Tính sai số thể tích xác định từ hình số tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lập biểu thể tích thân cây đứng cho một số loài cây ở khu vực rừng tự nhiên bắc trung bộ​ (Trang 48 - 61)

Bảng 3.8 Kết quả tính sai số thể tích xác định theo công thức (3-6)

Stt Loài cây T Trung

bình N Sai số (-) Sai số (+) max tb <5% 5-10% 10-15% >15% %∑V 1 Dẻ trắng Kiểm tra 0,4742 15 9 6 7,59 6,48 11 4 0 0 -0,87

2 Lim xanh Kiểm tra 0,4971 15 5 10 15,48 5,66 9 3 2 1 0,14

3 Trâm móc Kiểm tra 0,5241 15 8 7 10,04 5,43 7 7 1 0 -1,53

4 Vối thuốc Kiểm tra 0,5525 10 5 5 14,55 2,69 6 1 3 0 -1,09

Các loại sai số được tính theo công thức (2-6a) và (2-6b). Kết quả tính sai sô cho thấy:

- Sai số âm dương phân bố đều ở loài Dẻ trắng, Trâm móc và Vối thuốc và phân bố lệch ở loài Trường sâng và Lim xanh,như vậy với loài Dẻ trắng, Trâm móc mắc phải sai số hệ thống thấp hơn.

- Sai số lớn nhất dao động từ 7,59- 15,48 % , nhỏ nhất ở loài Dẻ trắng và cao nhất ở loài Lim xanh.

- Sai số cây kiểm tra ở các loài cây thường dao động ở khoảng từ 0-15%. Chỉ có loài Lim xanh có một cây có sai số lên đến 15, 48%.

- Sai số phần trăm tổng thể tích khá thấp tiệm cận giá trị 0. Lớn nhất là 2,02%. * Loài Dẻ trắng: sai số (-) và sai số (+) phân bố khá đều lần lượt là 9, 6. Sai số lớn nhất là 7,59 %. Sai số phần trăm tổng thể tích là 0,87%. * Loài Lim xanh: Loài lim xanh là loài có sai số (-); (+) không cân đối. Lim xanh có sai số lớn nhất là 15,48%. Sai số tương đối về thể tích của loài khá cao, trong khoảng sai số 10-15% và > 15%.

* Loài Trâm móc: Qua bảng 4.8 cho thấy loài Trâm móc có sai số lớn nhất la 10,04%. Không có cây nào có sai số vượt quá 15%. Sai số (-) và sai số (+) phân bố đều ở 15 cây kiểm tra lần lượt là 8 cây và 7 cây. Cây Trâm móc không thấy sai số nào vượt quá 15%. Sai số tổng thể tích tương đối nhỏ là -1,53 % .

* Loài Vối thuốc: Loài vối thuốc có sai số (-) là 5 cây và sai số (+) 5 cây → Sai số âm và sai số dương phân bố đều. Sai số lớn nhất bằng 14,55 % →Vối thuốc có sai số cực đoan lớn. Có 6 cây sai số < 5%, 1 cây sai số 5-10% và 3 cây sai số 10-15% . Sai số tổng thể tích của loài tương đối thấp bằng - 1,09%.

* Loài Trường sâng: Kết quả nghiên cứu cho thấy ở loài Trường sâng sai số (-) và sai số (+) lần lượt có 10 và 5 cây. Sai số lớn nhất bằng 10,93% ∆% tương đối nhỏ. Đa số cây có sai số dưới 10%

3.3.6. Tính F01 bằng phương trình đường sinh thân cây

Phương trình đường sinh thân cây thực chất là phương trình mô tả quy luật biến đổi của hệ số thon tự nhiên K01 của thân cây. Phương trình được mô tả theo dạng tổng quát như sau:

Y= a1 X + a2 X2 + a3 X3 + ……… + an Xn.

Đây là đa thức bậc cao, không định bậc trước, trong quá trình xác định phương trình bằng các tiêu chuẩn thống kê sẽ dừng lại ở bậc thích hợp. Bậc thích hợp nhất của phương trình đường sinh được căn cứ vào sai số của phương trình. Đề tài sẽ tính sai số của phương trình từ bậc 1-10 sau đó chọn bậc thích hợp. Kết quả tính hình số tự nhiên f01 lần lượt cho các loài như sau:

* Loài Dẻ trắng

Bảng 3.9. Kết quả phương trình đường sinh thân cây của loài Dẻ trắng

Chỉ tiêu Bậc phương trình 1 2 3 4 5 6 7 8 9 R2 0,963 0,967 0,995 0,997 0,999 09990 09993 0,9996 09998 S 0,073 0,073 0,030 0,027 0,011 0,012 0,007 0,008 0,009 T1 1201 1098 191 08 2.5604 1.87046 3.00405 0.809296 3.8371335 T2 0.103 -2.03 3.52 -10.98 -2.515386 -21.407 24.21597 -49.11544 T3 1.42 -7.45 33.388 -3.013397 109.812 -240.972 441.40918 T4 4.44 -42.33 28.01099 -292.29 1046.595 -2230.178 T5 18.705 -43.8595 424.173 -2382.31 6673.3972 T6 20.85473 -319.06 2966.931 -11992.59 T7 97.1177 -1917.59 12663.022 T8 503.6768 -7226.169 T9 1717.7436

Qua bảng 3.9 cho thấy sai số của phương trình giảm dần từ bậc 1 đến bậc 7 rồi lai tăng dần từ bậc 7 đến bậc 9. Như vậy bậc của phương trình đường sinh được chọn là phương trình bậc 7.

Phương trình bậc 7 được lựa chọn là:

Ycv =3,004.x - 21,407.x2 + 109,812x3 - 292,29.x4 + 424,173.x5

– 319,06.x6 + 503,677.x7 (3-8) Phương trình (3-8) đã được loại bỏ tham số ao

Để phương trình (3-8) đi qua điểm có tọa độ (0,9;1) ta cần xác định: Y(0.9): Thay X=0,9 vào phương trình (3-8) ta có:

Ycv(0,9) = K01(cv) = 1,00055

Để phương trình (3-8) đi qua điểm có tọa độ (0,9;1) ta chia các hệ số của phương trình này cho K01 tương ứng, ta thu được phương trình mới là: Ycv= K0i(cv) =2,98.x - 21,29.x2 + 109,212x3 - 290,691.x4 + 421,85.x5– 317,31.x6 + 96,59.x7 (3-9)

Mức độ phù hợp của phương trình đường sinh lý thuyết với đường sinh thực tế được minh họa ở hình 3.5.

Nhìn vào hình 3.1 cho thấy đường phân bố thực nghiệm gần trùng khít với đường phân bố lý thuyết chứng tỏ phương trình đường sinh lựa chọn ở trên là thích hợp.

Từ phương trình đường sinh thân cây, hình số tự nhiên f01 được xác định theo công thức : f01 = 1 0 2 dx y = 0.4802

Thay f01 vào phương trình (2-26) ta được kết quả tính thể tích thân cây .

* Loài Trâm móc

Bảng 3.10. Kết quả phương trình đường sinh thân cây của loài Trâm móc

Chỉ tiêu Bậc phương trình 1 2 3 4 5 6 7 8 9 R2 0.9671 0.9698 0.9945 0.9965 0.9996 0.9997 0.9999 0.9999 0.9999 S 0.07 0.0711 0.0325 0.0282 0.0106 0.0106 0.0077 0.0093 0.0085 T1 1.0858 1.2935 2.6167 1.984 3.2036 2.8973 3.6779 3.4783 1.0687 T2 -0.208 -3.677 -0.514 -10.56 -6.805 -19.81 -15.66 42.693 T3 2.3132 -2.748 25.56 9.3984 87.09 55.184 -487.9 T4 2.5307 -29.88 1.3455 -219.2 -97.43 2510.2 T5 12.965 -14.81 307.48 52.208 -7154 T6 9.2591 -224.8 74.078 11979 T7 66.875 -116.4 -11720 T8 45.813 6197.2 T9 -1367

Qua bảng 3.10 cho thấy sai số của phương trình giảm dần từ bậc 1 đến bậc 7 rồi lai tăng dần từ bậc 7 đến bậc 9. Như vậy bậc của phương trình đường sinh được chọn là phương trình bậc 7.

Phương trình bậc 7 được lựa chọn là dạng (3-10):

Ycv =3,68.x –19,81.x2 + 87,09 - 219,2.x4 + 307,48.x5– 224,8.x6 + 66,875.x7 (3-10) Phương trình (3-10) đã được loại bỏ ao

Để phương trình (3-10) đi qua điểm có tọa độ (0,9;1) ta cần xác định: Y(0.9): Thay X=0,9 vào phương trình (3-10) ta có:

Ycv(0,9) = K01(cv) = 0,99967

Phương trình (3-10) đi qua điểm có tọa độ (0,9;1) ta chia các hệ số của phương trình này cho 0,99967 tương ứng, ta thu được phương trình mới là: Ycv= K0i(cv) = 3,67.x – 19,82.x2 + 87,09 x3 - 219,22.x4 + 307,48.x5– 224,81.x6 +66,87.x7 (3-11)

Mức độ phù hợp của phương trình đường sinh lý thuyết với đường sinh thực tế được minh họa ở hình ở hình (3-2)

Qua biểu đồ 3.2 ta thấy đường sinh thân cây Trâm móc của mô hình thực nghiệm và lý thuyết rất sát nhau. Điều đó chứng tỏ phương trình đường sinh thân cây được lựa chọn là rất phù hợp (mô phỏng rất tốt quy luật biến đổi của hệ số thon thân cây Trâm móc).

Sau khi tính được phương trình đường sinh thân cây ta thay vào phương trình (2-33) để xác định hình số tự nhiên cho cây Trâm móc

= 0,512

Sau khi tính được f01 thay vào phương trình (2-25) ta được kết quả tính thể tích thân cây đứng được tổng hợp ở phụ biểu.

* Loài Vối thuốc

Bảng 3.11. Kết quả phương trình đường sinh thân cây của loài Vối thuốc

Chỉ tiêu Bậc phương trình 1 2 3 4 5 6 7 8 9 R2 0.9185 0.9188 0.9854 0.9874 0.9971 0.9986 0.9997 0.9998 0.9999 S 0.1117 0.1183 0.0535 0.0538 0.02 0.0222 0.0112 0.0131 0.0084 T1 1.0727 1.0053 3.2114 2.5718 4.9048 5.087 6.9808 7.55 3.6056 T2 0.0673 -5.718 -2.52 -21.74 -23.98 -55.54 -67.37 28.16 T3 3.8568 -1.26 52.89 62.505 250.99 341.97 -547 T4 2.5585 -59.45 -78.02 -613.1 -960.4 3308.3 T5 24.802 41.326 823.24 1551.1 -10246 T6 -5.508 -573.4 -1426 18062 T7 162.25 684.74 -18310 T8 -130.6 9939.1 T9 -2238

Qua bảng 3.11 cho thấy sai số của phương trình giảm từ bậc 1-7 sau đó lại tăng lên đến bậc 8. Vậy phương trình đường sinh được chọn là phương trình bậc 7.

Phương trình bậc 5 được lựa chọn là:

Ycv = 6,98.x – 55,54.x2 + 250,99 x3 - 613,1.x4 + 823,24.x5– 573,4.x6

+162,25.x7 (3-12)

Phương trình (3-12) đã được loại bỏ ao để đi qua gốc tọa độ.

Để phương trình (3-12) đi qua điểm có tọa độ (0,9;1) ta cần xác định: Y(0.9): Thay X=0,9 vào phương trình (3-12) ta có:

Ycv(0.9) = K01(cv) = 0,992

Phương trình (3-12) đi qua điểm có tọa độ (0,9;1) ta chia các hệ số của phương trình này cho K01 tương ứng, ta thu được phương trình mới là:

Ycv= K0i(cv) = Ycv= 6,99.x – 55,68.x2 + 251,67.x3 - 614,78.x4 + 825,47.x5– 574,934.x6 +162,69.x7 (3-13)

Mức độ phù hợp của phương trình đường sinh lý thuyết với đường sinh thực tế được minh họa ở hình 3.3

Biểu đồ phương trình đường sinh cho thấy đường phân bố lý thuyết rất sát với đường phân bố thực nghiệm. Kết luận: Phương trình (3-13) mô phỏng tốt đường sinh thân cây loài Vối thuốc.

Làm tương tự như loài cây Dẻ trắng và Trâm móc sau khi xác định được phương trình đường sinh ta tính hình số f01.

= 0,532

Thay f01 vào phương trình (2-26) để tính thể tích thân cây đứng. * Loài Lim xanh

Bảng 3.12. Kết quả phương trình đường sinh thân cây của loài Lim xanh

Chỉ tiêu Bậc phương trình 1 2 3 4 5 6 7 8 9 R2 0.9671 0.9698 0.9945 0.9965 0.9996 0.9997 0.9999 0.9999 0.9999 S 0.0700 0.0711 0.0325 0.0282 0.0106 0.0106 0.0077 0.0093 0.0085 T1 0.99 1.54 2.39 2.50 2.70 2.93 1.78 2.88 1.79 T2 -0.55 -2.77 -3.34 -4.98 -7.83 11.44 -11.54 14.97 T3 1.48 2.40 7.01 19.27 -95.84 80.85 -165.77 T4 -0.46 -5.75 -29.42 297.35 -377.03 807.21 T5 2.12 23.17 -454.31 959.27 -2313.50 T6 -7.02 339.76 -1315.35 4091.09 T7 -99.08 915.70 -4353.79 T8 -253.69 2539.90 T9 -620.80

Qua bảng 3.11 cho thấy sai số của phương trình ở bậc 7 là nhỏ nhât và sai số bằng 0,0077 cũng nhỏ nhất → chọn phương trình bậc 7 làm phương trình đường sinh thân cây.

Phương trình bậc được lựa chọn là:

Ycv =1,78.x + 11,44.x2 - 95,84.x3 +297,35.x4 - 454,31.x53+39,76.x6 - 99,08.x7 (3-14)

Phương trình (3-14) đã được loại bỏ ao để đi qua gốc tọa độ.

Để phương trình (3-14) đi qua điểm có tọa độ (0,9;1) ta cần xác định: Y(0.9): Thay X=0,9 vào phương trình (3-14) ta có:

Ycv(0.9) = K01(cv) = 0,9971

Phương trình (3-14) đi qua điểm có tọa độ (0,9;1) ta chia các hệ số của phương trình này cho 0,9971 tương ứng, ta thu được phương trình mới là

Ycv= K0i(cv)=1,78.x+11,47.x2 -96,12.x3 +298,21.x4 – 455,63.x5+ 340,74.x6 -99,37.x7(3- 15)

Phương trình (3-15) chính là phương trình đường sinh thân cây Lim xanh có vỏ. Mức độ phù hợp của phương trình đường sinh lý thuyết với đường sinh thực tế được minh họa ở hình 3.4.

Hình 3.4. Phương trình đường sinh thân cây Lim xanh

Qua hình 3.5 nhận thấy đường sinh lý thuyết và đường sinh thực nghiệm khá sát nhau. Từ đó cho thấy phương trình (3-17) mô phỏng tốt phương trình đường sinh thân cây Lim xanh.

Sau khi lựa chọn được phương trình đường sinh thân cây Lim xanh bước tiếp theo là xác định hình số f01 .

dx = 0,498 Thay f01 = 0,498 vào phương trình (2-26) để tính thể tích thân cây Lim xanh.

* Loài Trường sâng

Bảng 3.13. Kết quả phương trình đường sinh thân cây của loài Trường sâng

Chỉ tiêu Bậc phương trình 1 2 3 4 5 6 7 8 9 R2 0.9671 0.9698 0.9945 0.9965 0.9996 0.9997 0.9999 0.9999 0.9999 S 0.07 0.0711 0.0325 0.0282 0.0106 0.0106 0.0077 0.0093 0.0085 T1 1.07 1.323 2.707 2.167 3.338 3.153 4.181 3.955 1.949 T2 -0.253 -3.883 -1.183 -10.832 -8.565 -25.687 -20.981 27.599 T3 2.42 -1.9 25.284 15.533 117.786 81.609 -370.46 T4 2.16 -28.967 -10.125 -300.42 -162.33 2008.47 T5 12.451 -4.309 419.87 130.429 -5868.8 T6 5.587 -302.48 36.417 9946.81 T7 88.018 -119.77 -9779.1 T8 51.946 5172.82 T9 -1138

Qua bảng tổng hợp 3.13 ta thấy S giảm dần từ bậc 1 đến bậc 7 rồi sau đó lại tăng dần đến bậc 9. Lựa chọn phương trình bậc 7 làm phương trình mô tả đường sinh thân cây Trường sâng.

Phương trình bậc 7 được lựa chọn là

Phương trình (3-16) đã được loại bỏ ao để đi qua gốc tọa độ.

Để phương trình (3-16) đi qua điểm có tọa độ (0,9;1) ta cần xác định: Y(0.9): Thay X=0,9 vào phương trình (3-16) ta có:

Ycv(0.9) = K01(cv) = 0, 997

Phương trình (3-16) đi qua điểm có tọa độ (0,9;1) ta chia các hệ số của phương trình này cho K01 tương ứng, ta thu được phương trình mới là:

Ycv=K0i(cv)=4,18x-25,68x2+117,7x3-300,43.x4+419,81x5-302,43.x6-88,004.x6 (3-17)

Phương trình (3-17) chính là phương trình đường sinh thân cây Trường sâng có vỏ. Để kiểm tra mức độ phù hợp của phương trình đã lựa chọn so với kết quả điều tra thực tế ngoài thực địa, ta có thể quan sát ở biểu đồ 3.5.

Hình 3.5. Phương trình đường sinh thân cây Trường sâng

Quan sát biểu đồ cho thấy đường sinh phân bố lý thuyết và đường sinh phân bố thực nghiệm khá sát nhau. Kết luận phương trình (3-17) mô phỏng tốt phương trình đường sinh thân cây Trường sâng.

Làm tương tự như cây Dẻ trắng và Trâm móc sau khi xác định được phương trình đường sinh ta tính hình số f01.

= 0.5101

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lập biểu thể tích thân cây đứng cho một số loài cây ở khu vực rừng tự nhiên bắc trung bộ​ (Trang 48 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)