Nguyên lý "Tảng băng trôi"

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học trích đoạn tiểu thuyết ông già và biển cả trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 12 theo đặc trưng thể loại​ (Trang 51 - 52)

7. Dự kiến cấu trúc của luận văn

2.1.1 Nguyên lý "Tảng băng trôi"

Cũng như các nhà văn tài năng và nổi tiếng khác trên thế giới, Hêmingway là một trong những nhà văn có quan niệm nghệ thuật và cách thức sáng tạo độc đáo không thể lẫn với bất kì một nhà văn nào khác. Cách thức sáng tạo ấy được chính nhà văn Hêmingway ví von bằng hình tượng "Tảng băng trôi" mà về sau các nhà nghiên cứu nâng lên thành nguyên lí "Tảng băng trôi" và được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu Hêmingway nói riêng và nghiên cứu văn học thế giới nói chung. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, khi được hỏi về phương pháp sáng tác của mình Hêmingway đã nhiều lần nhắc đến đến hình tượng "Tảng băng trôi" (Iceberg): "Tôi vẫn luôn luôn viết theo nguyên lý "Tảng băng trôi". Bảy phần tám của tảng băng chìm dưới nước chỉ có một

phần tám là nổi lên. Mọi điều anh biết anh có thể loại bỏ nó đi và nó chỉ củng cố thêm cho tảng băng của anh. Đó là phần không nổi lên. Nếu nhà văn bỏ sót một cái gì đấy bởi vì anh ta không biết thì sẽ có một lỗ hổng trong truyện". [5, tr.351]

Việc đề xướng nguyên lí mới mẻ này của Hêmingway xuất phát từ phản ứng của nhà văn đối với thứ văn chương sáo rỗng, chuộng hình thức hoa mĩ đã tràn ngập trên văn đàn văn học Mĩ từ sau thế chiến thứ nhất. Chính trong cuốn tiểu thuyết "Giã từ vũ khí" nhà văn đã từng chế giễu cách dùng các từ ngữ, hình ảnh sáo rỗng này. Nguyên lí "Tảng băng trôi" của Hêmingway chỉ ra một phương pháp sáng tạo nghệ thuật độc đáo, mới lạ với lối viết hàm súc, ngắn gọn nhưng lại có nhiều tầng lớp nghĩa và sự khám phá các lớp nghĩa ấy không chỉ dựa trên bề mặt văn bản mà còn phải dựa vào vốn sống, vốn tri thức phong phú của độc giả. Sáng tác theo nguyên lý này nhà văn thường không phát ngôn trực tiếp ý tưởng mà viết hết sức giản dị, xây dựng các hình tượng có sức gợi để người đọc tự khám phá "phần chìm của tảng băng" theo kinh nghiệm và cảm hứng khi tiếp xúc với các hình tượng trong tác phẩm. Để làm được điều này đòi hỏi nhà văn phải hiểu biết cặn kẽ về những điều mình muốn viết, lược bỏ đi những chi tiết không cần thiết, chỉ giữ lại phần cốt lõi và sắp xếp lại để người đọc khi tiếp xúc vẫn có thể hiểu được những phần đã lược bỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học trích đoạn tiểu thuyết ông già và biển cả trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 12 theo đặc trưng thể loại​ (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)