Biến đổi trong tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làng bản của người nùng ở huyện bình gia tỉnh lạng sơn (1986 2013) (Trang 84)

6. Cấu trúc của đề tài

3.3 Biến đổi trong tổ chức

3.3.1 Gia đình

Với sự phát triển kinh tế, biến động xã hội đã kéo theo các yếu tố khác cùng thay đổi theo, trong đó gia đình với tư cách là tế bào xã hội cũng vận hành theo dòng chảy đó.

Về hình thức gia đình của người Nùng ở Bình Gia hiện nay, chủ yếu là gia đình 2 đến 3 thế hệ cùng chung sống (hai vợ chồng và con cái chưa lập gia đình hoặc hai vợ chồng cùng các con chưa lập gia đình cùng với bố mẹ của họ). Các cặp vợ chồng tách ra ở riêng sau khi cưới trở thành những tiểu gia đình nhỏ. Những gia đình “tứ đại đồng đường” thường rất hiếm thấy.

Về quy mô gia đình: Trước đây, do tâm lý của cư dân nông nghiệp, hầu hết là các tộc người cư trú trên đất nước Việt Nam đều quan niệm “đông con nhiều của”. Vì thế quy mô gia đình rất lớn trung bình mỗi gia đình thường có từ 4 đến 5 con, thậm chí có gia đình còn có 6 đến 7 người con. Hiện nay, với việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nhận thức của đồng bảo đã được cải thiện, mỗi

gia đình có từ 2 đến 3 con. Đồng bào đã quan tâm đến chất lượng cuộc sống nhiều hơn cùng với việc thực hiện phong trào “Xây dựng làng văn hóa”, “Gia đình văn hóa” ở khu dân cư nên xu hướng sinh con thứ 3 đã giảm đáng kể trong các làng bản người Nùng.

Việc giáo dục con cái trước đây chủ yếu trong phạm vi gia đình, trẻ học từ ông bà, cha mẹ, anh chị của mình. Họ là những người đóng góp nhất định để hình hành nhân cách con người. Ngày nay, ngoài sự giáo dục trong gia đình, trẻ em đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ nhà trường và các cơ sở giáo dục khác.

Biến đổi lớn nhất trong lĩnh vực gia đình là vai trò của người phụ nữ ngày càng được đề cao. Phụ nữ Nùng không còn hoàn toàn bị trói buộc bởi những lễ giáo khắt khe. Họ được tự do học hành nâng cao trình độ, tham gia vào các công việc xã hội như: Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội nông dân. Cùng với việc đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, hầu hết trẻ em gái đều được cắp sách tới trường.

Trong gia đình, việc đối xử của gia đình nhà chồng, và bản thân người chồng với người phụ nữ đã có sự thay đổi. Các công việc trong gia đình từ những việc hệ trọng như: dựng vợ gả chồng cho con cái, làm nhà cửa đến việc mua các vật dụng sinh hoạt đều dựa trên sự bàn bạc thống nhất của hai vợ chồng. Tính gia trưởng của người đàn ông trong gia đình đã giảm nhiều. Ngày nay chăm sóc con cái và công việc nội trợ không còn là việc riêng của người vợ, người con dâu trong gia đình nữa, mà đã được nhận thức, sẻ chia công việc giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là giữa người chồng và người vợ.

Như vậy, người phụ nữ không chỉ bó hẹp quanh việc nội trợ bếp núc, xóm làng mà họ còn có sự giao lưu rộng rãi với xã hội bên ngoài, có kiến thức, có vị trí vai trò mới trong gia đình và xã hội.

Sự biến đổi trong các gia đình người Nùng Bình Gia bắt nguồn từ những chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề giải phóng phụ nữ, trong các báo cáo ở các lần đại hội Đảng, Đảng

ta luôn nhấn mạnh công tác bồi dưỡng tư tưởng, nâng cao trình độ cho người phụ nữ, giúp họ thoát khỏi gánh nặng gia đình và bất công trong gia đình. Trong nghị quyết số 11/NQ – TW (27/4/2007) của Bộ chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong sự phát triển kinh tế đất nước. Chiến lược phát triển kin tế - xã hội 2011- 2020 do Đại hội XI của Đảng năm 2011, đã nêu ra mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân ta trong 10 năm tới, trong đó khẳng định: “Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ, hạnh phúc; thực hiện tốt bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ”. Chính sách của Đảng đã tác động rất lớn đến thái độ của xã hội đối với phụ nữ, đặc biệt là ở khu vực nông thôn của nhiều địa phương trong đó có huyện Bình Gia.

Mặt khác, trình độ nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao, họ đã ý thức được vị trí của người phụ nữ và sự bất bình đẳng trong gia đình là một hạn chế trong xã hội hiện nay. Thêm vào đó là do sự tác động của kinh tế, người phụ nữ không chỉ gắn với công việc gia đình, gắn với sản xuất nông nghiệp mà họ tham gia nhiều hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp như: buôn bán, công nghiệp, có nhiều gia đình người vợ là trụ cột về kinh tế. Vì vậy, người chồng phải sẻ chia công việc gia đình cùng vợ, sự phân chia lao động nhiều khi chỉ mang tính tương đối.

Mối quan hệ giữa bố chồng và con dâu không còn nghiêm ngặt như trước. Họ cùng ăn cơm, khi con dâu vắng nhà, bố chồng chăm sóc các cháu hộ con… Người dân đã có cái nhìn tiến bộ hơn trong quan niệm “trọng nam khinh nữ” và tư tưởng sinh con trai để “nối dõi tông đường” không còn quá khắt khe như trước.

Bên cạnh đó, hiện nay trong gia đình người Nùng cũng xuất hiện một số hiện tượng làm suy giảm nề nếp gia phong của gia đình trước đây như: con cháu không nghe lời ông bà, cha mẹ, có thái độ không đúng với chuẩn mực, vợ chồng cãi nhau….

3.3.2 Dòng họ

So với giai đoạn đầu thế kỉ XX trở về trước thì ngày nay, tính chất dòng họ của người Nùng ở Bình Gia không có thay đổi nhiều. Đồng bào vẫn đặc biệt coi trọng mối quan hệ gia tộc, họ hàng. Có việc gì dù lớn hay nhỏ, các gia đình cũng cần sự trợ giúp ủng hộ của những người đồng tộc. Nguyên tắc ngoại hôn vẫn được duy trì.

Tuy nhiên, xét về tổ chức thì các dòng họ của người Nùng ở Bình Gia vốn đã lỏng lẻo nay càng lỏng lẻo hơn. Ít thấy các dòng họ có thờ cúng chung, từ đường, ruộng hương hỏa, người trưởng tộc cũng không còn, hoặc có vai trò rất mờ nhạt. Nhưng các thành viên trong họ cũng không vì thế mà quên đi mối quan hệ họ mạc, truyền thống và công đức của cha ông dù đã trải qua nhiều đời, các mối liên hệ nay được truyền từ đời này sang đời khác. Trong các bản Nùng ở Bình Gia hiện nay hầu như không thấy có nghĩa địa chung của họ. Ở đó có những ngôi mộ tổ và mộ của các thành viên trong họ được bố trí theo những quy định riêng của từng dòng họ.

Xét về quy mô thì mỗi dòng họ ngày nay đã lớn hơn trước rất nhiều. Sự phát triển về dân số cùng với sự di dân tìm hiểu định cư và canh tác đã làm cho các thành viên trong họ có xu hướng tản mát dần.

Dù không có tộc trưởng và những quy định thành văn nhưng mỗi khi có công việc thì các thành viên trong họ đều tập trung lại dưới sự chủ trì của những người lớn tuổi có uy tín. Vào mùng 3/3 Âm lịch hàng năm, các thành viên trong họ sửa sang, chăm nom mộ tổ và nghiã địa chung. Đây là dịp để các thành viên trong họ củng cố thêm ý thức dòng tộc. Mối quan hệ dòng họ và mối quan hệ láng giềng là hai mối quan hệ bao trùm, đan xen lẫn nhau trong các bản làng của người Nùng.

Ở các làng bản người Nùng ít nhiều vẫn tồn tại tư tưởng cục bộ dòng họ. Tại nhiều xã những người đứng đầu các ban ngành đoàn thể cũng là đa số thuộc cùng dòng họ…. Tuy nhiên vấn đề này chưa đáng lo ngại, người ta vẫn đặc biệt coi trọng nhau dù là trong họ hay ngoài họ.

3.3.3 Tổ chức làng

Vai trò của trưởng làng, trưởng thôn vẫn được duy trì. Trưởng thôn đại diện cho chính quyền địa phương, do các hộ trong xóm bầu ra. Ngày nay, ai giữ chức vụ trưởng thôn đều được nhận một khoản phụ cấp của Nhà nước quy ra bằng tiền. Mỗi xóm đều có ban ngành chức năng, các hội, các đoàn thể đại diện cho hệ thống quản lí của Đảng và Nhà nước ở cấp cơ sở. Đứng đầu mỗi xóm có trưởng xóm và Bí thư chi bộ. Ngoài ra còn có các ban nghành, đoàn thể như: Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ… Mỗi ban ngành đoàn thể là một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức làng xã hiện nay, thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của làng cho phù hợp với xu thế của xã hội.

Hiện nay, hầu hết các thôn bản người Nùng ở Bình Gia đều có hương ước thôn. Hương ước thôn được người đứng đầu thôn lập nên, có sự tham vấn của các ban trong bộ máy quản lí của thôn. Sau khi trưởng thôn soạn thảo xong đem ra bàn bạc với bà con trong thôn và phải được sự đồng ý của đa số hộ dân, ủy ban xã duyệt mới được đưa vào thực hiện trong cộng đồng. Nội dung của các hương ước đều có sự kế thừa các luật tục trước đây nhưng có thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh mới. Hương ước đổi mới bao gồm các quy định trên mọi mặt cuộc sống về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội.

Về bảo vệ sản xuất:

Một là không chăn dắt trâu bò vào bờ ruộng khi ruộng lúa, hoa màu đang phát triển tốt.

Hai là việc chăn thả gia súc, gia cầm làm thiệt hại đến cây trồng và mùa màng thì hai bên thỏa thuận bồi thường thiệt hại, nếu không thỏa thuận được mà phải do tổ chức hòa giải thôn lập biên bản hòa giải, thì bên gây ra phải nộp lệ phí hòa giải 100.000đ.

Về an ninh, trật tự:

Các vụ việc trộm cắp hoặc triệt phá có quả tang, hoặc để cơ sở kết luận thì phải bồi thường một gấp 10 lần số thiệt hại, và đưa ra hội hiếu xử theo luật hội.

Riêng các loại cây hoa quả có giá trị kinh tế cao như hoa hồi chỉ thấy ở trên cây bắt được quả tang, coi là đã lấy được 1kg.

Kẻ gây ra vụ việc phải nộp lệ phí hòa giải 100.000đ

Người nào chọc vỏ cây các loại có giá trị kinh tế hoặc nhổ cây con triệt phá kinh tế cũng xử phạt một gấp 10 và đưa ra hội hiếu xử theo luật hội.

Về văn hóa, xã hội:

Việc cưới hỏi phải thực hiện đúng theo luật hôn nhân gia đình, không tảo hôn, không mở loa đài quá 22h theo quy định chung của xóm.

Việc tang: Không để người chết trong nhà quá 72h, khi xóm thông báo các hộ gia đình không được vắng mặt, đóng góp theo quy định của hội hiếu gồm 1 bó củi và 6 bơ gạo nếp [65].

Ngoài những quy định này, trong các hương ước còn có thêm quy định về trách nhiệm của mỗi gia đình trong các công việc chung của thôn, xóm; xây dựng các công trình của thôn,…Tất cả những quy định đó tạo nên quy ước của thôn bản, làm cơ sở để trưởng thôn quản lí và xử phạt những gia đình vi phạm hương ước, góp phần xây dựng làng bản ngày một phát triển.

3.4 Biến đổi về kinh tế

Những chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như biến đổi về không gian sinh tồn đã làm cho đời sống kinh tế ở các bản của người Nùng ở huyện Bình Gia biến đổi nhanh chóng so với giai đoạn 1986 - 1998.

Trải qua những thăng trầm về kinh tế và văn hóa nhưng đến nay, kinh tế nông nghiệp vẫn là nền kinh tế chủ đạo của người Nùng ở Bình Gia. Các nghành nghề khác vẫn chỉ mang tính chất phụ trợ, kinh tế nông nghiệp của đồng bào đã đạt được những tiến bộ rất đáng kể về tất cả các mặt như về tư liệu sản xuất, cơ cấu giống cây trồng, năng suất và chất lượng.

Với sự hỗ trợ của nhà nước và địa phương, đồng bào đã đẩy mạnh các biện pháp thâm canh tăng vụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất.

Nhờ đó sản lượng lương thực quy thóc liên tục tăng qua các năm: từ 16.608 tấn năm 2000 lên 19.946 tấn năm 2005 và năm 2010 đạt 21.607 tấn. Bình quân lương thực đầu người theo đó cũng tăng đáng kể: năm 2000 là 314 kg/người, đến năm 2010 đạt 412 kg/người [49].

Cơ cấu giống lúa và giống cây trồng nói chung có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Tỷ lệ các giống lúa lai có năng suất cao ngày càng được đưa vào sản xuất. Các cây công nghiệp hàng năm như thuốc lá, lạc, đỗ tương, thuốc lá,… đều tăng cả về diện tích và sản lượng. Đến năm 2010, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đã đạt 7.242 ha trong đó: Diện tích lúa là 4.040,6 ha đạt 99,3% kế hoạch; Diện tích ngô là 1.164,2 ha đạt 107,8% kế hoạch; Cây chất bột có củ trồng được 597,6 ha đạt 93,4% kế hoạch; Cây thực phẩm các loại trồng được 497,5 ha đạt 97,5% kế hoạch; Cây thạch đen trồng được 430 ha [49].

Năm 2013, tổng diện tích gieo trồng cả năm là 7.619,8 ha bằng 102,3 kế hoạch; tổng sản lượng lương thực có hạt là 22.189 tấn, bằng 97,0% kế hoạch. Trong đó: diện tích lúa cả năm là 4.085 ha, sản lượng 16.237,6 tấn; ngô cả năm 1.290,5 ha, sản lượng 5.951,4 tấn; cây chất bột có củ 633,3 ha, đạt 99,0% kế hoạch; cây thực phẩm 732,8 ha, đạt 104,7%; cây công nghiệp hàng năm 298 ha, đạt 87,6% kế hoạch; cây hàng năm khác 579,4 ha, đạt 141,3% kế hoạch.[50]

Trong cơ cấu cây công nghiệp hàng năm đáng kể nhất là cây thạch đen chiếm 58, 4 % diện tích cây công nghiệp. Thạch đen là loại cây khó trồng, đòi hỏi nhiều công chăm sóc trong suốt quá trình trồng cho đến khi thu hoạch, kén đất, thời gian sinh trưởng chậm. Tuy nhiên trong giai đoạn 2000-2010, diện tích và sản lượng thạch đen tăng do đồng bào trồng để bán sang Trung Quốc. Năm 2000 diện tích thạch đen là 180 ha đến năm 2010 đã tăng lên 415,4 ha với sản lượng là 1770 tấn. Việc trồng thạch đen đã góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào Nùng. Thạch đen được trồng nhiều ở các xã Hồng Phong, Hoa Thám, Quý Hòa, Vĩnh Yên, Yên Lỗ, Hưng Đạo, Bình La, quy mô các xã này là 400 ha, chiếm 80% diện tích và sản lượng toàn huyện.

Trong các bản làng người Nùng, cây hồi chiếm vị trí quan trọng. Trong giai đoạn 2000- 2010, sản lượng hồi khô của Bình Gia tăng nhanh từ 450 tấn năm 2000 đến năm 2010 đã tăng lên 780 tấn.[78] Đa số những rừng hồi của đồng bào đều cách nhà khá xa, khoảng từ 2-3 km. Do vậy vào mùa thu hoạch hồi (bắt đầu từ tháng 8 cho đến hết tháng 11 hàng năm), đồng bào phải dậy từ rất sớm. Những người hái hoa hồi nhanh và gặp những cây hồi sai quả một ngày hái được từ 50 đến 70 kg với giá trên thị trường hiện nay là 10.000 đ/ kg hồi tươi và 40.000/kg hồi khô, trung bình thu nhập mỗi ngày 200-300.000. Nghề trèo hồi rất vất vả vì bị say, buồn nôn do mùi dầu hồi, ngoài ra hai bàn chân còn bị sưng tím do phải leo trèo trên cây cả tháng. Đặc biệt nguy hiểm hơn vì cành hồi rất giòn và dễ gẫy hơn các loại cây khác, nếu không may bị ngã, nhẹ thì gãy chân gãy tay, nặng có thể tử vong. Giá hoa hồi mỗi năm cao thấp khác nhau, nhưng cũng mang lại khoản thu nhập đáng kể cho người trồng hồi.

Chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện Bình Gia, đàn gia súc, gia cầm phát triển chậm. Trong giai đoạn 2000 – 2005 đàn trâu tăng từ 19.608 con lên 20.843 con. Giai đoạn 2005 -2010 đàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làng bản của người nùng ở huyện bình gia tỉnh lạng sơn (1986 2013) (Trang 84)