Các tiêu chí đo lường RRTD cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 33 - 35)

9. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu

1.2.3 Các tiêu chí đo lường RRTD cá nhân

Để đánh giá mức RRTD trong các quyết định cho vay, các ngân hàng cần có các phương pháp nhằm xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Điều này phụ thuộc vào khối lượng thông tin về khách hàng mà các ngân hàng có thể thu thập được. Đối với cấp tín dụng cá nhân, phần lớn nguồn thông tin thu thập được là do sự cung cấp của khách hàng và sự điều tra của ngân hàng ( không giống như tín dụng đối với doanh nghiệp còn có sự công bố thông tin rộng rãi trên các báo cáo tài chính… ). Tuy nhiên, lợi thế của công nghệ thông tin đang làm cho sự đánh giá RRTD về mặt lượng thậm chí của một khách hàng nhỏ cũng trở nên có tính khả thi và chi phí thấp.

Các nhà kinh tế, các ngân hàng và các nhà phân tích đã sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá RRTD cá nhân. Các mô hình đánh giá này rất đa dạng, bao gồm các mô hình phản ánh về mặt số lượng và cả những mô hình phản ánh về mặt chất lượng của rủi ro tín dụng. Mặt khác các mô hình này không loại trừ lẫn nhau, nên một ngân hàng có thể sử dụng nhiều mô hình để phản ánh RRTD từ nhiều góc độ khác nhau.

Nợ quá hạn KHCN phát sinh khi các khoản vay đến hạn mà khách hàng cá nhân không hoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc và lãi vay. Nợ quá hạn cá nhân thường là biểu hiện yếu kém về tài chính của khách hàng cá nhân và là dấu hiệu rủi ro tín dụng cá nhân cho ngân hàng. Trong hoạt động ngân hàng, nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu tỷ lệ nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN = Nợ quá hạn KHCN

Tổng dư nợ KHCN∗ 100%

Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được từ KHCN. Tỷ lệ nợ quá hạn KHCNcho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ KHCN hiện hành có bao nhiều đồng nợ KHCN đã quá hạn. Đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng KHCN của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp và ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn KHCN thấp phản ánh chất lượng tín dụng tốt.Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn chỉ phản ánh những số dư nợ thực sự đã quá hạn, mà không phản ánh toàn bộ quy mô dư nợ có nguy cơ quá hạn.

Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao thì rủi ro càng lớn vì với những khoản nợ không thu hồi được sẽ ảnh hưởng đến quá trình khai thác và sử dụng vốn của Ngân hàng, phá vỡ kế hoạch kinh doanh và đặc biệt nó làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các TCTD.

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao làm tăng chi phí của Ngân hàng. Với một khoản tín dụng gặp rủi ro Ngân hàng phải thêm một khoản chi phí giám sát khoản vay, chi phí xử lý TSBĐ, chi phí pháp lý... do đó làm tăng chi phí thực tế của Ngân hàng. Trong khi không có nguồn thu từ khoản vay này thì ngân hàng vẫn tiếp tục trả lãi cho nguồn vốn vay từ khách hàng.

Nợ quá hạn xuất hiện làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các TCTD, làm giảm hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả kinh doanh. Đồng thời hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng, khả năng kinh doanh cũng như giảm uy tín của Ngân hàng và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng với các TCTD khác.

Tỷ lệ nợ xấu khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ KHCN

Là chỉ tiêu phản ảnh tình hình chất lượng tín dụng cá nhân của ngân hàng, cho thấy khả năng quản lý tín dụng cá nhân của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với khoản vay.

Nhóm 3 (khoản nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày Nhóm 4 (khoản nợ nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢 𝐾𝐻𝐶𝑁 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢 𝐾𝐻𝐶𝑁

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝐾𝐻𝐶𝑁 × 100%

Nguyên nhân của các khoản nợ xấu là các khách hàng chỉ muốn vay không có nổ lực trả nợ. Điều này sẽ gây cho Ngân hàng khó khăn lớn trong việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nếu nợ xấu không giải quyết kịp thời thì đến một thời điểm nào đó khả năng trích lập dự phòng rủi ro sẽ không đủ để bù đắp phần tổn thất đó và việc nâng cao tiềm lực tài chính đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn là vấn đề khó khăn cho các Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)