Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các Phòng ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đắk lắk (Trang 42)

P HN MỞ ĐU

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các Phòng ban

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức BIDV Đông ĐăkLăk

: Quan hệ trực tuyến

: Quan hệ chức năng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015 của BIDV Đông Đăk Lăk) 2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

Ban giám đốc: Bao gồm:

- Giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.

- Phó giám đốc: Điều hành công việc và tham mưu cho giám đốc.

Phòng khách hàng Doanh nghiệp: Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng và thị trường khách hàng doanh nghiệp. Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm. Đề xuất cấp tín dụng, theo dõi quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng). Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý.

Phòng khách hàng Cá nhân: Phòng khách hàng cá nhân có nhiệm vụ tương tự Phòng KHDN tuy nhiên đối tượng khách hàng là các nhân hộ gia đình và các cá thể liên quan đến hoạt động tài chính bán lẻ của Chi nhánh.

BAN GIÁM ĐỐC Khối QLKH P.GD KRÔNG- PĂK P.GD EAKNỐP P.GD M’ĐRAK Khối QLRR Khối tác nghiệp Khối QL nội bộ Khối trực thuộc PHÒNG KHDN PHÒNG QLRR PHÒNG QTTD PHÒNG DVKH Tổ QL và DVKQ PHÒNG TCKT PHÒNG KHTH PHÒNG TCHC PHÒNG KHCN

Phòng quản lý rủi ro: Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Đề xuất các phương án xử lý và trực tiếp xử lý các khoản nợ xấu, xem xét trình lãnh đạo về việc giảm lãi suất, miễn lãi, quản lý, lưu trữ hồ sơ các khoản nợ xấu đã được xử lý. Thu nhập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, công tác kiểm tra nội bộ …

Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh, kiểm tra rà soát đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng. Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ và thông báo các khoản nợ đến hạn chuyển giao cho phòng quan hệ khách hàng xử lý. Giám sát khách hàng thực hiện đúng các khoản hợp đồng tín dụng, bảo lãnh và đảm bảo nợ vay, theo dõi diễn biến các khoản tín dụng.

Phòng Tài chính – kế toán: Thu thập số liệu để lập bảng cân đối hàng ngày, báo cáo tiền tệ hàng tháng, hàng quý, báo cáo quyết toán cuối năm.Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách. Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động của tài chính kế toán của chi nhánh, theo dõi quản lý tài sản, vốn và các quỹ của chi nhánh.

Phòng Kế hoạch tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp. Thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích, đánh giá về tình hình kinh tế, chính trị xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh của chi nhánh. Tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh, giúp giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Phòng Tổ chức hành chính: Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh. Quản lý cán bộ (nhận xét, đánh giá, bố trí, sắp xếp, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật). Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo, công văn đi - đến theo đúng quy trình, quy chế bảo mật. Quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của BIDV.

Phòng dịch vụ khách hàng: Trực tiếp bán sản phẩm dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng, quản lý tài khoản, mở tài khoản tiền gửi, xử lý giao dịch tài

khoản theo yêu cầu của khách hàng, nhận tiền gửi, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc tế, thu đổi mua bán ngoại tệ. Giải ngân vốn, trực tiếp thực hiện các giao dịch về thẻ; chi trả kiều hối đối với khách hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, thủ tục, phong cách giao dịch... để phản ánh với lãnh đạo.

Tổ quản lý và dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ về quản lý kho và xuất / nhập quỹ. Quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá, vàng, bạc, đá quý...) của ngân hàng và khách hàng. Đề xuất, tham mưu với giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ…

Tổ điện toán: Tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh, bảo đảm liên tục, thông suốt. Thực hiện bảo trì, xử lý sự cố máy móc thiết bị. Thực hiện quản trị mạng, quản trị hệ thống chương trình ứng dụng, quản trị an toàn thông tin, quản lý kho dữ liệu thuộc phạm vi của chi nhánh.

2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông ĐăkLăk

2.2.1. Các sản phẩm huy động vốn

BIDV Đông ĐăkLăk rất đa dạng về các hình thức huy động vốn, dưới đây cụ thể là một số sản phẩm huy động vốn:

- Tiền gửi thanh toán - Tiền gửi quyền chọn - Tiền gửi có kỳ hạn - Tiền gửi chuyên thu - Tiền gửi tích lũy - Tiền gửi ký quỹ

- Tiền gửi như ý - Tiền gửi vốn chuyên dùng - Tiền gửi kinh doanh chứng khoán. - Phát hành GTCG...

2.2.2 Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng

2.2.2.1 Tình hình huy động vốn

Trong suốt quá trình hoạt động của mình, BIDV Đông Đắk Lắk luôn xác định vốn là yếu tố đầu tiên của quá trình kinh doanh, là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng trên địa bàn. Cùng với sự phát triển chung của ngành ngân hàng, BIDV Đông Đắk nói riêng cũng như hệ thống BIDV nói chung đang có sự chuyển biến tích cực trong

các mảng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là công tác huy động vốn. Vấn đề cạnh tranh để có thể giữ vững và phát triển thị phần huy động vốn giữa các ngân hàng trên địa bàn là một điều tất yếu khách quan, nhất là những năm gần đây, khi nền kinh tế nước ta đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Tuy nhiên với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Chi nhánh cùng với sự cố gắng nỗ lực làm việc của các nhân viên BIDV Đông Đắk vẫn giữ được gia tăng nguồn vốn huy động đều đặn trong các năm gần đây. Sự tăng trưởng này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của BIDV Đông Đăk Lăk (Từ năm 2013-2015). Đvt: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 2013 2014 2015 Tổng số Tổng số Tổng số Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) 1 Tổng huy động vốn 327,5 472,3 520,2 144,80 44,21 47,90 10,14 2 Huy động vốn bình quân 263,1 389,0 496,0 125,90 47,85 107,00 27,51 Phân theo kỳ hạn - Tiền gửi có kỳ hạn 281 406,3 448,2 125,30 44,59 41,90 10,31 - Tiền gửi không

kỳ hạn 46,5 66 72 19,50 41,94 6,00 9,09

Phân theo loại tiền

- Tiền gửi bằng

VND 322,7 467,1 513,7 144,40 44,75 46,60 9,98 -

Tiền gửi bằng ngoại tệ (quy đổi VND)

4,8 5,2 6,5 0,40 8,33 1,30 25,00

Phân theo thời gian

- Ngắn hạn 309,3 443,1 487,2 133,80 43,26 44,10 9,95 - Trung hạn 18,2 29,2 33 11,00 60,44 3,80 13,01

Phân theo loại hình

- Cá nhân 306,5 402,2 446 95,70 31,22 43,80 10,89 - Tổ chức 21 70,1 74,2 49,10 233,81 4,10 5,85

Nguồn: Báo cáo kinh doanh của BIDV Đông Đăk Lăk

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn tăng qua các năm. Năm 2013 tổng nguồn vốn của chi nhánh là 327,5 tỷ đồng sang năm 2014 tổng nguồn vốn đạt

được là 472,3 tỷ đồng tăng 144,8 tỷ đồng tương đương tăng 44,21% so với năm 2013, lượng tiền huy động tăng một cách đột biến chỉ trong một năm nguyên nhân là do năm 2014 người dân và doanh nghiệp nông sản trên địa bàn huyện Eakar và Krông Pắk, M’drăk, Krông Năng sản xuất kinh doanh gặp nhiều thuận lợi, sản lượng và giá cà phê, tiêu, đậu … đạt hiệu quả ngoài mong muốn đã tạo ra nguồn thu nhập lớn cho người dân nên nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng để thu lãi tăng cao. Năm 2015 tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 520,2 tỷ đồng tăng 10,31% tương ứng 47,9 tỷ đồng so với năm 2014. Hoạt động huy động vốn ngày càng ổn định và phát triển với tốc độ tăng doanh số huy động ngày càng tăng.

Trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn huy động từ dân cư là chiếm tỷ trọng cao nhất, tỷ trọng vốn huy động từ dân cư năm 2013 đạt 306,5 tỷ đồng, năm 2014 là 402,2 tỷ đồng và năm 2015 là 446 tỷ đồng. Mặc dù giảm tỷ trọng nhưng trong 3 năm 2013 - 2015 tiền gửi từ dân cư luôn gia tăng về giá trị tuyệt đối cho thấy niềm tin của dân chúng dành cho ngân hàng ngày càng lớn, BIDV Đông Đăklăk đang dần khẳng định thương hiệu của mình từ lòng tin của công chúng khi quyết định gửi tiền vào ngân hàng. Tiền gửi từ dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nên tương đối ổn định. Tiền gửi của TCTD chiếm tỉ trọng nhỏ nhất nhưng cũng có xu hướng tăng dần trong 3 năm này, nguồn vốn này thường huy động từ các quỹ tín dụng nhân dân, các công ty bảo hiểm hay của các ngân hàng khác để phục vụ mục đích thanh toán, nên thường không ổn định và thường được rút hết vào cuối năm. Chi nhánh đang cố gắng để có thể đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí trong huy động vốn, đồng thời gia tăng mạnh về số lượng nguồn vốn huy động, không ngừng tìm cách đưa ra nhiều hình thức huy động nhằm thu hút tối đa nguồn vốn. Bên cạnh đó lãi xuất huy động của ngân hàng luôn được điều chỉnh theo diễn biến của thị trường và chính sách của ngân hàng nhà nước đã góp phần thu hút khách hàng đến gửi.

Qua các số liệu huy động vốn tại Ngân hàng qua các năm được phân loại hình thì cơ cấu vốn huy động qua các năm đều tăng với tỷ lệ không ổn định nhưng cũng đã khẳng định được thực trạng tại BIDV Đông Đăklăk vốn huy động Ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn huy động năm 2013 (VND 322,7 tỷ VND và ngoại tệ 4,8 tỷ đồng (Quy đổi), năm 2014 (VND 467,1 tỷ VND và ngoại tệ 5,2 tỷ đồng (Quy đổi), năm 2015 (VND 513,7 tỷ VND và ngoại tệ 6,5 tỷ đồng (Quy đổi)

vốn huy động đồng ngoại tệ chủ yếu từ các doanh nghiệp bán hàng ra nước ngoài và tiền bán hàng được chuyển về.

Nhìn chung hoạt động huy động vốn của chi nhánh qua 3 năm 2013-2015 khá hiệu quả, lượng tiền huy động tăng lên mạnh đã giúp cho BIDV Đông Đăklăk có một nguồn lực về tài chính vững mạnh để phát triển và nâng cao chiến lược cạnh tranh đối với những ngân hàng khác.

2.2.2.2 Hoạt động tín dụng

Bảng 2.2. Dƣ nợ tín dụng của BIDV Đông Đăk Lăk (Từ năm 2013-2015)

Đvt: Tỷ đồng STT CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 2013 2014 2015 Tổng số Tổng số Tổng số Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) 1 Tổng dư nợ 858,7 992,8 1.302,2 134,10 15,6 309,40 31,2 2 Dư nợ tín dụng bình quân 758,3 856,5 1.140,0 98,20 13,0 283,50 33,1

3 Theo đối tƣợng vay vốn

- Doanh nghiệp 340,6 384,3 481,6 43,70 12,8 97,30 25,3 - Cá nhân 518,1 608,5 820,6 90,40 17,4 212,10 34,9 4 Theo kỳ hạn vay vốn - Ngắn hạn 677,9 796,2 1.048,8 118,30 17,5 252,60 31,7 - Trung dài hạn 180,8 196,6 253,4 15,80 8,7 56,80 28,9

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh của BIDV Đông Đăk Lăk)

Năm 2013, hoạt động tín dụng của khối ngân hàng đều bị ảnh hưởng bởi chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ và sự điều chỉnh lãi suất của NHNN. Do vậy, dư nợ trong năm 2013 chỉ đạt 858,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, sang năm 2014, dư nợ đã đạt đến 992,8 tỷ đồng, tăng 134,10 tỷ đồng, tương đương với tăng tỷ trọng 15,6% so với năm 2013. BIDV chi nhánh Đông Đắk Lăk tập trung tín dụng chủ yếu và khối bán lẻ là khách hàng cá nhân và hộ gia đình nên cơ cấu dư nợ đối với khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh, năm 2013 dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân là 518,1 tỷ đồng, doanh nghiệp 340,6 tỷ đồng, cơ cầu này vẫn giữa nguyên qua các năm 2014 và 2015. Tín dụng bán lẻ vẫn là sự lựa chọn hàng đầu đối với BIDV Chi nhánh Đông Đăk Lăk, các khoản vay chủ yếu là vay ngắn hạn, tập trung vào mảng hộ, cá thể kinh doanh trên địa bàn và một phần

vào mảng tiêu dùng. Năm 2015 tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng đều đặn trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh, các gói tín dụng ưu đãi liên tục được BIDV đưa ra nhằm tăng cường thị phần cũng như doanh số cho vay của chi nhánh đồng thời góp phần quan trọng trong việc tăng doanh thu và lợi nhuận cho chi nhánh. Dư nợ cả năm đạt 1.302,2 tỷ đồng, tăng 31,2% so với năm 2014.

2.2.2.3 Kết quả kinh doanh

Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh BIDV Đông Đăk Lăk (Từ năm 2013 - 2015) Đvt: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch (2014 với 2013) Chênh lệch (2015 với 2014)

1 Lợi nhuận trước thuế 15,30 22,40 23,02 7,10 0,62 2 Huy động vốn bình quân 263,00 389,00 496,00 126,00 107,00 3 Thu dịch vụ ròng (không gồm KDNT&PS) 2,96 3,70 5,20 0,74 1,50 4 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 858,7 992,8 1302,2 134,10 309,40 5 Thu nợ HTNB (gốc) 6,00 2,14 1,80 (3,86) (0,34) 6 Huy động vốn cuối kỳ 327,50 472,30 520,20 145,20 47,30 7 Dư nợ tín dụng bán lẻ bình quân 436,00 498,00 670,00 62,00 172,00 8 Trích DPRR 3,00 3,60 4,20 0,60 0,60 9 Lợi nhuận trước

thuế/người 0,21 0,36 0,38 0,15 0,02 10 Tỷ lệ nợ xấu(%) 0,33 0,90 0,36 0,57 (0,54 ) 11 Tỷ lệ dư nợ nhóm II/ TDN(%) 0,90 1,38 0,48 0,48 (0,90) 12 Tỷ lệ dư nợ TDH/TDN(%) 21,50 0,20 0,22 (21,30) 0,02 13 Thị phần Huy động vốn(%) 45,50 45,80 45,00 0,30 (0,80) 14 Thị phần Tín dụng(%) 50,60 51,36 51,00 0,76 (0,36) 15 Thị phần Dịch vụ (%) 40,00 44,10 45,00 4,10 0,90

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Đông Đăklăk)

Chi nhánh đã thực hiện tốt các chỉ đạo định hướng của NHNN, BIDV và bám sát các chương trình KTXH của địa phương để triển khai đồng bộ các biện pháp đạt hiệu quả tốt: Tổng tài sản đạt 1.662 tỷ, tăng 26% so với đầu năm; Huy động vốn đạt 520,2 tỷ, tăng 10% so với đầu năm (hoàn thành 102% KH năm 2015); Dư nợ tín dụng đạt 1.303,2 tỷ đồng, tăng tuyệt đối 309,4 tỷ đồng so với năm 2014, đạt tốc độ tăng trưởng 32% (hoàn thành 95%KH), trong đó dư nợ bán lẻ đạt 836 tỷ đồng và là một trong các

Chi nhánh có tăng trưởng bán lẻ tốt nhất hệ thống; Thu dịch vụ ròng đạt 5,1 tỷ đồng, tăng trưởng 36% (đạt 113%KH); CLTC đạt 27,4 tỷ đồng (đạt 94% kế hoạch).

BIDV Đông ĐăkLăk đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động, cung cấp các sản phẩm ngân hàng tốt nhất cho khách hàng trên địa bàn và tập trung mạnh tại 3 huyện phía đông của tỉnh DakLak là Krông Pắc, Eakar và M’Drak. Với quy mô và thị phần hàng đầu trong số các TCTD trên địa bàn, BIDV Đông DakLak đã đóng góp không nhỏ vào kết quả phát triển KTXH chung của địa phương, cụ thể: Tổng doanh số cho vay năm 2015 đạt 1.960 tỷ đồng, tăng 140% so với năm 2014; trong đó tập trung cho vay: Ngành nông nghiệp, nông thôn (bao gồm: thu mua chế biến hàng nông sản, cà phê, điều; đầu tư trồng mới cao su, cà phê; phát triển chăn nuôi, kinh tế trang trại các hộ gia đình…) với số dư nợ là: 452,7 tỷ đồng, chiếm 34,3% trên tổng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đắk lắk (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)