Các công cụ đánh giá năng lực và năng lực giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phần sinh học vi sinh vật theo định hướng giáo dục stem cho học sinh phổ thông hệ giáo dục thường xuyên tỉnh bắc kạn​ (Trang 57 - 58)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Các công cụ đánh giá năng lực và năng lực giải quyết vấn đề

Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo hướng tiếp cận năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánhgiá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực là đánh giá theo chuẩn

và sản phẩm đầu ra nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng mà là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập tới chuẩn nào đó. Hay nói cách khác, đánh giá theo NL là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa [11].

Đặc trưng của đánh giá năng lực là sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau. Phương pháp đánh giá càng đa dạng thì mức độ chính xác càng cao vì kết quả đánh giá phản ánh khách quan tốt hơn. Vì vậy, trong đánh giá năng lực nói chung và năng lực giải quyết vấn đề nói riêng, ngoài phương pháp đánh giá truyền thống như đánh giá chuyên gia (GV đánh giá HS), đánh giá định kì bằng bài kiểm tra thì GV cần chú ý các hình thức đánh giá không truyền thống như:

- Đánh giá qua quan sát.

- Đánh giá bằng phỏng vấn sâu (vấn đáp).

- Đánh giá bằng hồ sơ họctập.

- Đánh giá bằng sản phẩm học tập (power point, tập san,...).

- Đánh giá bằng phiếu hỏi học sinh.

Sử dụng tự đánh giá (HS tự đánh giá) và đánh giá đồng đẳng (bạn học đánh giá nhau).

Ví dụ: Khi tổ chức dạy chủ đề “Sinh trưởng của VSV - Nhân giống nấm men” theo định hướng giáo dục STEM. Để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, ta có thể đánh giá bằng sản phẩm học tập đó là sản phẩm bánh men lá với các tiêu chí cụ thể: Men phải giữ được độ sáng của bột gạo, có nhiều vân trông đẹp mắt và có mùi thơm đặc trưng. Khi ủ với nguyên liệu để nấu rượu phải tạo được bống rượu thơm đặc trưng.

Tuy nhiên, tất cả các phương pháp đánh giá trên đều phải chú trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống học tập (hoặc tình huống thực tế) và chú trọng đánh giá việc sáng tạo lại kiến thức của HS [11].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phần sinh học vi sinh vật theo định hướng giáo dục stem cho học sinh phổ thông hệ giáo dục thường xuyên tỉnh bắc kạn​ (Trang 57 - 58)