa học và công nghệ (2007), Sách Đỏ Việt Nam phần II-Thực vật. NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Kế hoạch Hành động quốc gia về

Đa dạng sinh học.

5. Catinot.R (1974), Hiện tại và tương lai của rừng nhiệt đới ẩm (Thái Văn Trừng và Nguyễn Văn Dưỡng dịch), Tài liệu khoa học lâm nghiệp, Viện nghiên cứu lâm nghiệp.

6. Lê Mộng Chân & Lê Thị Huyên (2000). Giáo trình thực vật rừng . NXB Nông nghiệp Hà Nội.

7. Trần Văn Con (1992), “Ứng dụng mô phỏng toán trong nghiên cứu động

thái rừng tự nhiên”, Tạp chí lâm nghiệp.

8. Trần Văn Con (2001), “Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Tây Nguyên

và những ứng dụng trong kinh doanh rừng tự nhiên”, Nghiên cứu

rừng tự nhiên, Nxb Thông kê, Hà Nội, tr. 44-59.

9. Nguyễn Thế Cường – Luận văn thạc sỹ (2002). Thảm thực vật rừng trên núi đá vôi. Trường Đại học Lâm nghiệp.

10. Bùi Thế Đồi – Luận văn thạc sỹ (2002). Nghiên cứu cấu trúc và tái sinh

rừng trên 3 địa phương miền Bắc Việt Nam. Trường Đại học Lâm

11. Dự án Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên quan điểm sinh thái cảnh quan (2003), “Nhu cầu phục hồi cải tạo rừng của KBTTN Yok Don”, Bộ NN&PTNT.

12. Dự án tăng cường công tác quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (2002), Đề xuất chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên

nhiên Việt Nam 2003-2010, Cục kiểm lâm.

13. Dự án xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng tháng 10 năm 2001 của Phân viện ĐTQHR Tây Bắc bộ do Đới Văn Thọ chủ

nhiệm công trình.

14. Nguyễn Văn Đại (2008): Luận văn thạc sỹ “Phân tích và đánh giá tính đa dạng thực vật của một số kiểu rừng tự nhiên thứ sinh tại Khu bảo tồn thiên nhiên COPIA, Sơn La.

15. Trần Ngọc Hải 2011- Báo cáo “Kết quả đánh giá nhanh đa dạng sinh học

trong KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng huyện Hoanh Bồ- tỉnh Quảng Ninh.

16. Đồng Sỹ Hiền (1974), Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành và biến động tính đa dạng loài thực vật rừng theo không gian tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 82)