Quan hệ của loài sâu hại chủ yếu với cây Thầu dầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học một số loài sâu hại chủ yếu cây thầu dầu làm cơ sở cho việc đề xuất phòng trừ tổng hợp tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 46 - 51)

Thức ăn được coi là nhân tố sinh thái rất quan trọng trong các yếu tố sinh học, vì thức ăn cần cho côn trùng sinh trưởng và phát triển, bù đắp lại năng lượng mất đi trong hoạt động sống và hình thành các sản phẩm sinh dục sau này.

Thành phần thức ăn ảnh hưởng đến côn trùng rất khác nhau. Nhưng nói chung mỗi loài côn trùng đều có một loại thức ăn mà chúng ưa thích nhất. Nếu thức ăn thích hợp thì tốc độ phát dục nhanh, côn trùng ít chết và sinh sản nhiều, ngược lại trong trường hợp miễn cưỡng phải ăn một loại thức ăn không thích hợp thì thời gian phát dục kéo dài, tỷ lệ chết cao, chất lượng trứng giảm rõ rệt.

Tác giả Đặng Vũ Cẩn - 1973 cho rằng: thức ăn là nhân tố quan trọng trong các nhân tố hữu sinh nó là nguyên liệu của quá trình sinh trưởng phát triển của động vật. Thiếu thức ăn hoặc thiếu dinh dưỡng thì quá trình sống của côn trùng có khi bị đình trệ, dẫn đến tỷ lệ tử vong lớn. Khi thức ăn thích hợp, phong phú về số lượng và các điều kiện khác của môi trường như độ ẩm, nhiệt độ ... thì sẽ xảy ra các đợt sinh sản hàng loạt và sâu hại dễ dàng phát dịch.

Thức ăn còn ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến độ mắn đẻ, đến tốc độ phát triển, đến hoạt động sống, đến tốc độ và nhịp điệu chết của côn trùng. Thức ăn còn ảnh hưởng đến sự phân bố địa lý, cấu tạo của cơ thể và kích thước cơ thể.

Để nghiên cứu mối quan hệ của các loài sâu hại chủ yếu với thức ăn chúng tôi thực hiện các nội dung sau:

- Tỷ lệ cây có sâu hại trong lầm phần cây Thầu dầu

- Quan hệ giữa sâu hại chủ yếu với các chỉ tiêu sinh trưởng của lâm phần cây Thầu dầu

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 loài sâu hại chủ yếu là Vòi voi và Rầy xanh là những loài sâu hại chủ yếu vào thời điểm điều tra, các loài sâu còn lại mức độ bị hại không đáng kể. Do đó chúng tôi chỉ tiến hành tính toán và so sánh các nội dung trên cho 2 loài Vòi voi và Rầy xanh.

4.4.1.1. Tỷ lệ cây Thầu dầu có sâu hại chủ yếu

Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ ÔTC có Vòi voi và Rầy xanh rất khác nhau. Đối với Vòi voi trong quá trình điều tra chúng tôi kết hợp thu thập số lượng sâu non, đếm lỗ sâu non xung quanh thân cây và đếm số lượng cây có sâu trong 6 ÔTC để xác định được tỷ lệ cây có sâu. Đối với loài Rầy xanh chúng tôi cùng tiến hành đếm trực tiếp trên cây và đã thu được kết quả sau:

Bảng 4.5: Kết quả điều tra tỷ lệ cây Thầu dầu có sâu hại chủ yếu

ÔTC Số cây trong ô Số cây có Vòi voi Tỷ lệ % Số cây có Rầy xanh Tỷ lệ % 1 80 9 11,25 15 18,75 2 80 5 6,25 12 15,00 3 75 7 9,33 15 20,00 4 85 6 7,06 65 76,47 5 70 8 11,43 20 28,57 6 65 7 10,77 15 23,08 Trung bình 9,35 30,31

Từ biểu trên và hình 4.10 ta thấy: Tỷ lệ cây bị Vòi voi hại khá ít, trên mỗi ÔTC chỉ có từ 5 - 9 cây bị Vòi voi hại quả. Tính trung bình cho cả 6 ÔTC số cây bị Vòi voi hại quả là 9,35%. Giữa các ÔTC không thấy sự khác nhau đáng kể, tất cả các ô đều có Sâu Vòi voi. Như vậy Vòi voi có mặt trên toàn khu vực, tuy nhiên tỷ lệ cây bị nhiễm loại sâu này chỉ trên dưới 10%, do đó phân bố của sâu trong thời điểm nghiên cứu là phân bố ngẫu nhiên.

Số lượng cây bị Rầy xanh hại lá dao động từ 15 - 65 cây. Tính trung bình cho cả 6 ÔTC là 30,31%. Điều này cho thấy mức độ phân bố của sâu không đều trên các ÔTC. Giống như Vòi voi, Rầy xanh có mặt trong tất cả các ÔTC, tuy nhiên với mức độ nhiều hơn. Ở tất cả các ÔTC, tỷ lệ cây có Rầy xanh đều lớn hơn tỷ lệ cây có Vòi voi, số cây có Rầy xanh thường gấp 2 đến 10 lần số cây có Vòi voi. ÔTC số 04 có số cây bị sâu đục thân là cao nhất, chiếm 76,4%. Đây là khu vực trồng thuần loài, có độ dốc thấp, đất có độ ẩm lớn hơn so với các ÔTC khác. Mặt khác, ÔTC số 4 có sinh trưởng về đường kính chiều cao lớn nhất đây là nơi có nguồn thức ăn dồi dào hơn các nơi khác để hoàn thành một vòng đời của mình.

Qua điều tra cho thấy tỷ lệ cây Thầu dầu có cả Vòi voi và Rầy xanh trong các ÔTC chiếm tỷ lệ rất ít, chúng tôi đã thu được kết quả sau:

Bảng 4.6: Tỷ lệ cây Thầu dầu có cả Vòi voi và Rầy xanh

ÔTC Số cây có cả 2 loài sâu hại chủ yếu Tỷ lệ % Ghi chú

1 3 3.75 2 2 2.5 3 2 2.6 4 12 14.11 5 5 7.14 6 2 3.07 Trung bình 5.52

Một số nhận xét: Từ biểu trên ta có nhận xét số cây có cả 2 loài sâu

hại chủ yếu là rất ít trên mỗi ÔTC chỉ có từ 1- 12 cây bị hai loài sâu phá hại . Tính trung bình cho cả 6 ÔTC là 5,52%. Giữa các ÔTC không thấy sự khác nhau đáng kể, chỉ có ÔTC số 4 là có số cây có cả 2 loài sâu hại chiếm tỷ lệ cao 14,11% vì đây là khu vực rừng trồng thuần loài cây sinh trưởng tốt.

4.4.1.2. Quan hệ giữa sâu với các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Thầu dầu

Để hoàn thành quá trình phát triển sâu hại cần một khối lượng thức ăn nhất định. Chất lượng thức ăn có ảnh hưởng lớn đến số lượng của sâu hại. Các chỉ tiêu sinh trưởng của lâm phần như đường kính ngang ngực (D1.3), chiều cao vút ngọn (HVN), đường kính gốc (Doo)... đóng vai trò quan trọng. Lâm phần sinh trưởng phát triển tốt sẽ là nguồn thức ăn phong phú cho các loài sâu hại và ngược lại nếu lâm phần sinh trưởng kém nguồn thức ăn ít, sâu hại ít hơn. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào đối tượng sâu hại mà mối quan hệ này khác nhau. Một số loài sâu hại thứ sinh chỉ hại cây đã bị suy yếu. Các chỉ tiêu sinh trưởng của ÔTC có sâu gây hại được đo đếm, tính toán và thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.7: Các chỉ tiêu sinh trưởng cây Thầu dầu

ÔTC HVN (m) Doo (cm) Năm trồng

1 2,5 5,0 2010 2 1,7 3,5 2010 3 2, 5 5,0 2010 4 2,75 5,5 2010 5 2,5 4,75 2010 6 2,0 4,0 2010

Qua biểu chúng tôi có nhận xét sau:

- Về sinh trưởng đường kính, trưởng chiều cao của ÔTC số 4 cây sinh trưởng tốt nhất, ÔTC số 2 cây sinh trưởng kém. Nguyên nhân có sự sai khác về đường kính, chiều cao ở các ÔTC chủ yếu là do độ dày tầng đất, độ dốc.

- Sâu hại và cây thức ăn của chúng có mối quan hệ qua lại: Thông qua hoạt động của sâu có thể làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây; ngược lại sự sinh trưởng phát triển khác nhau của cây có ảnh hưởng tới sự lựa chọn thức ăn, mức độ gây hại của sâu. Khi mối quan hệ này chặt chẽ có thể thấy giữa cây bị sâu và cây không có sâu có sự khác nhau rõ rệt. Vòi voi có mặt ở ÔTC số 2 nhiều nhất, Rầy xanh lại xuất hiện nhiều ở ÔTC số 4. Số liệu của 2 ÔTC này được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 4.8: Đường kính (Doo), chiều cao (HVN) của cây Thầu dầu có sâu (CS) và cây không có sâu (KS)

Sâu đục nõn Vòi voi

Doo HVN Doo HVN CS KS CS KS CS KS CS KS Số TB 4.13 3.56 2.52 2.35 5.06 4.98 2.51 2.53 S2 0.8016 0.6652 0.2991 0.3016 0.1672 0.1492 0.2874 0.2124 S 0.6425 0.4425 0.0894 0.091 0.028 0.0223 0.0826 0.0451 |U| 1.83654 0.87707 0.82636 0.0972

Quan sát biểu 4.8 ta thấy:

1.Đường kính gốc của các cây bị Rầy xanh (5,06cm) lớn hơn so với đường kính gốc của cây không có Rầy xanh (4,98). Tuy nhiên mức chênh lệch không lớn.

2.Chiều cao của các cây bị Rầy xanh (2,51m) lại nhỏ hơn so với chiều cao của cây không có Rầy xanh (2,53m). Mức chênh lệch ở đây cũng không lớn.

3. Đường kính gốc của các cây bị Vòi voi (4,13cm) cũng lớn hơn so với đường kính gốc của cây không có Vòi voi (3,56cm).

4. Chiều cao của các cây bị Vòi voi lớn hơn so với chiều cao của cây không có Vòi voi.

Kết quả kiểm tra bằng tiêu chuẩn U cho thấy: Tất cả các cặp so sánh đều cho |U| < 1,96. Như vậy: Đường kính gốc (Doo), chiều cao vút ngọn (HVN) của các cây bị sâu hại không khác biệt so với cây không bị sâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học một số loài sâu hại chủ yếu cây thầu dầu làm cơ sở cho việc đề xuất phòng trừ tổng hợp tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)