Khái quát chung về tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 36 - 42)

mại Việt Nam hiện nay

Cho đến nay, hệ thống các NHTM Việt Nam đã có sự phát triển khá mạnh mẽ. Hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay bao gồm 4 NHTM nhà nước, 1 ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng phát triển, 31 NHTM cổ phần. Ngoài ra, còn có 61 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và 2 ngân hàng liên doanh. Những NHTM trong nước hiện đang nắm giữ khoảng hơn 90% thị phần (cả huy động và cho vay), trong đó riêng các NHTM nhà nước chiếm ưu thế.

Hình 4.1: Thị phần huy động và cho vay ước tính đến cuối năm 2016.

Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (đơn vị:%) Hệ thống NHTM Việt Nam có mạng lưới chi nhánh rộng khắp tại các tỉnh thành trong cả nước với hơn 10 nghìn điểm giao dịch, trong đó dẫn đầu là Agribank và LienVietPostBank, đây là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng tăng cường khả năng huy động vốn và mở rộng tín dụng tại các khu vực tiềm năng.

Năm 2016, ngành ngân hàng đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu kế hoạch, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an toàn hệ thống; tổng phương tiện thanh toán tăng phù hợp; nâng cao vị thế đồng Việt Nam, tiếp tục giảm tình trạng đô-la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế; đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường. Hệ thống các TCTD nói chung đạt tỷ lệ an toàn vốn 13% và đáp ứng đầy đủ các tỷ lệ

về khả năng chi trả và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn theo quy định; giữ lãi suất cho vay trung dài hạn dưới 10% và nợ xấu còn dưới 3%. Lạm phát cơ bản được kiểm soát ổn định và cả năm đạt 1,87%, góp phần quan trọng trong việc thực hiện kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm là 4,74%, đạt mục tiêu dưới 5% của Quốc hội đề ra. Thanh khoản của hệ thống được bảo đảm và có dư thừa, thị trường liên ngân hàng hoạt động thông suốt.

Về tín dụng, các ngân hàng đã có nhiều nỗ lực cải thiện điều kiện tín dụng theo hướng thuận lợi về thủ tục, áp dụng lãi suất cả huy động và cho vay linh hoạt và giảm dần, phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, hướng mạnh và cân đối hơn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Đến ngày 29/12/2016, tín dụng tăng 18,71% so với cuối năm 2015. Cơ cấu tín dụng diễn biến tích cực theo hướng mở rộng tín dụng tập trung chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản chậm lại. Tín dụng VND tăng cao trong khi tín dụng ngoại tệ tăng thấp, phù hợp với chủ trương chống đô-la hóa của Chính phủ. Tín dụng năm 2017 tiếp tục tăng trưởng tích cực. Ước tính đến hết tháng 6/2017, tín dụng tăng gần 8% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ năm 2016 tăng 8,4%). Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng trung dài hạn và tăng tỷ trọng ngắn hạn.

Hình 4.2: Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế thể hiện tốc độ tăng giảm

Hình 4.3: Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2016-2017

Nguồn: NHNN. Về huy động, được đẩy mạnh ngay từ đầu năm 2016 và duy trì tốc độ cao hơn tín dụng trong cả 11 tháng. Tính đến ngày 21/11/2016, huy động vốn trên thị trường 1 đạt 15,32% ytd, tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ (11,14% ytd). Đặc trưng của huy động trong năm 2016 là (1) huy động tập trung ở các TCTD có tỷ lệ LDR cao. Lượng huy động tăng thêm tại riêng 2 ngân hàng CTG và BID đã chiếm 35% tổng lượng tăng toàn hệ thống; (2) huy động tăng mạnh ở các kỳ hạn dài; (3) nhu cầu huy động tăng cao tạo xu hướng cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng trong cả năm.

Về lãi suất, năm 2016, NHNN đã thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Mặt bằng lãi suất huy động sau khi tăng 0,2-0,3%/năm trong 3 tháng đầu năm thì từ tháng 4 đã ổn định, đặc biệt giữa tháng 4 và từ cuối tháng 9-2016, một số TCTD đã giảm 0,3-0,5%/năm lãi suất huy động, giảm khoảng 0,5-1%/năm lãi suất cho vay đối với sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Lãi suất cho vay hiện phổ biến khoảng 6-9%/năm đối với kỳ hạn ngắn và 9-11%/năm đối với trung và dài hạn.

Chính sách tỷ giá trung tâm lần đầu được áp dụng từ 4/1/2016 đến nay đang phát huy tác dụng tích cực trong ổn định tỷ giá, cho phép tỷ giá phản ứng linh hoạt, kịp thời

hơn với diễn biến trong nước và quốc tế; giúp hạn chế các cú sốc bên ngoài và giảm tâm lý găm giữ ngoại tệ, hỗ trợ cho sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại tệ. Tỷ giá USD/VND tại các NHTM và trên thị trường tự do tiếp tục có xu hướng giảm so với đầu năm. Tính đến ngày 20/06/2017, tỷ giá NHTM xoay quanh mức 22.726 đồng/USD, giảm 0,17% so với đầu năm. Tỷ giá thị trường tự do hiện bám khá sát với tỷ giá của các NHTM, giao dịch ở mức 22.735 đồng/USD, giảm 1,65% so với đầu năm.

Hình 4.4: Tỷ giá USD/VND

Lộ trình tái cơ cấu các TCTD đang được tiếp tục triển khai theo kế hoạch, giảm số lượng các TCTD dưới chuẩn và cải thiện từng bước chất lượng, sức cạnh tranh toàn hệ thống và từng tổ chức thành viên.

Các TCTD từng bước áp dụng chuẩn mực quản trị theo thông lệ quốc tế, hiệu quả hoạt động được nâng lên, chất lượng tín dụng được cải thiện; ổn định tâm lý người gửi tiền, nhà đầu tư. Số liệu giám sát của NHNN và nợ xấu của các TCTD đã được minh bạch và cập nhật đầy đủ hơn. Các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã nghiêm

túc chấp hành các quy định về lãi suất huy động, đặc biệt là huy động USD; chủ động tăng dư nợ tín dụng và cung cấp các dịch vụ mới, mở rộng thị phần; Đặc biệt, với mức độ tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng ngày càng cao theo nội dung AEC và các FTA đang và sẽ triển khai có sự tham gia của Việt Nam, các NHTM đang và sẽ có thêm cơ hội phát triển các dịch vụ ngân hàng và cả áp lực mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm, lĩnh vực và quy mô kinh doanh, gia tăng các hoạt động M&A, tìm kiếm các đối tác mới, phù hợp trong và ngoài nước, khu vực, cũng như chủ động có kịch bản, chiến lược, bước đi cụ thể và xây dựng văn hóa kinh doanh dài hạn, chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả cao hơn.

Với việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, công tác thanh tra, giám sát và tái cơ cấu, xử lý nợ xấu đạt được những kết quả tích cực. Các ngân hàng yếu kém được kiểm soát, tái cơ cấu, giám sát chặt chẽ hoạt động; các tồn tại, yếu kém tiếp tục được chấn chỉnh, xử lý dứt điểm. Nợ xấu được giữ ổn định ở mức dưới 3%, đến 30/11/2016, tỷ lệ nợ xấu ước tính còn khoảng 2,46%. Từ đầu năm 2016 đến hết ngày 30/11/2016, VAMC đã thực hiện mua 839 khoản nợ, với tổng dư nợ gốc là 23.283 tỷ đồng, giá mua nợ là 22.483 tỷ đồng.

Hình 4.5: Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng theo quý

Nguồn: NHNN. Theo báo cáo tình hình kinh tế năm 2016 và dự báo năm 2017 của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tỷ lệ nợ xấu bình quân toàn hệ thống theo báo cáo của các TCTD giảm nhẹ từ 2,9% năm 2015 xuống 2.8%. Trong năm 2016, hệ thống TCTD đã xử lý khoảng 95 ngàn tỷ đồng nợ xấu, trong đó qua thu hồi nợ, bán tài sản bảo đảm chiếm khoảng 52,6% tổng giá trị nợ xấu được xử lý, bằng nguồn dự phòng rủi ro chiếm

26,6%, bán cho VAMC chiếm 21%. Song việc xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD còn chậm và chưa triệt để, còn áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật. Trong số nợ xấu bán cho VAMC, chỉ mới xử lý được khoảng 38 ngàn tỷ đồng, tương đương 15% (qua bán tài sản đảm bảo và bán nợ: 14,5 ngàn tỷ đồng, ủy thác TCTD thu hồi nợ: 23,3 ngàn tỷ đồng) và chiếm 4,3% tổng dư nợ tín dụng.

Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và công nghệ, dịch vụ ngân hàng tiếp tục được phát triển mạnh mẽ, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới. NHNN đã chủ động theo dõi, giám sát và kịp thời ban hành văn bản chỉ đạo TCTD về các vấn đề an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán. Các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được phát triển mạnh và đa dạng với nhiều sản phẩm, phương tiện mới, an toàn, tiện lợi, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của khách hàng.

Phần tiếp theo bài viết làm rõ dữ liệu và phương pháp nghiên cứu hiệu quả hoạt động ngân hàng và các yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 36 - 42)