Kinh nghiệm về huy động vốn của một số NHTM và bài học đối với Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đắk lắk (Trang 39)

P HN MỞ ĐU

1.3 Kinh nghiệm về huy động vốn của một số NHTM và bài học đối với Ngân hàng

Kinh nghiệm về huy động vốn của Ngân hàng thương mại ở một số nước trên thế giới:

Nhật Bản: Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, Nhật Bản đã duy trì được tỷ lệ tích luỹ vốn so với tổng sản phẩm xã hội là 21,8%; đến năm 1968 là 29,6%, lớn hơn hai lần so với Mỹ và gần bằng hai lần của Anh. Nhật Bản duy trì mức tích luỹ cao như trên là nhờ các yếu tố sau:

+ Duy trì mức lương thấp: trong khi lao động của Nhật tăng rất nhanh, thì tiền lương của công nhân Nhật Bản lại thấp so với các nước TBCN.

+ Huy động được khối lượng lớn tiết kiệm trong dân cư đưa vào kinh doanh: mặc dù tiền lương của người Nhật thấp xa so với các nước công nghiệp phát triển.

+ Chi phí cho quân sự thấp: sau chiến tranh, Nhật Bản không được phép có lực lượng vũ trang, trừ quân đội phòng vệ.

Malaysia: Trong những năm qua, thị trường vốn Malaysia đã đạt được những kết quả khả quan tạo động lực quan trong để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đạt được những kết quả ấn tượng trên, Chính phủ Malaysia đã kiểm soát và đặt ra những yêu cầu pháp lý bắt buộc đối với hầu hết các tổ chức tài chính hoạt động trên thị trường vốn. số vốn hoạt động của mình để đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ.

Bên cạnh đó, Chính phủ Malaysia còn thực hiện các chính sách “nới lỏng” để tạo tính thanh khoản trên thị trường vốn. Theo đó, Chính phủ đã thực hiện chính sách bảo hiểm cho các TPCP và tính giá chuyển từ cố định giá của TPCP sang việc quyết định giá dựa trên hệ thống đấu giá do thị trường quyết định. Đồng thời, xây dựng một hệ thống giao dịch dành cho các nhà kinh doanh TPCP sơ cấp để thúc đẩy thị trường thứ cấp phát triển mạnh mẽ và năng động hơn; thực hiện công cuộc tự do hoá lãi suất, các tổ chức ngân hàng được cho phép tự quyết định tỷ lệ lãi suất cho vay của mình.

Từ những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về mở rộng công tác HĐV, các NHTM Việt Nam có thể rút ra bài học trong quá trình HĐV như sau:

+ Mở rộng các hình thức huy động mọi nguồn vốn tiềm tàng trong dân cư, mọi thành phần kinh tế - xã hội.

Hiện nay, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Để khai thác tối đa những nguồn vốn này, các NHTM ở Việt Nam cần đa dạng các hình thức huy động: Trong đó, cần phát triển các công cụ huy động như: Tiền gửi, tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu (bằng VND, USD), tiền gửi đảm bảo giá trị theo vàng (hoặc USD), tiết kiệm bằng vàng; đa dạng hóa các kỳ hạn huy động, các phương thức trả lãi, trả gốc, không chỉ chú trọng vào món lớn mà cả những món nhỏ lẻ với phương châm "năng nhặt, chặt bị".

+ Mở rộng hệ thống mạng lưới huy động

Các NHTM thường tập trung mở rộng mạng lưới ở các thành phố lớn mà thiếu sự quan tâm đến việc thu hút vốn ở những vùng sâu, vùng xa. Để thu hút được nguồn vốn còn bỏ ngỏ này, các NHTM nên xây dựng mô hình ngân hàng di động, tí hon ở các vùng sâu, vùng xa đó để có thể tiết kiệm được chi phí, thời gian đi lại cho khách hàng. Trong khi lãi suất tiền gửi không tăng thì thu nhập của khách hàng vẫn có thể tăng lên, mang lại lợi ích cho khách hàng, khách hàng sẽ đến với ngân hàng nhiều hơn.

+ Biết áp dụng kinh nghiệm và kỹ thuật tiên tiến của thế giới vào thực tế hoạt động của Ngân hàng thương mại

Công nghệ ngân hàng không chỉ đơn thuần là hệ thống máy vi tính, máy sử dụng thanh toán, máy rút tiền tự động mà còn là cơ chế thanh toán. Do đó,trước mắt chúng ta cần ưu tiên phát triển công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt, hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông.

Kết luận chƣơng 1:

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì phải có vốn bởi vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh. Riêng đối với Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt là “Tiền tệ” với đặc thù hoạt động kinh doanh là “đi vay để cho vay” nên nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng lại càng có vai trò hết sức quan trọng.

Các ngân hàng thực hiện cho vay và nhiều hoạt động khác đều chủ yếu dựa vào vốn huy động. Còn vốn tự có chỉ sử dụng trong những trường hợp cần thiết. Vì vậy, khả năng huy động vốn tốt sẽ là điều kiện thuận lợi đối với ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cả về qui mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cho vay, thậm chí quyết định mức lãi suất vừa phải cho khách hàng. Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng, doanh số hoạt động của ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng và ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo uy tín và năng lực trên thị trường.

Trong chương này đã đề cập và nghiên cứu ba vấn đề lớn nhằm làm sáng tỏ những lý luận cơ bản, đó là: vốn là các hình thức huy động vốn của NHTM trong nền kinh tế thị trường, những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM và kinh nghiệm về huy động vốn của các NHTM ở một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.

Ba vấn đề đã lựa chọn trên được phân tích, luận giải dựa trên những luận cứ khoa học và trọng tâm là các hoạt động huy động vốn của NHTM. Qua đó thấy được nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM xét theo nghĩa rộng không những phải hoàn thiện các hình thức sẵn có mà còn phải tiếp cận và chọn lọc để sử dụng các hình thức mới phù hợp với hoạt động của ngân hàng.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ U TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH

ĐÔNG ĐĂKLĂK

2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông ĐăkLăk

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển BIDV Đông ĐăkLăk

Thành lập 1986, sau chặng đường 30 năm không ngừng phấn đấu và phát triển, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông ĐăkLăk đã trở thành một thương hiệu lớn mạnh trong ngành tài chính ngân hàng trong địa bàn cũng như trong khu vực.

Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Đông ĐăkLăk được chia thành hai giai đoạn chính:

Giai đoạn trước 01/10/2006:

Trước ngày 01/10/2006 với cơ cấu tố chức là chi nhánh cấp II của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông ĐăkLăk trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ĐăkLăk.

Sau ngày 01/10/2006:

Từ một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Tỉnh ĐăkLăk được nâng cấp thành chi nhánh cấp I. Chỉ sau 6 tháng hoạt động BIDV Đông ĐăkLăk đã phát triển 01 điểm giao dịch tại thị trấn Eaknốp, tiếp tục khẳng định sự phát triển bền vững và sự cam kết phục vụ lâu dài cho cộng đồng sở tại. BIDV Đông ĐăkLăk chính thức khai trương và đưa vào hoạt động phòng giao dịch tại thị trấn Phước An (huyện KrôngPăk – 2008) tiếp sau đó là Phòng GD EakNốp và gần đây nhất là Phòng GD M’Đrăk. Đến nay tổng số máy ATM đã lên tới 05 máy ATM hoạt động trên 03 huyện Eakar và KrôngPăk và M’drăk tạo thuận lợi cho khách hàng khi thanh toán chi trả lương qua tài khoản.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các Phòng ban

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức BIDV Đông ĐăkLăk

: Quan hệ trực tuyến

: Quan hệ chức năng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015 của BIDV Đông Đăk Lăk) 2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

Ban giám đốc: Bao gồm:

- Giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.

- Phó giám đốc: Điều hành công việc và tham mưu cho giám đốc.

Phòng khách hàng Doanh nghiệp: Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng và thị trường khách hàng doanh nghiệp. Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm. Đề xuất cấp tín dụng, theo dõi quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng). Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý.

Phòng khách hàng Cá nhân: Phòng khách hàng cá nhân có nhiệm vụ tương tự Phòng KHDN tuy nhiên đối tượng khách hàng là các nhân hộ gia đình và các cá thể liên quan đến hoạt động tài chính bán lẻ của Chi nhánh.

BAN GIÁM ĐỐC Khối QLKH P.GD KRÔNG- PĂK P.GD EAKNỐP P.GD M’ĐRAK Khối QLRR Khối tác nghiệp Khối QL nội bộ Khối trực thuộc PHÒNG KHDN PHÒNG QLRR PHÒNG QTTD PHÒNG DVKH Tổ QL và DVKQ PHÒNG TCKT PHÒNG KHTH PHÒNG TCHC PHÒNG KHCN

Phòng quản lý rủi ro: Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Đề xuất các phương án xử lý và trực tiếp xử lý các khoản nợ xấu, xem xét trình lãnh đạo về việc giảm lãi suất, miễn lãi, quản lý, lưu trữ hồ sơ các khoản nợ xấu đã được xử lý. Thu nhập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, công tác kiểm tra nội bộ …

Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh, kiểm tra rà soát đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng. Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ và thông báo các khoản nợ đến hạn chuyển giao cho phòng quan hệ khách hàng xử lý. Giám sát khách hàng thực hiện đúng các khoản hợp đồng tín dụng, bảo lãnh và đảm bảo nợ vay, theo dõi diễn biến các khoản tín dụng.

Phòng Tài chính – kế toán: Thu thập số liệu để lập bảng cân đối hàng ngày, báo cáo tiền tệ hàng tháng, hàng quý, báo cáo quyết toán cuối năm.Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách. Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động của tài chính kế toán của chi nhánh, theo dõi quản lý tài sản, vốn và các quỹ của chi nhánh.

Phòng Kế hoạch tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp. Thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích, đánh giá về tình hình kinh tế, chính trị xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh của chi nhánh. Tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh, giúp giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Phòng Tổ chức hành chính: Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh. Quản lý cán bộ (nhận xét, đánh giá, bố trí, sắp xếp, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật). Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo, công văn đi - đến theo đúng quy trình, quy chế bảo mật. Quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của BIDV.

Phòng dịch vụ khách hàng: Trực tiếp bán sản phẩm dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng, quản lý tài khoản, mở tài khoản tiền gửi, xử lý giao dịch tài

khoản theo yêu cầu của khách hàng, nhận tiền gửi, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc tế, thu đổi mua bán ngoại tệ. Giải ngân vốn, trực tiếp thực hiện các giao dịch về thẻ; chi trả kiều hối đối với khách hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, thủ tục, phong cách giao dịch... để phản ánh với lãnh đạo.

Tổ quản lý và dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ về quản lý kho và xuất / nhập quỹ. Quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá, vàng, bạc, đá quý...) của ngân hàng và khách hàng. Đề xuất, tham mưu với giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ…

Tổ điện toán: Tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh, bảo đảm liên tục, thông suốt. Thực hiện bảo trì, xử lý sự cố máy móc thiết bị. Thực hiện quản trị mạng, quản trị hệ thống chương trình ứng dụng, quản trị an toàn thông tin, quản lý kho dữ liệu thuộc phạm vi của chi nhánh.

2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông ĐăkLăk

2.2.1. Các sản phẩm huy động vốn

BIDV Đông ĐăkLăk rất đa dạng về các hình thức huy động vốn, dưới đây cụ thể là một số sản phẩm huy động vốn:

- Tiền gửi thanh toán - Tiền gửi quyền chọn - Tiền gửi có kỳ hạn - Tiền gửi chuyên thu - Tiền gửi tích lũy - Tiền gửi ký quỹ

- Tiền gửi như ý - Tiền gửi vốn chuyên dùng - Tiền gửi kinh doanh chứng khoán. - Phát hành GTCG...

2.2.2 Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng

2.2.2.1 Tình hình huy động vốn

Trong suốt quá trình hoạt động của mình, BIDV Đông Đắk Lắk luôn xác định vốn là yếu tố đầu tiên của quá trình kinh doanh, là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng trên địa bàn. Cùng với sự phát triển chung của ngành ngân hàng, BIDV Đông Đắk nói riêng cũng như hệ thống BIDV nói chung đang có sự chuyển biến tích cực trong

các mảng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là công tác huy động vốn. Vấn đề cạnh tranh để có thể giữ vững và phát triển thị phần huy động vốn giữa các ngân hàng trên địa bàn là một điều tất yếu khách quan, nhất là những năm gần đây, khi nền kinh tế nước ta đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Tuy nhiên với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Chi nhánh cùng với sự cố gắng nỗ lực làm việc của các nhân viên BIDV Đông Đắk vẫn giữ được gia tăng nguồn vốn huy động đều đặn trong các năm gần đây. Sự tăng trưởng này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của BIDV Đông Đăk Lăk (Từ năm 2013-2015). Đvt: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 2013 2014 2015 Tổng số Tổng số Tổng số Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) 1 Tổng huy động vốn 327,5 472,3 520,2 144,80 44,21 47,90 10,14 2 Huy động vốn bình quân 263,1 389,0 496,0 125,90 47,85 107,00 27,51 Phân theo kỳ hạn - Tiền gửi có kỳ hạn 281 406,3 448,2 125,30 44,59 41,90 10,31 - Tiền gửi không

kỳ hạn 46,5 66 72 19,50 41,94 6,00 9,09

Phân theo loại tiền

- Tiền gửi bằng

VND 322,7 467,1 513,7 144,40 44,75 46,60 9,98 -

Tiền gửi bằng ngoại tệ (quy đổi VND)

4,8 5,2 6,5 0,40 8,33 1,30 25,00

Phân theo thời gian

- Ngắn hạn 309,3 443,1 487,2 133,80 43,26 44,10 9,95 - Trung hạn 18,2 29,2 33 11,00 60,44 3,80 13,01

Phân theo loại hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đắk lắk (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)