5. Những đónggóp mớicủa luận văn
1.1.3. Đặc điểm và yêu cầu nguồnlực cho xâydựngnôngthônmới
1.1.3.1. Các loại nguồn lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới
Theo quan điểm hệ thống “Nguồn lực là tất cả những yếu tố và phương tiện mà hệ thống có quyền chi phối, điều khiển, sử dụng để thực hiện mục tiêu của mình. Đối với hệ thống kinh tế - xã hội, có thể chia nguồn lực ra các bộ phận khác nhau như: nguồn nhân lực, nguồn tài lực, nguồn vật lực và nguồn thông tin”.
Những thứ được coi là nguồn lực phải là những thứ được sử dụng hoặc có khả năng sử dụng trong thời kỳ dự kiến phát triển. Tiềm năng chưa đưa được vào sử dụng hoặc chưa có khả năng đưa vào sử dụng thì chưa được xem xét là nguồn lực.
Theo nghĩa hẹp: nguồn lực thường được hiểu là tổng thể các nguồn lực vật chất cho phát triển, ví dụ tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằngtiền...
Theo nghĩa rộng: nguồn lực được hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất định.
Nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới được hiểu là tổng thể các nguồn vật chất tự nhiên, tiền, nhân lực, vật lực và giá trị của các yếu tố xã hội có được từ các nguồn khác nhau (ngân sách trung ương và địa phương, đầu tư & tín dụng từ các cá nhân và tổ chức, từ dân cư và cộng đồng; nguồn tài trợ, cho biếu tặng…) có thể huy động vào xây dựng NTM.
Nguồn lực có vai trò vô cùng quan trọng trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Hiểu và đánh giá đúng, phát huy tối đa các nguồn lực sẽ góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương/vùng miền.
Các nguồn lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới bao gồm:
- Nguồn nhân lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới là lực lượng cán bộ có kiến thức, kỹ năng... là sức người lao động để cùng hoàn thành các công trình công ích.
- Nguồn vật lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới hiện nay chủ yếu là đất đai để phục vụ cho các hoạt động xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng... mở rộng hệ thống kênh mương nội đồng.
- Nguồn tài lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới chính là kinh phí tài chính đầu tư cho xây dựng nông thôn mới. Hiện tại, kinh phí để thực hiện xây dựng nông thôn mới được chia làm 3 phần: một phần ngân sách Nhà nước hỗ trợ, một phần là doanh nghiệp bên ngoài đầu tư, phần thứ ba là huy động nguồn vốn trong nhân dân, hay còn được gọi là “vốn xã hội hoá”.
1.1.3.2. Đặc điểm các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
- Nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới một phần được Nhà nước phân bổ;
- Phần lớn nguồn lực còn lại phải do huy động từ các nguồn khác: + Nguồn nhân lực được huy động từ sức lao động của người dân.
+ Nguồn lực đất đai trong quá trình huy động có thể gặp khó khăn do quỹ đất ở nông thôn còn ít, giá trị cao, ít có thể huy động được.
+ Nguồn tài lực cũng là một trong những nguồn lực khó huy động do thu nhập của người dân nông thôn còn thấp.