- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
3. Đặc điểm tài nguyên rừng
4.4.2. Kỹ thuật trồng rừng
a. Chọn đất trồng rừng
Theo kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học thì Xoan đào thích hợp với những nới có tầng đất dày >50cm, đất tơi xốp, ẩm, mát, thoáng khí, độ ẩm cao, giầu dinh dưỡng.
b. Kết cấu tổ thành rừng trồng Xoan đào
Theo kết quả nghiên cứu ở các ô tiêu chuẩn trong rừng tự nhiên có Xoan đào tham gia, để đảm bào tính bền vững và đáp ứng được mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, thi nên trồng rừng Xoan đào hỗn giao với một số loài cây bản địa như sau:
c. Phương thức trồng
Kết quả điều tra cho thấy Xoan đào là cây chịu bóng lúc giai đoạn còn non, khi trưởng thành nhu cầu ánh sáng tăng mạnh (cây ưa sáng), cho nên chọn phương thức tốt nhất với loài cây này là trồng rừng dưới tán rừng ban đầu có độ tàn che 0,4-0,5, sau thời gian 4 năm cây đòi hỏi ánh sáng mạnh hơn và sinh trưởng tốt đưới tàn che 0,3, mở tán kịp thời sẽ thúc đẩy nhanh quá trình sinh trưởng của Xoan đào.
d. Phương pháp trồng rừng:
Dùng cây con có bầu đạt tiêu chuẩn có D00 trung bình 0,50 cm, chiều cao trung bình ≥40 cm. Cây không cong queo sâu bệnh, không bị tổn thương cơ giới. Khi trời có mưa phùn, đất ẩm tiến hành đem cây con đi trồng. Hố được đào, bón phân và lấp trước khi trồng 1 tháng, kích thước hố 40x40x40 cm, mật độ 1100 cây/ha.
e. Chăm sóc cây con sau khi trồng
Cây con sau khi trồng bị thay đổi hoàn cảnh đột ngột chưa quen với hoàn cảnh mới nên sau khi trồng phải chăm sóc kịp thời. Làm cỏ, xới đất xung quanh gốc để luôn duy trì độ ẩm cho cây, tạo độ tơi xốp, tránh cỏ dại chèn ép cạnh tranh dinh dưỡng với cây con mới trồng, 3 năm đầu thường xuyên chăm sóc cho cây, đến năm thứ 4 trở đi cường độ chăm sóc giảm dần, tuỳ theo mức độ cỏ dại,…Chú ý điều chỉnh độ tàn che thích hợp, độ tàn che giảm dần theo độ tuổi của cây.
Chương 5
Kết luận - Tồn tại - Kiến nghị
5.1. Kết luận
(1) Xoan đào phân bố tự nhiên ở Vùng Đông Bắc là cây gỗ lớn thường xanh, đường kính đạt từ 50-60 cm, chiều cao vút ngọn đạt từ 20-25 m, thân tròn, khá thẳng, cành non có lông màu gỉ sắt; lá đơn nguyên mọc cách, hình trứng dài 6 - 8 cm, gân phụ 10 -12 đôi ;Trọng lượng 1000 hạt sấp sỉ 1 kg ; mùa ra hoa tháng 3 -4, quả chín tháng1-2 ; Hạt Xoan đào có hàm lượng tinh dầu lớn, nên rât dễ hay bị các chim thú ăn, hạt có tỷ lệ nẩy mầm sắp sỉ 60%, thời gian nảy mầm sớm từ 3-5 tuần. Cây con giai đoạn vườn ườm thường hay bị héo ngọn, nên cần che bóng và phun thuốc phòng trừ nấm cho cây; Theo kết quả điều tra trên thị trường hiện nay giá bán một m3gỗ Xoan đào có giá trị khoảng từ 500 -600 USD. (2) Xoan đào thích hợp trên điều kiện lập địa có thành phân cơ giới từ thịt trung bình, thịt nhẹ đến sét nhẹ, có đô ẩm cao, giầu chất mùn, hữu cơ. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 21 -230C, tổng tích ôn từ 6.100 – 8.4000C. Lượng mưa trung bình từ 1.400 – 2.800 mm/năm, độ ẩm không khí từ 80-90%.
(3) Trong rừng tự nhiên Xoan đào thường đi kèm với các loài cây như: Kháo vàng, Lim xẹt, Re, Côm tầng, Lim xanh. Những loài cây hay gặp, Xoan đào,Trám chim, Trám trắng, Dẻ xanh, Ngát, Dẻ đỏ, Thẩu tấu, Chẹo.... công thức tổ thành thay đổi theo vị trí (đai cao).
(4) Phân bố số cây theo đường kính ở trong rừng tự nhiên có phân bố Xoan đào thì theo xu thế giảm dần khi tuổi tăng lên, và loài Xoan đào chiếm phần lớn trong tổ thành rừng.
(5) Sinh trưởng của rừng trồng thuần loài Xoan đào có sự khác nhau giữa vị trí chân, sườn, đỉnh, tốt nhất là ở vị trí chân và sườn, thấp nhất ở vị trí đỉnh.
(6) Giữa Hvn, Hdc, Dt với D1.3 có quan hệ chặt và phương trình quan hệ được thiết lập như sau :
Hdc= 1,326 + 1,015 log(D1.3), R = 0,574 Dt= -1,777 + 2,135 log(D1.3), R = 0,837
(7) Xoan đào là cây sinh trưởng nhanh, tăng trưởng bình quân chung về đường kính đạt 0,85 cm/năm, về chiều cao đạt 1,24 m/năm. Bước đầu sinh trưởng về đường kính và chiều cao cho loài Xoan đào theo hàm số :
Y(d) = 3,256 704 , 19 . 157 , 50 t e ; Y(h) = 0,268 983 , 2 . 885 , 10 t
e (t : tuổi của cây)
(8) Hạt Xoan đào trước khi gieo cần xử lý nước nóng 40-450C trong 12-24h, vùi trong cát ẩm, sau 20 ngày hạt nảy mầm đạt tỷ lệ sấp sỉ 60%.
(9) Cây con Xoan đào giai đoạn vườn ươm lúc 1-5 tháng cần che bóng 75%, sau đến giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi che bóng 50%.
(10) Để tạo cây con có tiêu chuẩn tốt, đạt được tiêu chuẩn xuất vườn và cây sau khi trồng sinh trưởng, phát triển tốt, trong giai đoạn vườn ươm bón phân NPK được ngâm trong nước 2-5 ngày trước khi tưới, sau đó tưới đều trên luống gieo ươm, liều lượng là 5 kg NPK cho 1 vạn cây, thời gian tưới 15 ngày/lần, kết hợp với tưới nước rửa lá để chống cháy lá.
5.2. Tồn tại
(1) Chưa phân tích được các chỉ tiêu sinh lý: hàm lượng diệp lục a,b, cấu tạo giải phẫu lá ở giai đoạn vườn ươm.
(2) Chưa thiết lập được nhiều ô thí nghiệm ở vườn ươm và rừng trồng để đánh giá sinh trưởng của cây, và tìm ra được quy luật chung về sinh trưởng cho cây Xoan đào. (3) Chưa nghiên cứu được sự tác động tổng hợp của nhân tố ánh sáng và bón phân đến sinh trưởng và phát tiển của cây con Xoan đào giai đoạn vườn ươm.
5.3. Kiến nghị
(1) Vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào việc xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật tạo cây con, trồng rừng cho loài Xoan đào tại vùng Đông Bắc.
(2) Tiếp tục đi sâu nghiên cứu giải quyết những tồn tại của đề tài, và mở rộng phạm vi trồng rừng ra các vùng khác có điều kiện tương tự.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. A.I.Oparin (người dịch : Lê Đức Diên, Cung Đình Lượng, Phạm Đình Thái,Nguyễn Hữu Thước) (1977),Cơ sở sinh lý học thực vật, tập 2, NXB khoa học và kỹ Nguyễn Hữu Thước) (1977),Cơ sở sinh lý học thực vật, tập 2, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2. Bộ Lâm nghiệp, 1995,Sổ tay điều tra quy hoạch rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội3. Bộ môn trồng rừng- ĐHLN (1970),Trồng rừng, tập 2, NXB Nông thôn, Hà Nội. 3. Bộ môn trồng rừng- ĐHLN (1970),Trồng rừng, tập 2, NXB Nông thôn, Hà Nội. 4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006),Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 -2020, Hà Nội.