Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học trích đoạn tiểu thuyết ông già và biển cả trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 12 theo đặc trưng thể loại​ (Trang 97 - 108)

7. Dự kiến cấu trúc của luận văn

3.3 Kết quả thực nghiệm

Để kiểm tra kết quả thực nghiệm chúng tôi cho học sinh điền mẫu khảo sát bằng văn bản viết (mẫu có in sẵn câu hỏi) để các em bộc lộ kiến thức, kĩ năng, thái độ cá nhân sau khi học xong bài dạy thực nghiệm.

Câu hỏi trong phiếu khảo sát như sau:

1, Em hãy tóm tắt lại câu chuyện được kể trong văn bản ở sách giáo khoa Ngữ văn 12 và truyện "Ông già và biển cả"?

2, Qua câu chuyện đó em hiểu được những điều gì mà nhà văn Hemingway muốn gửi tới bạn đọc?

3, Em có cảm nhận gì về các nhân vật trong tác phẩm?

4, Nét mới lạ, độc đáo về nghệ thuật kể chuyện ở tác phẩm "Ông già và biển cả" là gì?

• Kết quả thực nghiệm

- Về cảm nhận của học sinh về nội dung tác phẩm

Các em học sinh tham gia khảo sát có nhiều cách đánh giá khác nhau về tác phẩm. Hầu hết các em đều tóm tắt được cốt truyện và nội dung của trích đoạn. Nội dung của trích đoạn tiểu thuyết trong sách giáo khoa cũng để lại trong các em những ấn tượng khá thú vị. Em Nguyễn Đức Anh lớp 12A1 trường THPT Việt Bắc viết: "Nhà văn Hêmingway đã truyền tải một thông điệp sâu sắc: sức

mạnh con người là vô tận, con cá không chỉ đại diện cho những thử thách của tự nhiên mà còn đại diện cho những khó khăn, thử thách trong cuộc sống của con người. Hêmingway khẳng định niềm tin vào con người. Con người nếu biết kiên trì, theo đuổi mục tiêu đã đặt ra bằng tất cả ý chí, tâm huyết và nghị lực thì sẽ đạt được mục tiêu". Em Phạm Thị Vân lớp 12A1 trường THPT Việt Bắc

thì nhận xét: "Thông qua hình ảnh ông lão Santiago quật cường và giàu ý chí,

nghị lực trong cuộc chiến chinh phục con cá Kiếm, tác phẩm nói lên cuộc hành trình đơn độc, nhọc nhằn của con người vì những khát vọng lớn lao. Từ đó nhà văn cũng gửi gắm thông điệp "trong bất kì hoàn cảnh nào con người có thể bị hủy diệt nhưng không bao giờ có thể đánh bại". Cũng với câu hỏi này em

Vương Hồng Trang lớp 12A1 trường THPT Văn Lãng có những cảm nhận khá sâu sắc về nội dung tác phẩm: "Tác phẩm nói về sự kiên trì của một con người

tưởng như đã rơi vào cảnh ngộ sức tàn lực kiệt nhưng vẫn chiến đấu đến cùng để tồn tại, để trở thành người sống có ích. Tác phẩm giúp con người ta có niềm tin mạnh mẽ, không chịu khuất phục trước những khó khăn, nghịch cảnh và luôn lạc quan trước mọi thử thách của cuộc sống". Còn em Nguyễn Ngọc Hà

lòng kiên nhẫn, bền bỉ và sự dũng cảm của ông lão đánh cá tượng trưng cho con người nhỏ bé chống lại với biển cả bao la".

- Ấn tượng của học sinh về nhân vật trong trích đoạn

Cảm nhận về các nhân vật trong trích đoạn các em học sinh cũng có những suy nghĩ rất riêng về nhân vật. Đa phần các em đều ấn tượng sâu sắc về nhân vật ông lão đánh cá Santiago. Em Vi Thị Giang lớp 12A1 trường THPT Việt Bắc cảm nhận về các nhân vật trong trích đoạn như sau: "Điều em thích nhất trong tác phẩm này là các nhân vật không bao giờ buông xuôi trước số phận (kể cả ông lão và con cá)". Em Hoàng Quỳnh Như lớp 12A1 trường THPT

Việt Bắc viết: "Học xong trích đoạn này em đặc biệt yêu thích nhân vật ông lão

Santiago. Ông lão tuy đã lớn tuổi, sức khỏe đã yếu nhưng ông vẫn luôn tin vào chính mình. Ông vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt được mục tiêu của mình. Ông lão là người có niềm tin, mơ ước, khát vọng và chính điều này đã giúp ông lão chiến thắng". Em Hoàng Thanh Tân lớp 12A1 trường THPT Văn

Lãng có suy nghĩ: "Nhân vật ông lão Santiago để lại trong em ấn tượng sâu sắc về sự lạc quan, suy nghĩ tích cực. Ra khơi mấy chục ngày trời mà chẳng bắt được con cá nào nhưng ông lão không bao giờ hết hi vọng hay suy nghĩ tiêu cực. Ngay cả khi chiến đấu với con cá, đã có lúc tưởng chừng phải đầu hàng nó nhưng ông lão vẫn không ngừng lạc quan và hi vọng. Ông luôn tin tưởng vào việc mình sẽ chiến thắng và chính sự lạc quan, tin tưởng đó đã giúp ông lão thắng lợi vẻ vang". Em Nguyễn Đức Anh lớp 12A1 trường Văn Lãng có những cảm nhận rất sâu sắc về nhân vật ông lão Santiago, em viết: "Ông lão Santiago tuy bề ngoài là con người nhỏ bé, tầm thường nhưng bên trong lại chứa đựng sức mạnh phi thường của ý chí, của sự bền bỉ và nhẫn nại. Một mình ông lão đấu tranh chống lại số phận, đấu tranh với biển cả, đấu tranh với con cá lớn nhất đời mình và hơn cả là đấu tranh với chính mình. Trong hành trình đi tìm con cá vĩ đại của cuộc đời ngư phủ của mình ông lão không chỉ tìm

thấy sức mạnh ý chí của bản thân mà còn tìm thấy tình yêu thiên nhiên, tôn trọng tự nhiên và cảm kích trước vẻ đẹp của nó".

- Ấn tượng của học sinh về nghệ thuật kể chuyện của Hêmingway

Ấn tượng về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn Hêmingway hầu hết các em đều nhắc đến hình tượng "tảng băng trôi" - sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Em Hoàng Quỳnh Như lớp 12A1, trường THPT Việt Bắc viết: "Với việc sử dụng nguyên lý "Tảng băng trôi" tác giả khiến cho câu chuyện không đơn thuần là câu chuyện đi đánh cá mà sâu hơn nó là bài học về lòng kiên nhẫn, sự can đảm, ý chí kiên cường, bền bỉ và thái độ sống tích cực". Em Trần Thị

Thơm lớp 12A1, trường THPT Việt Bắc nhận xét: "Sử dụng nguyên lí "tảng băng trôi" cho tác phẩm này Hêmingway để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc với lối văn giản dị, kiệm lời nhưng lại chứa nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc. Phải suy nghĩ thật sâu mới có thể hiểu được những gì nhà văn gửi gắm". Còn

em Nguyễn Đức Anh lớp 12A1 trường THPT Văn Lãng cho rằng: "Đọc tác phẩm này người đọc cảm giác như đang xem một bộ phim ngắn. Trong bộ phim này chỉ có nhân vật và lời thoại của nhân vật, còn phần hiểu và đánh giá như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào người xem phim".

• Đánh giá chung về thực nghiệm

- Khi soạn thảo thiết kế bài học chúng tôi đã bám sát vào định hướng dạy học đã đề ra và bám sát với yêu cầu kiến thức do Bộ Giáo dục quy định.

- Khi soạn thảo và thiết kế bài học chúng tôi đã có sự tham khảo các ý kiến của đồng nghiệp và tiến hành dạy thực nghiệm ở hai lớp.

Qua quá trình thực nghiệm chúng tôi nhận thấy: - Đối với giáo viên:

+ Những yêu cầu trong giáo án đều được giáo viên thực hiện tốt, tạo được hiệu

ứng tốt trong giờ học. Khi tiến hành thực nghiệm giáo viên không gặp bất cứ khó khăn nào.

+ Với thời gian thực nghiệm giáo án là 90 phút (2 tiết học), hoạt động của giáo viên và học sinh đều chủ động. Bài dạy vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh khám phá những giá trị của tác phẩm. Sau bài học có bài kiểm tra , đánh giá và vận dụng kiến thức.

- Đối với học sinh:

+ Chúng tôi sử dụng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề gợi dẫn học sinh từng bước tiếp cận nội dung bài học. So với lớp đối chứng học sinh lớp thực nghiệm tham gia giờ học chủ động, sôi nổi và tích cực hơn hẳn.

+ Kết quả bài điều tra cho thấy các em đã hiểu sơ bộ về nội dung nghệ thuật của tác phẩm hứng thú hơn với giờ học. Ấn tượng của các em về tác phẩm có sự khác nhau nhưng đều là ấn tượng tích cực, nhiều em đưa ra được các ý kiến, nhận xét cá nhân về tác phẩm rất sâu sắc và thú vị.

Giờ học thực nghiệm trên đã cho thấy tính khả thi của việc ứng dụng đề tài:

Dạy học trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" trong sách giáo khoa

Ngữ văn lớp 12 theo đặc trưng thể loại" vào thực tế dạy học trong nhà trường

phổ thông.

Tuy nhiên, với số lượng giờ thực nghiệm còn ít ỏi và chưa có điều kiện mở rộng địa bàn thực nghiệm nên chúng tôi chưa thực sự hài lòng về kết quả đạt được. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm tòi, học hỏi và hoàn thiện thêm theo hướng nghiên cứu của đề tài.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Như ở phần mở đầu đã nói, mục đích nghiên cứu của đề tài "Dạy - học trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12

theo đặc trưng thể loại" là tìm ra một phương án dạy học trích đoạn tiểu thuyết

"Ông già và biển cả" trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 vừa phù hợp với đặc

trưng thể loại của văn bản, vừa phù hợp với đặc điểm tiếp nhận của học sinh lớp 12 Việt Nam.

Hướng tới mục đích đó, tác giả luận văn đã triển khai đề tài nghiên cứu như sau: Tìm hiểu cơ sở lí luận và khảo sát thực tiễn, xác định hướng tiếp cận văn bản và hướng dạy học đoạn trích, đề xuất thiết kế dạy học và dạy thực nghiệm.

•Về cơ sở lí luận của đề tài, luận văn đã làm sáng tỏ các vấn đề: Lý luận về phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại; Đặc trưng tiểu thuyết Hêmingway và tiểu thuyết "Ông già và biển cả".

• Về cơ sở thực tiễn , luận văn làm sáng tỏ các vấn đề: Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả"; Giáo viên với việc dạy trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" trong trường PTTH hiện nay;

Học sinh với việc học trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" trong trường PTTH hiện nay.

• Về định hướng tiếp cận văn bản: Đóng góp mới của luận văn là tiếp cận văn bản từ hình thức đến nội dung của văn bản theo nguyên lý "Tảng băng trôi" của Hêmingway, nghĩa là tiếp cận từ ba yếu tố về hình thức của một tác phẩm truyện: Cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật kể chuyện với hai chặng:

- Phát hiện phần nổi của tảng băng trôi (1/8 tảng băng) - Khám phá phần chìm của tảng băng (7/8 tảng băng)

• Về thiết kế bài học do luận văn đề xuất:

- Nội dung bài học ngoài phần tìm hiểu tác giả, tác phẩm, tìm hiểu nội dung nguyên lý "Tảng băng trôi" thì phần hướng dẫn thâm nhập văn bản gồm ba

phần chính: Tìm hiểu cốt truyện; Tìm hiểu hình tượng nhân vật Santiago và hình tượng con cá Kiếm; Tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện của Hêmingway. Với mỗi yếu tố này thầy và trò tiến hành hai bước:

- Phát hiện sáng tạo của nhà văn về nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nhân vật, lời kể.

- Phân tích ý nghĩa những sáng tạo đó với việc thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm.

2. Những vấn đề mới do luận văn đề xuất:

Thứ nhất, với định hướng dạy học này, luận văn đã đề xuất hướng tiếp

cận văn bản từ nghệ thuật đến nội dung. Học sinh tiếp cận văn bản từ ba yếu

tố: cốt truyện, nhân vật, lời kể. Thông qua ba yếu tố này học sinh đi đến khám

phá nội dung tư tưởng của tác phẩm. Điều này khác với cách dạy thông thường, giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản từ mặt nội dung hoặc chỉ chú trọng hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm thông qua hai hình tượng nhân vật chính trong đoạn trích là: ông lão đánh cá và con cá kiếm, học sinh chỉ khám phá nội dung, ý nghĩa tác phẩm từ yếu tố nhân vật.

Thứ hai, cách tiếp cận này đồng thời cũng giúp học sinh tiếp cận tác

phẩm từ nguyên lý "Tảng băng trôi" của Hemingway khi từng bước khám

phá "phần nổi" rồi đến "phần chìm" của "Tảng băng trôi". "Phần nổi của tảng băng trôi" là cái người đọc có thể thấy được ngay trên trang giấy khi tiếp xúc với văn bản, là cách nhà văn xây dựng cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, lời kể... Còn "Phần chìm của tảng băng trôi" là ý nghĩa, tư tưởng ẩn đằng sau những hình tượng nghệ thuật mà tác giả đã cố công xây dựng. Khám phá hai tầng "chìm - nổi" của văn bản học sinh sẽ phát hiện ra các tầng lớp nghĩa khác nhau của văn bản.

Thứ ba, với việc sử dụng hệ thống các lời gợi dẫn để khơi gợi, dẫn dắt

học sinh hoạt động đa dạng để từng bước khám phá tác phẩm, luận văn đã đổi

mới cách thức hoạt động của thầy và trò ở trên lớp: Học sinh đọc văn bản, tiếp xúc với văn bản, tái hiện lại hình tượng, phát hiện ra những sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Từ những phát hiện về sáng tạo nghệ thuật lại khám phá ra nội dung tư tưởng của tác giả ẩn sau các hình tượng nghệ thuật, bộc lộ quan điểm, cảm nhận, cảm xúc riêng của cá nhân.

3. Đề tài này có thể nghiên cứu tiếp với định hướng thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực học sinh, tổ chức học sinh hoạt động theo 5 bước của mô hình trường học mới: Hoạt động trải nghiệm, hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng, hoạt động bổ sung.

4. Với đề tài này, luận văn đáng lẽ cần phải khảo sát và thực nghiệm nhiều hơn nữa, nhưng do khả năng nghiên cứu của bản thân còn có hạn, do thời gian và điều kiện không cho phép nên chúng tôi chưa thể khảo sát và thực nghiệm một cách đầy đủ mà vẫn cần tiếp tục phải bổ sung thêm. Do đó, luận văn của chúng tôi chắc chắn vẫn còn có những thiếu sót nhất định. Với tinh thần học hỏi cầu thị để tiến bộ, chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy cô, sự góp ý chân thành, sâu sắc của bạn bè, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Huy Bắc (1995), "Thế giới nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết của Hemingway", tạp chí Văn học (số 8), trang 71- 74.

2. Lê Huy Bắc (1997), "Độc thoại và độc thoại nội tâm của Hemingway",

tạp chí Văn học (số 7), trang 57- 65.

3. Lê Huy Bắc (1998), "Giọng và điệu trong văn xuôi", tạp chí Văn học (số 9), trang 35-37.

4. Lê Huy Bắc (1998), Kiểu nhân vật tiểu thuyết trong tác phẩm của Hemingway, luận án tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội.

5. Lê Huy Bắc (1999), Hemingway và những phương trời nghệ thuật, nhà

xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

6. Lê Huy Bắc (2008), Dạy - học văn học nước ngoài ngữ văn 12, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

7. Lê Huy Bắc (2008), Ngữ văn 12 những vấn đề về thể loại và lịch sử văn

học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Sách giáo viên Ngữ văn lớp 12, tập 2,

nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

10. Hoàng Hữu Bội (2008), Thiết kế dạy học Ngữ văn 12, nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Viết Chữ (2004), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương

12. Đào Ngọc Chương (1997), Về nguyên lý tảng băng trôi của Hemingway, tập san Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (số 2).

13. Lê Đình Cúc (1997), Hemingway và những tác phẩm tiêu biểu của ông, tạp chí Văn học (số 6).

14. Nguyễn Tiến Dũng (2009), Truyện ngắn chiến tranh của Ernest

Hemingway, luận án thạc sĩ Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hồ Chí

Minh, Hồ Chí Minh.

15. Trần Thanh Đạm (1968), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học trích đoạn tiểu thuyết ông già và biển cả trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 12 theo đặc trưng thể loại​ (Trang 97 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)