Kết quả phân tích cấu tạo giải phẫu lá và phân tích hàm lượng diệp lục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học và khả năng nhân giống loài bương mốc (dendrocalamus velutinus n h xia,v t nguyen v d vu) tại vùng đệm vườn quốc gia ba vì hà nội​ (Trang 56 - 59)

Để xác định được khả năng thích nghi với ánh sáng, làm cơ sở khoa học cho việc kinh doanh rừng Bương mốc được hợp lý và mang lại hiệu quả, tơi tiến hành nghiên cứu cấu tạo giải phẫu lá và phân tích hàm lượng diệp lục của lồi Bương mốc tại Phịng thí nghiệm sinh học của trường Đại học Lâm nghiệp. Kết quả phân tích cấu tạo giải phẫu được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả phân tích cấu tạo giải phẫu lá

Stt Đối

tượng Vị trí

Các chỉ tiêu giải phẫu lá Bương mốc (đơn vị µm)

CTT BBT MĐH trên MĐH dưới ∑MĐH BBD CTD ∑BDL % MĐH 1 Cây rừng trồng Chân đồi 2.98 9.88 34.14 14.09 48.23 7.82 2.45 119.59 40.33 Sườn đồi 3.65 12 52.28 16.66 68.93 8.62 2.78 164.89 41.80 Đỉnh đồi 3.71 13.5 61.4 21.9 83.31 8.53 2.62 194.96 42.73 TB 3.45 11.8 49.27 17.55 66.82 8.32 2,62 159.81 41.62 2 Cây vườn ươm 3.5 12.1 54.9 20 74.91 9 2.39 176.8 42.36

Từ kết quả phân tích cấu tạo giải phẫu trong bảng 4.2 cho thấy:

Đối với rừng trồng: Bương mốc sinh trưởng ở vị trí đỉnh đồi cĩ các chỉ tiêu giải phẫu lá đều lớn hơn so với các chỉ tiêu giải phẫu lá ở vị trí sườn và chân đồi. Bề dày của các thành phần đều tăng dần từ dưới chân lên trên đỉnh đồi. Đặc biệt, mơ đồng hĩa ở vị trí đỉnh đồi dày nhất, với 83.31 (µm), chiếm

42.73 (%) so với bề dày lá, trong khi đĩ mơ đồng hĩa ở vị trí sườn và chân đồi rất ít, từ 48.23 – 68.93 (µm), chiếm 40.33 – 41.80 (%) bề dày lá. Mặt khác, bề dày lớp cu tin mặt trên lá ở vị trí đỉnh đồi cũng dày hơn nhiều so với lớp cu tin mặt dưới ở các vị chí chân và sườn đồi. Điều này chứng tỏ ở vị trí đỉnh đồi Bương mốc nhận được lượng ánh sáng nhiều hơn lên các chỉ tiêu đều lớn hơn so với vị trí sườn và chân đồi.

Từ bảng trên cịn cho thấy, các chỉ tiêu giải phẫu lá ở khu vực rừng trồng đều thấp hơn so với các chỉ tiêu ở khu vực vườn ươm. Cụ thể, độ dày mơ đồng hĩa ở vườn ươm là 74.91 (µm) chiếm 42.36 %, trong khi đĩ độ dày mơ đồng hĩa ở rừng trồng trung bình chỉ đạt 66.82 (µm), chiếm 41.62 % so với bề dày lá. Như vậy, từ kết quả này cĩ thể khẳng định, Bương mốc ở vườn ươm nhận được lượng ánh sáng đầy đủ và lớn hơn khu vực rừng trồng nên các chỉ tiêu đều lớn hơn.

Tương tự như cấu tạo giải phẫu lá, kết quả phân tích hàm lượng diệp lục lá Bương mốc tại 2 khu vực rừng trồng và vườn ươm được tổng hợp bảng sau:

Bảng 4.3: Kết quả phân tích hàm lượng diệp lục ở các vị trí

Stt Đối tượng Vị trí Ca (mg/l) Cb (mg/l) DL tổng số (mg/l) a/b 1 Cây rừng trồng Chân đồi 2.28 0.53 2.80 4.31 Sườn đồi 2.11 0.38 2.49 5.54 Đỉnh đồi 2.35 0.36 2.71 6.56 TB 2.25 0,42 2.67 5.47

2 Cây ở vườn ươm 3.26 0.46 3.72 7.08

Cũng giống như cấu tạo giải phẫu lá, từ kết quả phân tích hàm lượng diệp lục ở bảng 4.3 cho thấy, nồng độ diệp lục ở các vị trí: Chân, sườn, đỉnh đồi tại khu vực rừng trồng đa số đều tăng dần từ dưới lên trên, tỷ lệ diệp lục a/b tại vị trí đỉnh đồi lớn nhất với 5.56 (mg/l), tiếp đến là ở vị trí sườn đồi với

5.54 (mg/l) và thấp nhất ở khu vực chân đồi, tỷ lệ a/b đạt 4.31 (mg/l). Khi so sánh nồng độ diệp lục ở khu vực rừng trồng với cây ở vườn ươm ta thấy, nồng độ diệp lục tổng số, tỷ lệ diệp lục a/b tại khu vực vườn ươm cũng đều lớn hơn so với khu vực rừng trồng. Tỷ lệ diệp lục a/b ở khu vực vườn ươm là 7.08 cịn ở khu vực rừng trồng đạt 5.04. Như vậy, cĩ thể khẳng định Bương mốc ở vườn ươm sinh trưởng trong mơi trường cĩ ánh sáng đầy đủ nên nồng độ diệp lục đều lớn hơn khu vực rừng trồng.

Theo Lê Đức Diên (1986) [4] cho rằng, tỷ lệ diệp lục a/b của cây chịu bĩng thường nhỏ hơn 3, cây ưa sáng lớn hơn 3, cây trung bình là 3; Groldzmxhi A.M [22] cho rằng, tỷ lệ diệp lục a/b ở cây ưa sáng cĩ giá trị 3.9 cịn ở cây chịu bĩng gần bằng 2.3. Như vậy, dựa theo căn cứ này ta khẳng định được Bương mốc là cây ưa sáng.

Như vậy, từ kết quả giải phẫu lá và phân tích hàm lượng diệp lục ở trên cĩ thể khẳng định được Bương mốc là cây ưa sáng. Tuy nhiên, tại khu vực nghiên cứu, cĩ một số cây gỗ lớn che bĩng, vì vậy cần cĩ các biện pháp xử lý tỉa thưa để tạo điều kiện cho Bương mốc cĩ thể sinh trưởng. Khi ở giai đoạn vườn ươm, mặc dù Bương mốc là cây ưa sáng nhưng khi mới vào bầu, vào thời điểm nắng nĩng, cũng cần phải che bĩng để giảm lượng thốt hơi nước, làm ảnh hưởng tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con. Sau một thời gian cây sinh trưởng ổn định mới tăng dần chế độ chiếu sáng lên, cĩ như vậy mới đảm bảo được tỷ lệ sống cao, phục vụ cho cơng tác trồng rừng được hiệu quả. Dưới đây là hình ảnh giải phẫu lá Bương mốc tại khu vực nghiên cứu:

Ghi chú: 1: Biểu bì trên; 2: Mơ đồng hĩa trên; 3: Lớp cutin trên.

4: Khoảng khuyết; 5: Lớp biểu bì dưới; 6: Mơ đồng hĩa dưới; 7: Vịng cương mơ.

Hình 4.9: Giải phẫu lá Bương mốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học và khả năng nhân giống loài bương mốc (dendrocalamus velutinus n h xia,v t nguyen v d vu) tại vùng đệm vườn quốc gia ba vì hà nội​ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)