Khái niệm năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phần sinh học vi sinh vật theo định hướng giáo dục stem cho học sinh phổ thông hệ giáo dục thường xuyên tỉnh bắc kạn​ (Trang 28 - 32)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Khái niệm năng lực

Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm “năng lực”:

Xác định các giải pháp Lựa chọn giải pháp Chia sẻ Đánh giá Xác định vấn đề

Theo P.A. Rudich, năng lực là tính chất tâm sinh lí của con người chi phối các quá trình tiếp thu cá kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo cũng như hiệu quả thực hiện một hoạt động nhất định [17].

Theo John Erpenbeck, năng lực được tri thức làm cơ sở, được sử dụng như khả năng, được quy định bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và được hiện thực hóa qua chủ định [8].

Theo từ điển tâm lí học, (Vũ Dũng, 2000): “Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lí cá nhân, đóng vai trò là điều khiển bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định”.

“Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong các tình huống thay đổi thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động”.

“Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống”… [1].

Các phát biểu trên đều khẳng định: Khi đề cập đến năng lực là phải nói đến khả năng thực hiện, là phải biết làm, chứ không chỉ biết và hiểu.

Theo CTGD tổng thể năm 2018, năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể [4].

1.3.2. Năng lực giải quyết vấn đề

Có nhiều tác giả và nhóm tác giả đã nghiên cứu về NL GQVĐ. Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn: “Giải quyết vấn đề là hoạt động trí tuệ được coi là

trình độ phức tạp và cao nhất về nhận thức, vì cần huy động tất cả các năng lực trí tuệ của cá nhân. Để giải quyết vấn đề, chủ thể phải huy động trí nhớ, tri

giác, lý luận, khái niệm hóa, ngôn ngữ, đồng thời sử dụng cả cảm xúc, động cơ, niềm tin ở năng lực bản thân và khả năng kiểm soát được tình thế” [19].

Theo nghiên cứu của tác giả Đinh Quang Báo, ở bậc học THPT, NL GQVĐ được biểu hiện ở các hoạt động:

- Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống CVĐ trong học tập, trong cuộc sống.

- Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến VĐ; đề xuất và phân tích được một số giải pháp GQVĐ; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất;

- Thực hiện và ĐG giải pháp GQVĐ; suy ngẫm về cách thức và tiến trình GQVĐ để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới.

Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu năng lực giải quyết vấn đề của học sinh là khả năng của học sinh phối hợp vận dụng những kinh nghiệm bản thân, kiến thức, kĩ năng của các môn học trong chương trình trung học phổ thông để giải quyết thành công các tình huống có vấn đề trong học tập và trong cuộc sống của các em, đồng thời phải có được khả năng tự đánh giá và điều chỉnh quá trình GQVĐ với thái độ tích cực.

Trong CTGD tổng thể 2018, NL giải quyết vấn đề được biểu hiện gồm các tiêu chí được thể hiện ở bảng 1.1:

Bảng 1.1. Các biểu hiện của NLGQVĐ [4]

STT Tiêu chí Các biểu hiện

1 Nhận ra ý tưởng mới

Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới.

2 Phát hiện và làm rõ vấn đề

Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.

3 Hình thành và triển khai ý tưởng mới

Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng.

4 Đề xuất, lựa chọn giải pháp

Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.

5 Thiết kế và tổ chức hoạt động

- Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện hoạt động phù hợp; - Tập hợp và điều phối được nguồn lực (nhân lực, vật lực) cần thiết cho hoạt động.

- Biết điều chỉnh kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch, cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề cho phù hợp với hoàn cảnh để đạt hiệu quả cao. - Đánh giá được hiệu quả của giải pháp và hoạt động.

Như vậy, Năng lực giải quyết vấn đề trong học tập có những biểu hiện sau: - Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống.

- Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. - Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề.

- Đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề, lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.

- Lập được kế hoạch để GQVĐ đặt ra và thực hiện kế hoạch một cách độc lập, sáng tạo, hợp lý.

- Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ; suy ngẫm về cách thức và tiến trình GQVĐ để điều chỉnh và vận dụng trong tình huống mới.

1.4. Mối quan hệ giữa dạy học theo định hướng giáo dục STEM với việc phát triển NL GQVĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phần sinh học vi sinh vật theo định hướng giáo dục stem cho học sinh phổ thông hệ giáo dục thường xuyên tỉnh bắc kạn​ (Trang 28 - 32)