- Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn để hoạt động chủ yếu của NHCSXH là vốn từ Ngân sách Nhà nước bao gồm: Vốn điều lệ; vốn cho vay xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác; vốn từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi của ngân sách các cấp bổ sung nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn; vốn ODA được Chính phủ giao;…
Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội còn được nhận vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và vốn huy động dưới các hình thức khác nhưng phải đảm nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi và huy động với mức lãi suất thấp (việc huy động tiền gửi có trả lãi chỉ được thực hiện trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt).
Với những đặc điểm riêng biệt về nguồn (chủ yếu là vốn do Ngân sách Nhà nước cấp) và các uư đãi như: Được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, không phải tham gia dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi và vốn huy động có trả lãi chỉ phải thực hiện trong phạm vi kế hoạch được duyệt hàng năm.
Vì vậy, việc đảm bảo quá trình huy động vốn có trả lãi trên địa bàn theo đúng phạm vi kế hoạch được duyệt với khối lượng cán bộ viên chức là 9 người cũng tạo ra nhiều khó khăn cho ngân hàng.
- Hoạt động tín dụng
Tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động được để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng ưu đãi gồm:
1. Hộ nghèo
2. Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.
3. Cho vay vốn giải guyết việc làm.
4. Cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. 5. Cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.
6. Cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn. 7. Cho vay hộ dân tộc thiểu số, đặc biệt khó khăn. 8. Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.
9. Cho vay thương nhân hoạt động thường xuyên tại vùng khó khăn. 10. Cho vay hộ cận nghèo.
11. Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng chính phủ.
Chúng ta có thể thấy, đối tượng phục vụ chủ yếu của Ngân hàng chính sách xã hội là người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đặc biệt ở những nơi mà nông nghiệp và nông thôn đóng vai trò chủ đạo thì đối tượng phục vụ chủ yếu của Ngân hàng chính sách xã hội là hộ nghèo và kinh tế hộ gia định.
Với lãi suất cho vay chỉ bằng hơn nửa lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại khác. Có thể coi đây là một ưu thế của Ngân hàng CSXH. Tuy nhiên, việc cho vay phải đảm bảo nghiêm túc quy trình tín dụng, đảm bảo đúng đối tượng,
điều kiện vay vốn, mức cho vay và phải căn cứ vào kế hoạch tín dụng được duyệt. Đây cũng chính là một điểm cản trở việc mở rộng hoạt động của NHCSXH đề đáp ứng nhu cầu về vốn của Nhân dân. Điều đó cũng giải thích tại sao quá trình huy động vốn có trả lãi của NHCSXH luôn phải tuân thủ kế hoạch được phê duyệt và tìm kiếm các nguồn vốn có chi phí thấp.
- Hoạt động thanh toán:
Cùng với sự phát triển của NHCSXH, hệ thống thanh toán của ngân hàng ngày càng được phát triển, đổi mới, cơ bản đã đáp ứng được khả năng điều chuyển vốn thanh toán trong hệ thống đảm bảo phục vụ mục tiêu chính của ngân hàng là cung cấp vốn tín dụng chính sách tới các đối tượng thụ hưởng theo nhiệm vụ được Chính phủ giao đồng thời đáp ứng được nhu cầu thanh toán cho khách hàng mở tài khoản tại NHCSXH cũng như các khách hàng vãng lai thuận tiện và an toàn với mức phí giao dịch thấp nhất.
3.1.3. Nguồn dữ liệu và thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NAYOBY, chi nhánh tỉnh Oudomxay - Lào: