Một số đặc điểm của hình số tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lập biểu thể tích thân cây đứng cho một số loài cây ở khu vực rừng tự nhiên bắc trung bộ​ (Trang 43 - 44)

Hình số tự nhiên là tỷ số giữa thể tích thân cây (hoặc bộ phận của nó) với thể tích một hình viên trụ có chiều cao bằng chiều cao thân cây, còn tiết diện bằng tiết diện ngang lấy ở độ cao 1/10 chiều cao thân cây.

Công thức xác định hình số tự nhiên thân cây: f01 =

h g

V

01

Theo Đồng Sĩ Hiền (1971) ưu điểm cơ bản về mặt lý luận của hình số tự nhiên là không phụ thuộc hoặc ít phụ thuộc vào các nhân tố khác như đường kính, chiều cao, điều kiện lập địa, tuổi do đó nó đặc trưng được tốt cho hình dạng thân cây cho các loài.

Trong phương pháp hai mục (2.4.3.3) tác giả sử dụng hình số tự nhiên trung bình là một nhân tố cùng với D01 và Hvn để tính thể tích thân cây trong công thức (3-6)

V = fD  Hvn 4 2 01 01  (3-6)

Từ đó tác giả đi nghiên cứu một số đặc điểm của f01. Kết quả nghiên cứu đặc điểm của hình số tự nhiên được tổng hợp ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Một số đặc điểm của hình số tự nhiên

STT Loài N TB S S% Min Max

Khoảng biến động 1 Dẻ trắng 30 0,4742 0.0402 8.4952 0,42 0,57 0,15 2 Lim xanh 35 0,4971 0.0215 4.3318 0,46 0,56 0,10 3 Trâm móc 35 0,5241 0.0426 8.1306 0,47 0,67 0,19 4 Vối thuốc 33 0,5525 0.0525 9.5047 0,46 0,62 0,16 5 Trường sâng 35 0,5349 0.0403 7.531 0,48 0,64 0,16 Qua bảng 3.4 cho thấy f01 dao động từ 0,4742 đến 0,5525. f01 trung bình nhỏ nhất ở cây Dẻ trắng là 0,4742 và lớn nhất ở cây Vối thuốc là 0,5241. Sai tiêu chuẩn của f01 rất nhỏ, biến động 0,0215 đến 0,0525. Độ biến động của hình số tự nhiên của cây Vối thuốc lớn nhất là 9,54 %và ở cây Lim xanh nhỏ nhất là 4,33%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lập biểu thể tích thân cây đứng cho một số loài cây ở khu vực rừng tự nhiên bắc trung bộ​ (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)