Đặc điểm sinh thái của 3 loài keo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng rừng trồng keo ở quảng ninh và bắc giang làm cơ sở đề xuất các giải pháp trồng rừng gỗ lớn ở vùng đông bắc bộ​ (Trang 40)

3.2.1. Keo lá tràm

Cây Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A cum ex Benth) được trồng thử nghiệm ở Việt Nam từ năm 1964 (Nguyễn Huy Sơn, 2003). Vùng phân bố tự nhiên ở châu Úc, chủ yếu ở bang Queensland và Northem Territory và một số khu vực ở Papua New Guine, kéo tài tới Irian jaya và quần đảo Kai thuộc Indonesia; kéo dài tới 12 vĩ độ (từ 5-170 vĩ độ Nam) nhưng phân bố tập trung từ 8-160 vĩ độ Nam. Độ cao tuyệt đối từ 0-600 mm nhưng phân bố tập trung ở độ cao 0-100 m so với mực nước biển. Ở những vùng này có nhiệt độ không khí trung bình năm khá cao 260C (biến động từ 20-300C) với lượng mưa biến động từ 1.500-1.800 mm/năm. Mùa khô kéo dài từ 2 đến 5 tháng (lượng mưa tối thiểu 1.300 mm/năm).

Trên thế giới, rừng Keo lá tràm với chu kỳ kinh doanh 10 năm, cho năng suất gỗ trung bình chỉ đạt từ 10-15 m3/ha/năm. Nhưng nếu cải thiện được giống tốt, lựa chọn lập địa phù hợp và trồng thâm canh thì năng suất gỗ của rừng Keo lá tràm có thể đạt tới 20 – 25 m3/ha/năm.

Keo lá tràm được nhập vào trồng thử nghiệm ở miền Nam nước ta từ những năm 1960 (Nguyễn Hoàng Nghĩa, Lê Đình Khả, 1993). Năm 1970, Keo lá tràm được trồng thử nghiệm mở rộng trên một số dạng lập địa như đất phèn ở Tân Tạo (TP. Hồ Chí Minh), đất xám Miền Đông Nam Bộ, đất bazan Tây Nguyên (Lâm Đồng và Pleiku). Năm 1977- 1980, Keo lá tràm được trồng mở rộng từ vĩ tuyến 17 trở ra như Đông Hà- Quảng Trị, Đại Lải- Vĩnh Phúc, Hữu Lũng- Lạng Sơn, Đồng

Hỷ- Thái Nguyên…Với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm cận ẩm, Keo lá tràm tỏ ra thích hợp, sinh trưởng và phát triển nhanh, nó đã trở thành một trong những loài cây chủ lực để trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc trong những năm tiếp theo.

3.2.2. Keo tai tượng

Keo tai tượng (Acacia mangium Will) phân bố tự nhiên ở châu Úc và một số hòn đảo ở Papua New Ghine và Indonesia. Ở các vùng nguyên sản này cây Keo tai tượng phân bố ở độ cao từ 0-720 m, nhưng tập trung chủ yếu ở độ cao 0-300 m so với mực nước biển. Nhu cầu khí hậu của loài này đã được Nguyễn Hoàng Nghĩa (1996) xác định như sau:

- Lượng mưa bình quân năm: 1.300-2.500mm; - Chiều dài mùa khô: 0-6 tháng;

- Nhiệt độ bình quân năm: 22-280C.

Trong điều kiện tối ưu ở Sabah, sau 10-13 năm trồng, cây đạt chiều cao 20-25 và đường kính 20-30cm. Tăng trưởng bình quân năm ở đây đạt tới 44m3/ha sau 10 năm. Độ sâu tầng đất và địa hình có ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng của cây. Cây ở đất phù sa, chân đồi cho khối lượng gỗ gấp đôi ở đỉnh đổi (Lê Đình Khả, 2003).

3.2.3. Keo lai

Keo lai có là giống lai tự nhiên Keo tai tượng và Keo lá tràm. Trên thế giới, Messers Heburn và Shim là những người phát hiện ra giống Keo lai đầu tiên vào năm 1972, tại Bang Sabah thuộc Maylaysia. Năm 1982-1986, cây Keo lai được phát hiện ở Việt Nam và nó đã chứng tỏ có nhiều ưu điểm vượt trội so với Keo mẹ (Acacia mangium) và loài Keo bố (Acacia auriculifomis) như: (i) Tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh luân kỳ kinh doanh tương đối ngắn (6 năm); (ii) Năng suất rừng trồng tương đối cao; (iii) Khả năng nâng cao độ phì của đất khá tốt. Năm 1988, Kiang Tao đã phát hiện Keo lai ở Đài Loan và Keo lai cũng được phát hiện ở Quảng Châu (Trung Quốc) (Lê Đình Khả, 1999).

Vùng trồng Keo lai thích hợp ở Việt Nam là các tỉnh từ Bắc Trung Bộ đến Nam Bộ (đặc biệt là các tỉnh Nam Bộ) và Tây Nguyên. Keo lai cũng sinh trưởng tốt ở vùng thấp các tỉnh Bắc Bộ. Ở những nơi đất tốt và trồng thâm canh có thể đạt năng suất 25-35 m3/ha/năm.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng rừng trồng keo ở quảng ninh và bắc giang

4.1.1. Thực trạng rừng trồng keo ở tỉnh Quảng Ninh

4.1.1.1. Diện tích 3 loại rừng của tỉnh Quảng Ninh

Theo Báo cáo kết quả rà soát điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh tháng 8/2014, sau khi rà soát và điều chỉnh, tỉnh Quảng Ninh có tổng diện tích tự nhiên là 610.235,4 ha. Trong đó, đất Lâm nghiệp là 426.997,10 ha, chiếm khoảng gần 70% diện tích tự nhiên, diện tích rừng và đất lâm nghiệp được qui hoạch cho 3 loại rừng như sau:

* Rừng đặc dụng (RĐD): 25.046,3 ha, chiếm 5,87% đất lâm nghiệp; * Rừng phòng hộ (RPH): 133.253,8 ha, chiếm 31,21%;

* Rừng sản xuất (RSX): 268.677,0 ha, chiếm 62,92% đất lâm nghiệp.

Sau khi rà soát và điều chỉnh thì RSX tăng lên 3.712,5 ha, do chuyển dịch diện tích từ RĐD và RPH sang RSX. Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy diện tích rừng và đất qui hoạch cho RSX lớn nhất so với diện tích qui hoạch cho RPH và RĐD. Với tỷ lệ diện tích đất qui hoạch cho lâm nghiệp lớn gần 70% diện tích tự nhiên, chứng tỏ sản suất lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội cũng như bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt đây là vùng công nghiệp khai thác than đá lớn nhất cả nước cũng như vùng Đông Nam á, nên diện tích RPH cũng cần phải đủ lớn để hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái (31,21%).

4.1.1.2. Diện tích rừng trồng

Theo kết quả rà soát và qui hoạch 3 loại rừng và sau khi điều chỉnh về diện tích của tỉnh Quảng Ninh, đất qui hoạch cho RSX là 268.677 ha. Số liệu được tổng hợp ở bảng 4.1 cho thấy diện tích rừng trồng thuộc RSX khá lớn, tính đến năm 2014 có hơn 147.229 ha rừng trồng, chiếm 54,8% diện tích rừng và đất lâm nghiệp dành cho sản xuất.

Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính cấp huyện/thị trực thuộc tỉnh, diện tích đất lâm nghiệp đều có phân bố ở hầu hết các huyện/thị, kể cả Tp. Hạ Long cũng có tới 1.792 ha rừng và đất lâm nghiệp. Riêng huyện đảo Cô Tô không thấy thống kê diện tích rừng và đất lâm nghiệp cũng như diện tích rừng trồng và đất chưa có rừng. Các huyện/thị có diện tích rừng và đất lâm nghiệp cũng như diện tích rừng trồng lớn nhất gồm các huyện Ba Chẽ và Tiên Yên có trên 43 ngàn ha đất lâm nghiệp và trên 20 ngàn ha rừng trồng sản xuất. Hoàng Bồ có diện tích rừng và đất lâm nghiệp cũng khá lớn, có tới 37.204 ha, nhưng rừng trồng lại tương đối ít, chỉ có 1.324 ha. Các đơn vị có diện tích rừng và đất lâm nghiệp ít nhất là Tp. Hạ Long (1.791,8ha), và Tx. Quảng Yên (2.058,8ha), nhưng tỷ lệ rừng trồng lại cao nhất với các trị số tương ứng là 91% và 100% (bảng 4.1).

Bảng 4.1: Diện tích rừng trồng thuộc RSX năm 2014 của tỉnh Quảng Ninh

(Theo báo cáo rà soát điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh năm 2014)

Tên huyện, thị xã, Tp. ∑dt Rừng và Đất SX (ha) Rừng trồng/RSX (ha) Rừng trồng keo trên đất SX (ha) RT loài khác (ha) Đất chưa có rừng (ha) GN GL 1. Đông Triều 9.008,1 6.894,6 0 3.265,9 - 1.293,9 2. Uông Bí 10.842,8 8.109,5 0 6.150,1 - 1.506,8 3. Quảng Yên 2.058,8 2.038,8 0 1.090,1 - 20,0 4. Hoành Bồ 37.203,9 1.324,1 0 4.470,9 - 8.918,5 5. Hạ Long 1.791,8 1.630,0 0 1.956,6 - 161,8 6. Cẩm Phả 20.184,2 14.381,4 0 17.478,7 - 3.192,1 7. Vân Đồn 23.497,7 12.494,4 0 17.656,2 - 2.302,7 8. Ba Chẽ 48.500,4 20.394,7 0 8.161,4 - 14.493,8 9. Tiên Yên 43.336,7 27.410,5 0 8.482,9 - 7.813,5 10. Bình Liêu 24.020,2 12.708,0 0 4.273,7 - 8.062,6 11. Đầm hà 15.653,2 12.353,9 0 7.324,1 - 1.335,2 12. Hải Hà 19.633,2 8.084,9 0 14.525,3 - 5.337,5 13. Móng Cái 12.945,9 7.487,2 0 8.065,4 - 4.231,0 14. Cô Tô - - 0 - - - Toàn tỉnh 268.677,0 147.229,1 00 102.901,2 58.669,4

4.1.1.3. Diện tích rừng trồng Keo ở Quảng Ninh

Theo số liệu thống kê của Chi cục lâm nghiệp Quảng Ninh tổng hợp năm 2014 ở bảng 4.1 cho thấy tổng diện tích rừng trồng trên đất rừng sản xuất của tỉnh là 147.229 ha, trong đó diện tích trồng keo là 102.901 ha, chiếm gần 70% diện tích rừng trồng sản xuất, nhưng chủ yếu là rừng trồng keo cung cấp gỗ nhỏ, chưa có rừng trồng cung cấp gỗ lớn. Điều này cho thấy các loài keo là cây chủ lực và được trồng rất phổ biến ở Quảng Ninh với tỷ lệ diện tích khá lớn tới hơn 2/3 diện tích rừng trồng, chủ yếu làm nguyên liệu chế biến dăm gỗ xuất khẩu.

Đặc biệt, Quảng Ninh có Cảng Cái Lân xuất khẩu nhiều mặt hàng của vùng Đông Bắc, trong đó có dăm gỗ xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản luôn là mặt hàng dễ tiêu thụ của người dân cũng như các doanh nghiệp kinh doanh dăm gỗ. Vì thế, sản phẩm của rừng trồng gỗ nhỏ làm dăm luôn thuyết phục người trồng rừng hơn là trồng rừng gỗ lớn.

Hình 4.1: Rừng trồng Keo lai 4 năm tuổi ở Quảng Ninh

Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính cấp huyện/thị, nhưng có tới 13 đơn vị có rừng trồng keo ở các mức độ khác nhau. Các huyện có diện tích trồng keo lớn nhất là: Vân Đồn (17.656 ha), Cẩm Phả (17.478 ha), Hải Hà (14.525 ha); tiếp theo là các huyện có diện tích trồng keo từ 6.000 - 9.000 ha gồm: Tiên Yên (8.483 ha), Ba Chẽ (8.161 ha), Móng Cái (8.065 ha), Đầm Hà (7.324 ha) và Uông Bí (6.150 ha); còn lại các huyện có diện tích trồng keo từ 1.000 ha đến dưới 5.000 ha, gồm: Hoành Bồ (4.471 ha), Bình Liêu (4.274 ha), Đông Triều (3.266 ha), Hạ Long (1.956 ha), Quảng Yên (1.090 ha); riêng Cô Tô không có diện tích đất trồng keo (bảng 4.1).

Theo số liệu thống kê của Chi cục Lâm nghiệp thì hiện nay rừng trồng keo ở Quảng Ninh chủ yếu là Keo lai, riêng Keo tai tượng mới đưa vào trồng trong vòng

5-6 năm gần đây, nhất là Keo lá tràm hầu như rất ít và không được trồng trong thời gian 15 năm gần đây, nên hiện nay không có mô hình rừng trồng Keo lá tràm với qui mô từ 1,0 ha trở lên. Hầu hết rừng trồng Keo lai đều sử dụng các giống đã được công nhận là giống TBKT và giống Quốc gia, rừng trồng Keo tai tượng sử dụng nhiều nguồn giống khác nhau, nhưng chủ yếu là giống mới nhập từ Australia có nguồn gốc rõ ràng.

4.1.1.4. Diện tích đất chưa có rừng của tỉnh Quảng Ninh

Theo kết quả rà soát và sau khi điều chỉnh diện tích 3 loại rừng thì đất chưa có rừng thuộc RSX của Quảng Ninh cũng còn khá lớn (58.669,4 ha). Trong đó, được phân chia thành 3 nhóm chính, gồm: i/ Nhóm đất có rừng trạng thái Ia và đất ngập triều ven biển và đất núi đá vôi có 12.803,8 ha, chiếm 21,82% diện tích đất chưa có rừng; ii/ Nhóm đất rừng thứ sinh nghèo kiệt trạng tái Ib lớn nhất và có 27.166,2 ha, chiếm 46,30% diện tích đất chưa có rừng; iii/ Nhóm đất rừng thứ sinh nghèo kiệt trạng thái Ic có 18.699,4 ha, chiếm 31,87% diện tích đất chưa có rừng (bảng 4.2).

Bảng 4.2: Đất chưa có rừng ở Quảng Ninh

Tên huyện, thị xã, Tp.

∑dt đất LN (ha)

Các loại đất chưa có rừng (ha) ∑dt đất chưa có rừng Ia, triều, núi đá Trạng thái Ib Trạng thái Ic 1. Đông Triều 19.892,50 1.293,9 92,2 53,2 666,5 2. Uông Bí 15.226,10 1.506,8 384,7 479,0 643,1 3. Quảng Yên 5.579,40 20,0 5,0 15,0 0 4. Hoành Bồ 68.126,20 8.918,5 1.645,0 2.227,5 5.046,0 5. Hạ Long 12.620,30 161,8 30,4 131,4 0 6. Cẩm Phả 24.586,20 3.192,1 91,3 2.948,3 153,0 7. Vân Đồn 40.291,30 2.302,7 124,1 634,8 1.544,0 8. Ba Chẽ 55.530,00 14.493,8 5.398,1 5.582,3 3.513,4 9. Tiên Yên 53.137,80 7.813,5 1.775,1 2.128,1 3.910,3 10. Bình Liêu 42.493,90 8.062,6 576,1 6.726,3 759,6 11. Đầm hà 23.122,80 1.335,2 369,8 418,4 546,9 12. Hải Hà 34.728,50 5.337,5 1.918,6 2.321,0 1.097,9 13. Móng Cái 28.630,40 4.231,0 392,8 3.018,8 819,4 14. Cô Tô 3.011,70 - - - - Toàn tỉnh 426.977,10 58.669,4 12.803,8 27,166,2 18.699,4

Số liệu ở bảng 4.2 cho thấy diện tích đất chưa có rừng phân bố ở hầu hết các huyện khá lớn, nhiều nhất là huyện Ba Chẽ có tới 14.494 ha; các đơn vị hành chính có từ 5.000-10.000 ha gồm các huyện: Hoành Bồ (8.918,5 ha), Bình Liêu (8.062,6 ha), Tiên Yên (7.813,5 ha), Hải Hà (5.337,5 ha); các huyện có từ trung bình từ 1.000-5.000 ha gồm các huyện/thị: Móng Cái (4.231 ha), Cẩm Phả (3.192 ha), Vân Đồn (2.302,7 ha), Uông Bí (1.506,8 ha), Đầm hà (1.335 ha), Đông Triều (1.294 ha); Còn lại Tp. Hạ Long có 161,8 ha và Tx. Quảng Yên 20 ha.

Quảng Ninh là một tỉnh ven biển, nên diện tích loại đất bán ngập theo thủy triều và núi đá vôi khá lớn (≈12.804 ha), loại đất này không thuộc đối tượng trồng rừng kinh tế, nhất là trồng rừng gỗ lớn, phát triển rừng ở đây với mục đích chủ yếu là bảo vệ môi trường sinh thái, chống sạt lở ven bờ. Trạng thái rừng Ic có diện tích cũng khá lớn (≈18.699 ha), nhưng trạng thái này có cây gỗ tái sinh đủ lớn nên có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng. Trạng thái Ib có diện tích lớn nhất (≈27.166 ha), tuy vẫn còn số lượng cây gỗ tái sinh nhất định, nhưng khả năng phục hồi rất chậm, hoặc có cây gỗ tái sinh hỗn giao với tre nứa đã bị suy thoái... Đây là đối tượng cần xem xét để cải tạo rừng bằng biện pháp trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đây cũng là đối tượng lựa chọn để thực hiện đề tài giai đoạn 2015-2019 của Bộ NN&PTNT do PGS.TS. Nguyễn Huy Sơn chủ trì.

Hình 4.2: Trạng thái Ib, dây leo bụi rậm, đá lộ đầu

Rừng thứ sinh nghèo kiệt xen nứa tép

Như vậy, tiềm năng về đất trồng rừng ở tỉnh Quảng Ninh còn rất lớn, nhiều nhất là nhóm đất phân theo trạng thái Ib. Đây là cơ sở để qui hoạch và đề xuất các

giải pháp phát triển rừng trồng ở Quảng Ninh nói riêng và các tỉnh vùng Đông Bắc bộ nói chung, nhất là trồng rừng gỗ lớn phục vụ đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, góp phần hoàn thành mục tiêu trồng được 1,2 triệu ha rừng trồng gỗ lớn từ nay đến 2020 của Bộ NN&PTNT.

4.1.2. Thực trạng rừng trồng Keo ở tỉnh Bắc Giang

4.1.2.1. Diện tích 3 loại rừng của tỉnh Bắc Giang

Theo báo cáo số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang năm 2013 của Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang thì tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 384.971,4 ha, diện tích rừng và đất lâm nghiệp qui hoạch cho 3 loại rừng sau khi rà soát và điều chỉnh là 146.435,4 ha, chiếm khoảng 38% diện tích tự nhiên. Trong đó:

* Diện tích qui hoạch cho rừng phòng hộ (RPH) là 18.337,9 ha; * Diện tích qui hoạch cho rừng đặc dụng (RĐD) là 13.014,6 ha; * Diện tích qui hoạch cho rừng sản xuất (RSX) là 115.083,0 ha; * Diện tích đất khác ngoài 3 loại rừng là 16.704,0 ha.

Điều này cho thấy thế mạnh về lâm nghiệp của tỉnh Bắc Giang không lớn. Bắc Giang là một tỉnh nhỏ vùng trung du Bắc bộ, đồi núi thấp, chỉ có 146.435,4 ha rừng và đất lâm nghiệp. Trong đó, chỉ có 62.530,7 ha rừng tự nhiên, độ che phủ trung bình của cả tỉnh kể cả diện tích cây ăn quả trồng trên đất lâm nghiệp mới đạt 36,5% (Sở NN&PTNT Bắc Giang, 2014).

4.1.2.2. Diện tích rừng trồng

Theo số liệu thống kê gần đây nhất vào tháng 5/2015 (Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang, 2015) thì diện tích trồng rừng các loài keo chỉ tập trung ở 4 huyện, gồm: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Thế, còn các huyện khác không có hoặc rất ít trồng keo, có thể vì chúng không thích hợp hoặc không hiệu quả bằng trồng bạch đàn và các loài cây khác. Tổng diện tích rừng trồng keo ở 4 huyện này là 43.845,0 ha, trong đó có 39.383,0 ha trồng rừng cung cấp gỗ nhỏ và 4.462,0 ha trồng rừng cung cấp gỗ lớn hoặc chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Ngoài ra, ở 4 huyện này còn có 2.399 ha rừng trồng gỗ lớn các loài cây khác như: Thông, Trám, Lát hoa, bạch đàn.

Bảng 4.3: Diện tích rừng trồng và đất chưa có rừng của tỉnh Bắc Giang Tên huyện, thị xã, Tp. Rừng trồng (ha) Rừng trồng keo trên đất SX (ha) RT loài khác (ha) Đất chưa có rừng, 2013 (ha) Đất chưa có rừng, 2015 (ha) GN GL 1.Hiệp Hòa 217,0 - - - 0 - 2. Lạng Giang 2.387,1 - - - 0 - 3. Lục Nam 15.115,6 5.618,0 773,0 1.018,0 1.289,3 1.280,0 4. Lục Ngạn 25.201,1 13.465,0 928,0 806,0 9.923,6 8.050,0 5. Sơn Động 26.417,1 17.804,0 2.293,0 568,0 2.059,1 1.518,0 6. Tp. Bắc Giang 140,4 - - - 71,7 - 7. Tân Yên 1.434,3 - - - 2,6 -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng rừng trồng keo ở quảng ninh và bắc giang làm cơ sở đề xuất các giải pháp trồng rừng gỗ lớn ở vùng đông bắc bộ​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)