Biến đổi về văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làng bản của người nùng ở huyện bình gia tỉnh lạng sơn (1986 2013) (Trang 93)

6. Cấu trúc của đề tài

3.5. Biến đổi về văn hóa

Hiện nay do điều kiện kinh tế đã khá hơn, giao thông thuận tiện hơn và việc sản xuất nguyên vật liệu làm nhà khá phát triển thì những ngôi nhà sàn của đồng bào đều có ít nhiều thay đổi, hội nhập và phù hợp hơn với hoàn cảnh hiện tại.

Trong cách bố trí và sử dụng không gian trong ngôi nhà cũng thấy có những nét mới. Dù ở nhà sàn nhưng vẫn thấy nhiều gia đình có kê giường, tủ, bàn, ghế giống như nhà nền đất. Gác xép thấy ít gia đình làm và sử dụng hơn. Trong ngôi nhà người ta cũng ít quy định khắt khe chỗ ăn ngủ của các thành viên trong gia đình. Duy chỉ có bàn thờ là vẫn luôn được đặt ở gian chính với vị trí trang trọng nhất. Đó là nét thay đổi nữa trong tư duy ăn ở của đồng bào.

Trong nhiều năm gần đây, ở những ngôi nhà sàn kiểu mới, hiện đại, người Nùng thường không đặt bếp trong ngôi nhà chính của họ. Bếp thường được làm tách ra nhưng vẫn liền kề với nhà chính. Tuy nhiên trong những ngôi nhà sàn truyền thống thì đồng bào vẫn đặt bếp trong ngôi nhà chính của mình. Chuồng gia súc đã được làm tách biệt khá xa so với nhà chính. Điều này cho thấy nhận thức của đồng bào về vấn đề vệ sinh đã tốt hơn trước rất nhiều. Và cũng do nguyên nhân nữa là đàn gia súc ngày nay đã không còn bị đe dọa bởi thú dữ. Riêng gia cầm thì họ vẫn để dưới gầm sàn. Gầm sàn ngày nay đa số đồng bào vẫn để thoáng nhưng cũng có nhiều gia đình che chắn lại hoặc xây tường bao xung quanh. Đó thường là nơi để những vật dụng, nông cụ, phương tiện đi lại. Vấn đề vệ sinh và cảnh quan xung quanh nhà đã được các gia đình quan tâm hơn trước rất nhiều. Gầm sàn đã khô thoáng hơn, có mương rãnh thoát nước xung quanh ngôi nhà

Tại những vùng xa xôi hẻo lánh thì nhà sàn vẫn chiếm ưu thế nhưng tại những vùng thấp hơn, gần đường giao thông lớn, gần các trung tâm buôn bán, có sự giao lưu nhiều với người Kinh thì nhà nền đất đã được xây dựng khá nhiều và đang trở thành một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển nhà cửa của đồng bào. Nguyên liệu chủ yếu để dựng nhà sàn là gỗ ngày càng trở nên khan hiếm do chính sách bảo vệ rừng của nhà nước. Tại trung tâm xã Hồng Phong, thấy 90% là nhà nền đất, tại các xã khác như Minh Khai, Pàn Pẻn 1,… nhà nền đất cũng lác đác xuất hiện. Thôn Khuổi Pàn xã Hoa Thám trước kia có 50% nhà sàn, hiện nay số lượng nhà sàn đã giảm xuống còn 20%, nhà nền đất

chiếm 80% [68]. Những ngôi nhà nền đất của đồng bào ngày nay có kĩ thuật xây dựng và bố trí không gian đã gần giống người Kinh và phần lớn đều được bê tông hóa. Điều đó cho thấy sự giao lưu và hội nhập của đồng bào với nền văn hóa phổ thông.

Nhờ sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nên các hoạt động về văn hoá xã hội cũng có điều kiện phát triển.

Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tình hình giáo dục của huyện Bình Gia đã có bước phát triển khá. Năm 2006 huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, năm 2009 hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học và Tiểu học đúng độ tuổi [77]. Hầu hết con em đồng bào dân tộc Nùng tham gia học tập ở tất cả các cấp học. Năm học 2009-2010, số học sinh Mầm Non của huyện là 2.260 em, trong đó, số học sinh thuộc dân tộc Nùng là 1.124 em, chiếm 49,7% học sinh toàn huyện. Số học sinh Trung học cơ sở và học sinh tiểu học là 8152 người, trong đó học sinh là dân tộc Nùng chiếm khoảng 50% số học sinh của toàn huyện.

Theo tài liệu của Phòng giáo dục, từ năm 2009-2013 có 32 học sinh là con em dân tộc thiểu số thuộc các xã đặc biệt khó khăn hàng năm được cử tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp. Trong đó có 22 người Nùng, 3 người Dao và 7 người thuộc dân tộc Tày [77]. Huyện cũng thường xuyên thực hiện các cuộc vận động do Bộ Giáo dục và đào tạo phát động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh.

Văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy, huyện thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao mừng Đảng mừng xuân và những ngày lễ lớn của đất nước. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnh. Năm 2013 số gia đình văn hóa đạt 45% (vượt 5% so với kế hoạch); khu dân cư văn hóa đạt 12,9% (vượt 2,9% so với kế hoạch); cơ quan văn hóa đạt 85,7% (vượt 5,7% sô với kế hoạch) [79]. Thôn Kim Đồng xã Hồng

Phong năm 2013 có 74 hộ gia đình với 389 nhân khẩu chủ yếu là dân tộc Nùng, đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Trước đây người dân trong thôn không chỉ khó khăn về kinh tế mà còn nảy sinh một số vấn đề như tình trạng mê tín dị đoan, các hủ tục lạc hậu trong việc tang ma, cưới hỏi… Hiện nay, với việc triển khai thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và phong trào thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, phong trào xây dựng nông thôn mới, thôn Kim Đồng đã xây dựng được quy ước của thôn, số hộ gia đình văn hóa tăng qua các năm: năm 2009 đạt 17% đến 2012 có 28% gia đình theo tiêu chí mới, tu sửa và làm mới các lớp học, công tác xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh, trung bình mỗi năm giảm được 02 hộ. Bộ mặt của thôn Kim Đồn đang dần được đổi mới, đời sống của người dân chủ yếu là đồng bào Nùng cũng khởi sắc hơn.

Cùng với đó, hoạt động thờ cúng, tín ngưỡng của đồng bào Nùng vẫn được phát huy, tuy nhiên nghi lễ không rườm rà như trước. Các lẽ hội của đồng bào vẫn được duy trì và nhận được sự quan tâm của các ban nghành địa phương. Một số di tích đình đền đã mất đi, chỉ còn lại dấu vết như đình Mông Ân (xã Mông Ân), đình Nà Đồng (xã Tân Văn), đã được phòng văn hóa thông tin huyện khảo sát và phác họa lại nhằm khôi phục và bảo vệ những di tích còn sót lại.

Về mặt xã hội, sự hội nhập kinh tế đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội với các tệ nạn như ma túy, cờ bạc, hôn nhân vượt biên giới…Theo tài liệu của công an huyện Bình Gia, trong giai đoạn 1999-2013 tội phạm hình sự xảy ra 226 vụ, khởi tố 385 bị can; đánh bạc có 4 vụ 35 đối tượng; về buôn bán, tàng trữ sử dụng chất ma túy xảy xa 29 vụ với 48 đối tượng, 1 vụ 1 đối tượng trồng cây thuốc phiện. Năm 2012, huyện Bình Gia có 39 đối tượng nghiện ma túy, trong đó có 20 người Tày, 15 người Nùng, 4 người Kinh, tập trung ở các xã: Hoàng Văn Thụ (3 người), thị trấn Bình Gia (13 người), Tô Hiệu (4 người),

Tân Văn (3 người), Minh Khai (1 người), Hồng Phong (11 người), Hoa Thám (2 người), Hưng Đạo (2 người) [59].

Trên địa bàn huyện vẫn có tình trạng phụ nữ vượt biên trái phép sang bên kia biên giới lấy chồng. Theo thống kê của công an huyện từ năm 1990 – 2013 cả huyện có 120 chị em phụ nữ lấy chồng tự nguyện ở Trung Quốc, trong đó có 10 người dân tộc Kinh, 25 dân tộc Tày và 75 dân tộc Nùng, số còn lại là dân tộc Dao, dân tộc Hoa. Các phụ nữ này tập trung ở hầu hết các xã, thị trấn của huyện. Hầu hết số phụ nữ này sang Trung Quốc lấy chồng tự nguyện, chỉ có số ít là do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Họ vẫn thường qua lại quê hương thăm người thân, có người không quay trở lại địa phương. Địa điểm số phụ nữ này sinh sống chủ yếu ở huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

3.6 Những biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tích cực của làng bản người Nùng trong việc xây dựng đời sống văn hóa hiện nay.

Làng bản của người Nùng là một bộ phận quan trọng trong cộng đồng làng bản ở Bình Gia nói chung và của Việt Nam nói chung. Trong quá trình hội nhập, giao lưu và mở rộng với khu vực và quốc tế, làng bản cũng có nhiều biến đổi. Trong công cuộc xây dựng xã hội mới chúng ta phải tính đến việc quy hoạch làng bản, xây dựng văn hóa gia đình cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nêu ra nhiệm vụ: “Tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại”.

Để bảo tồn và phát huy được các vấn đề tích cực của làng bản, cần phải chọn lọc những cái hay, cái đẹp để kế thừa và loại bỏ những yếu tố tiêu cực. Đào tạo ra đội ngũ những cán bộ văn hóa có trình độ chuyên môn hướng dẫn đồng bào trân trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Đồng thời cần có kế hoạch đào tạo và khuyến khích thế hệ trẻ học hỏi các vốn văn hóa cổ như: hát đối, hát giao duyên... mà lâu nay hầu như vắng bóng trong các lễ hội từ lớp người già trong làng để văn hóa không bị mai một.

Bên cạnh những biện pháp tuyên truyền, giáo dục, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách, giải pháp phù hợp với từng đối tượng, từng bản làng trong việc ổn định không gian sinh tồn, phát triển kinh tế, giữ gìn và bảo vệ các di tích văn hóa lịch sử. Cần chú ý đến đặc điểm lối sống và văn hóa của tộc người ở từng vùng, chú ý đến nguyện vọng của họ.

Xác định vị trí địa lý, địa vực của làng bản để có chính sách phát triển phù hợp với từng bản làng. Tạo mối quan hệ đoàn kết giữa các dân tộc trong cùng bản làng. Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, coi trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân. Thực hiện các chính sách nhân đạo, quan tâm tới các gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó.

Phát huy những mặt hợp lý tích cực trong các thiết chế xã hội truyền thống và cơ chế vận hành của nó. Hiện nay trong bản làng các thiết chế xã hội truyền thống như gia đình, dòng họ, già làng, trưởng tộc, luật tục, hương ước, vẫn đang tồn tại và phát huy nguồn lực sẵn có. Trong quá trình xây dựng làng bản, cần kế thừa và phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của nó. Ví dụ trong thiết chế gia đình có những yếu tố cân loại bỏ như sự phân biệt giàu nghèo, bất bình đẳng nam nữ, mua bán trong hôn nhân, hôn lễ phức tạp, tảo hôn… Tuy nhiên cũng cần thấy được mặt tích cực của gia đình truyền thống để phát huy.

Gia đình truyền thống đã và đang thực hiện những chức năng quan trọng như: tái sinh ra nòi giống, là đơn vị kinh tế, là tế bào của xã hội, là môi trường giáo dục thế hệ trẻ, là nơi bảo tồn và phát huy văn hóa gia đình, dòng họ, dân tộc. Hình thái gia đình đã chuyển sang gia đình nhỏ phụ quyền phù hợp với cơ chế mới. Gia đình nhỏ phù hợp với việc khôi phục các nghành nghề truyền thống, phát triển sản xuất, phù hợp với chủ trương giao đất giao rừng cho từng hộ gia đình của Nhà nước.

Hiện nay, do sự phát triển kinh tế xã hội, vai trò của già làng,trưởng bản không được đề cao như trước đây, nhưng vẫn giữ vị trí quan trọng trong bản làng. Bên cạnh tiếng nói của bộ máy hành chính nhà nước, tiếng nói của trưởng bản, trưởng thôn vẫn được dân làng nghe theo và nghiêm túc thực hiện. Do vậy, trong sinh hoạt của bản làng chúng ta cần xây dựng quan hệ tốt với trưởng bản, làm công tác tư tưởng cho trưởng bản, giảng giải cho trưởng bản hiểu đúng các chính sách của nhà nước, tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân thực hiện công cuộc xây dựng của làng bản. Bên cạnh đó, ý thức cộng đồng làng bản là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp đồng bào đồng bào vượt qua những khó khăn thử thách trong công cuộc chinh phục tự nhiên cũng như chống ngoại xâm. Tuy nhiên trong điều kiện đổi mới, mở cửa, phát triển kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường thì ý thức cộng đồng làng bản cũng bộc lộ những mặt hạn chế đó là tính đóng kín, biệt lập địa phương, là cộng đồng của nhóm dân cư có mối quan hệ về huyết thống và quan hệ láng giềng, chủ yếu là những người đồng tộc. Trong xã hội ta hiện nay, việc tổ chức và quản lí vùng dân tộc không chỉ biết quyền lợi cục bộ của từng dân tộc mà cần phải ý thức được lợi ích của cộng đồng, của quốc gia.

Về cơ chế quản lý và vận hành của các thiết chế xã hội trong bản làng truyền thống như đã trình bày chủ yếu dựa trên nguyên tắc tự quản của làng thông qua hương ước, luật tục. Đấy là những điểm cần kế thừa và vận dụng với những điều kiện mới. Tuy nhiên cũng cần khắc phục những quan điểm hạn chế của kiểu quản lí tự quản, thiếu tính thống nhất trong việc thực hiện pháp luật, nặng về tình, nhẹ về lí. Tính cố kết trong làng bản tạo được sự gắn kết nội bộ cộng đồng, mặt khác lại tạo ra khoảng cách với người ngoài cộng đồng, khiến cho mâu thuẫn giữa các dòng họ chi phối việc thực hiện cơ chế quản lí của làng. Đó là chưa kể sự lạc hậu của một số tập quán về tang ma, cưới xin linh đình tốn kém. Về phương diện quản lý văn hóa xã hộ cần thấy rằng trong đời sống văn hóa của làng bản, bên cạnh những mặt tích cực, tiến bộ, vẫn còn

những yếu tố tiêu cực vẫn tồn tại như: mê tín dị đoan, nghi lễ cúng bái chữa bệnh, làm ma tốn kém phức tạp, để người chết quá lâu trong nhà cần xóa bỏ.

Nhà nước và các cấp chính quyền ở Bình Gia cần có nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ hơn nữa để phát triển kinh tế xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong nông nghiệp, tuyên truyền hướng dẫn đồng bào ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài nông nghiệp, công nghiệp nên chú trọng đầu tư cho thương mại và dịch vụ, tận dụng điều kiện thuận lợi của địa phương, phát triển loại hình kinh tế dịch vụ cho đồng bào Nùng trên địa bàn huyện.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào, tăng cường ưu tiên, hỗ trợ cho vùng đặc biệt khó khăn, thực hiện có hiệu quả những chủ trương đường lối chính sách của nhà nước đối với vùng dân tộc thiểu số.

Hỗ trợ người nghèo vay vốn để họ có thể phát triển sản xuất, ổn định đời sống, chú trọng xây dựng mạng lưới đường giao thông, phát triển mạng lưới giao thông đến tận từng xã, thôn bản. Việc xây dựng mạng lưới giao thông cần gắn với quy hoạch cụm dân cư, các cụm xã, cụm thôn bản.

Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế đồng bộ và có hiệu quả, củng cố trên cở sở phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho vùng đồng bào đặc biệt khó khăn.

Làm tốt công tác tuyên truyền trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng, bài trừ hủ tục, những nghi lễ rườm rà, tốn kém trong những việc hiếu, hỷ…. Phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp, đẩy lùi sự thâm nhập của các loại hình văn hóa lai căng, độc hại.

Khuyến khích các làng bản trên cơ sở kế thừa, phát huy các mặt tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làng bản của người nùng ở huyện bình gia tỉnh lạng sơn (1986 2013) (Trang 93)