Kết quả đánh giá năng lực giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phần sinh học vi sinh vật theo định hướng giáo dục stem cho học sinh phổ thông hệ giáo dục thường xuyên tỉnh bắc kạn​ (Trang 73 - 113)

8. Cấu trúc của luận văn

3.5.2. Kết quả đánh giá năng lực giải quyết vấn đề

Để đánh giá được năng lực GQVĐ của HV chúng tôi sử dụng bảng kiểm quan sát dành cho GV và HV làm công cụ để đánh giá. Kết quả cụ thể như sau:

- Kết quả bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực GQVĐ dành cho GVmđược thể hiện ở bảng 3.11. Trong đó các tiêu chí từ 1-5 là: 1. Phân tích, xác định vấn đề thực tiễn, 2. Đề xuất phương án GQVĐ đặt ra trong chủ đề - chọn phương án phù hợp, 3. Thiết kế được phương án GQVĐ đã chọn, 4. Thực hiện được phương án GQVĐ đã chọn, 5.Trình bày sản phẩm chủ đề rõ ràng, đầy đủ (Các biểu hiện ở các mức độ đã được trình bày ở bảng 2.1).

Bảng 3.11. Bảng đánh giá điểm trung bình năng lực giải quyết vấn đề của lớp TN và lớp ĐC do GV đánh giá Các tiêu chí số Lớp TN Lớp ĐC Số HV đạt mức điểm Điểm TB tiêu chí Số HV đạt mức điểm Điểm TB tiêu chí 1,0 2,0 3,0 1,0 2,0 3,0 1 7 12 27 2.54 10 17 20 2.20 2 6 11 29 2.52 14 14 19 2.09 3 8 13 25 2.46 12 14 21 2.20 4 5 13 28 2.57 12 15 20 2.22 5 9 11 26 2.46 10 16 21 2.26

Điểm TB NL GQVĐ của lớp TN= 2.51 Điểm TB NL GQVĐ của lớp ĐC = 2,19 Chênh lệch điểm TB = 0,31

Độ lệch chuẩn của lớp TN = 0,04899 Độ lệch chuẩn của lớp ĐC = 0,06309 Phép kiểm chứng t-test độc lập p= 0,00134

Mức độ ảnh hưởng ES = 5,02

Phân tích mức độ phát triển của NL GQVĐ:

- Từ kết quả xử lí các tiêu chí NL GQVĐ ở HV sau chủ đề do GV đánh giá cho thấy giá trị p < 0,05, mức độ ảnh hưởng ES là 5.02. Từ giá trị ES cho thấy kết quả thực nghiệm trên có mức ảnh hưởng rất lớn.

- Điểm TB các tiêu chí đánh giá NLGQVĐ ở lớp TN cao hơn lớp ĐC. Sự chênh lệch về giá trị TB đó là 0,31 cho thấy rằng các phương pháp dạy học định hướng STEM đã tác động lớn vào việc phát triển NLGQVĐ cho HV.

- Tiêu chí có điểm TB lớp TN cao hơn cả đó là tiêu chí 1 (2.54), tiêu chí 2 (2.52) và tiêu chí 4 (2.57). Điều này là do GV nhận thấy HV đã biết phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập liên quan đến các ứng dụng thực tiễn. Từ đó, HV xác định thông tin, biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề cần giải quyết trong chủ đề STEM. Tuy nhiên, còn hạn chế ở các tiêu chí 3 (2.46), tiêu chí 5 (2.46). Mức độ thực hiện tốt các tiêu chí này thấp hơn, cho thấy rằng HV chưa thể hiện tốt khả năng lập kế hoạch giải quyết vấn đề cũng như việc trình bày sản của chủ đề liên quan đến vấn đề thực tiễn.

Để thấy rõ mức độ tiến bộ về năng lực GQVĐ và sáng tạo chúng tôi tiến hành lập biểu đồ so sánh như sau:

Hình 3.5. Đồ thị đánh giá sự tiến bộ năng lực GQVĐ của lớp TN và lớp đối chứng

Nhìn vào biểu đồ ta thấy sự tiến bộ về năng lực GQVĐ của lớp TN đã có tiến bộ rõ ràng trong quá trình học tập và rèn luyện. Đồ thị biểu mỗi tiêu chí ở lớp thí nghiệm đều nằm phía trên cao hơn so với lớp đối chứng. Như vậy, các kết quả về đánh giá năng lực GQVĐ ở lớp thí nghiệm và lớp đối chứng đã chứng tỏ rằng: Dạy học theo định hướng giáo dục STEM góp phần rất lớn trong việc phát triển năng lực GQVĐ cho HV.

Đi

ểm TB t

iêu chí

Tiểu kết chương 3

Chương 3 đã trình bày về quá trình TNSP và xử lí kết quả TNSP, bao gồm: Xác định mục đích, nhiệm vụ, nội dung và lập kế hoạch TNSP.

Tiến hành TNSP tại 4 lớp thuộc trung tâm GDNN - GDTX huyện Chợ Đồn và trung tâm GDNN - GDTX huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn. Trong đó lớp TN có 46 HV, lớp ĐC có 47 HV với sự tham gia của 2 giáo viên giảng dạy.

Tiến hành TNSP với 2 chủ đề STEM là Sinh trưởng của vi sinh vật - Nhân giống nấm men và Sản xuất sữa chua - ủ rượu.

Thực hiện 2 bài kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động sau mỗi chủ đề. Đánh giá mức độ đạt được của NL GQVĐ thông qua bảng kiểm quan sát của GV đánh giá.

Kết quả bài kiểm tra và bảng kiểm quan sát được xử lí theo phương pháp thống kê toán học. Qua phân tích kết quả thực nghiệm cho thấy:

- Nội dung các chủ đề STEM phù hợp và logic, giúp HV có khả năng tự GQVĐ trong học tập, yêu thích môn học, biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Kết quả nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. HV lớp TN tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, thảo luận nhóm.

- Năng lực GQVĐ của HV nhóm TN phát triển tốt hơn, thể hiện rõ rệt thông qua bảng kiểm quan sát do GV đánh giá.

- HV lớp TN nắm vững kiến thức hơn, chất lượng HV tốt hơn HV nhóm ĐC, điều này được thể hiện qua các bài kiểm tra như giá trị trung bình cao hơn, tỷ lệ HV đạt mức điểm khá giỏi lớn hơn.

Những kết luận rút ra từ việc đánh giá kết quả TNSP đã xác nhận giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sau một thời gian triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:

1.1. Đề tài đã xây dựng được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc thiết kế và tổ chức dạy học một số chủ đề trong phần “Sinh học vi sinh vật” theo định hướng giáo dục STEM như một số vấn đề cơ bản về giáo dục STEM (khái niệm STEM, khái niệm giáo dục STEM, mục tiêu của giáo dục STEM, quy trình giáo dục STEM….), tiến hành khảo sát thực trạng dạy học môn Sinh học ở trung tâm GDNN - GDTX theo góc độ STEM và nhận thức của GV về giáo dục STEM hiện nay.

1.2. Nghiên cứu và đề xuất được quy trình thiết kế và tổ chức dạy học môn Sinh học theo định hướng giáo dục STEM. Vận dụng quy trình đó để thiết kế và dạy học thử nghiệm một số chủ đề trong phần sinh học vi sinh vật theo định hướng giáo dục STEM vào môn Sinh học 10.

1.3. Xây dựng được bộ công cụ đánh giá năng lực GQVĐ, đánh giá sản phẩm STEM và vận dụng bộ công cụ đó để đánh giá hoạt động dạy học của một số chủ đề trong phần “Sinh học vi sinh vật”.

1.4. Tiến hành kiểm nghiệm và đánh giá giả thuyết khoa học cũng như tính khả thi của đề tài. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy việc thiết kế và tổ chức dạy học một số chủ đề học tập theo định hướng giáo dục STEM đã phát triển được năng lực GQVĐ và nâng cao được chất lượng học tập, góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Điều này đã khả định giả thuyết khoa học mà đề tài đưa ra ban đầu là đúng đắn.

2. Kiến nghị

Trên cơ sở quá trình nghiên cứu và kết quả của đề tài chúng tôi có một số kiến nghị như sau:

2.1. Đề tài mới chỉ dừng lại ở việc thiết kế và tổ chức dạy học một số chủ đề trong phần “Sinh học vi sinh vật” theo đinh hướng giáo dục STEM và đánh giá ở năng lực GQVĐ. Do đó cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng ở các phần khác của môn sinh học, ở nhiều trung tâm GDNN - GDTX theo hướng nghiên cứu mà chúng tôi đề xuất để từ đó có những điều chỉnh phù hợp và từng bước đưa vào giảng dạy.

2.2. Khuyến khích và từng bước đưa dạy học theo định hướng giáo dục STEM vào giảng dạy tại các trung tâm GDNN - GDTX.

2.3. Cần tăng cường bồi dưỡng đội ngũ GV, đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM.

2.4. Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn, tham khảo về dạy học STEM về các chủ đề sinh học để từ đó giúp GV thuận lợi trong quá trình nghiên cứu và tổ chức các hoạt động dạy học cho phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt

1. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại. Cơ sở

đổi mới mục tiêu, nội dung và PPDH, NXB ĐHSP, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và Kiểm tra, đánh giá kết quả học

tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Nhà xuất bản Giáo Dục,

Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2017), Giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới, http://www.moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc- trung-hoc, ngày 26/7/2017

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương

trình tổng thể (ban hành tháng 12/2018)

5. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh

học, NXB Giáo dục Việt Nam.

6. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2018), Tài liệu Hội thảo định hướng giáo dục STEM trong trường trung học.

7. Công văn 3846/BGDĐT-GDTX năm 2018 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm

học 2018-2019 đối với giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Nguyễn Văn Cường (2006), Đổi mới phương pháp dạy học trung học phổ thông, Dự án Giáo dục Trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Nguyễn Mậu Đức, Dương Thị Ánh Tuyết (2018), “Dạy học chủ đề Axit - Bazo (hóa học 11) theo định hướng giáo dục STEM”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 8/2018, tr 225-230.

10. Ngô Văn Hưng (Chủ biên), Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị Hồng Liên (2009),

Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học lớp 10 (cấp THPT), NXB Giáo dục Việt Nam.

11. Nguyễn Công Khanh (2014), Kiểm tra và đánh giá trong giáo dục, Nhà

12. Mark Windale (2016), “Giáo dục STEM bồi dưỡng những nhà đổi mới, sáng tạo trong tương lai”, Hội thảo Vai trò của nhà nước và các tổ chức cá

nhân có liên quan trong việc xây dựng chiến lược phát triển giáo dục STEM, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Hội đồng Anh.

13. TS. Nguyễn Thanh Nga (chủ biên), TS. Phùng Việt Hải, TS. Nguyễn Quang Linh, Ths. Hoàng Phước Muội (2017), Thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục STEM cho học sinh THCS và THPT, NXB Đại học Sư phạm TP

Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

14. Lê Xuân Quang(2015), “Giáo dục STEM - Một giải pháp trong xây dựng, phát triển chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, 6/2015, tr. 37-39.

15. Lê Xuân Quang (2016),“Một số vấn đề trong dạy học môn Công nghệ theo định hướng giáo dục STEM”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 61 (6B), tr.211-218.

16. Lê Xuân Quang (2017), Dạy học môn công nghệ phổ thông theo định hướng

STEM, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

17. Rudich P.A. (1986), Tâm lý học, Nxb Thể dục thể thao.

18. Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị số 16/CT - TTgvề việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

19. Nguyễn Cảnh Toàn (2012), Xã hội học tập - học tập suốt đời.

20. Trần Thái Toàn, Phan Thị Thanh Hội (2017), Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua ứng dụng mô hình STEM,

Kỷ yếu Hội thảo khoa học giáo dục STEM trong chương trình Giáo dục phổ thông mới, NXB Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 21. Đỗ Văn Tuấn (2014), “Những điều cần biết về giáo dục STEM”, Tạp chí

Tin học và nhà trường số 182.

II. Tiếng Anh

22. Bybee, R. W., Taylor, J. A., Gardner, A., Van Scotter, P., Powell, J. C., Westbrook, A., & Landes, N. (2006). The BSCS 5E instructional model: Origins and effectiveness. Colorado Springs, Co: BSCS, 5, 88-98.

23. Howard - Brown, B., & Martinez, D. (2012). Engaging Diverse Learners Through theProvision of STEM Education Opportunities. Southwest

Educational Development Laboratory (SEDL).

24. Nationale M. D. L. É. (2012), "L’enseignement des Sciences de la

Maternelle au Baccalauréat".

25. U.S Department of Eduacation (2007), Report of the academic comprtiveness council, Eduacation Publications Center, Washington.

III. Website 26. http://dtt.vn/?page_id=1251 27. https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-trung- hoc/Pages/default.aspx?ItemID=4804. 28.https://spiderum.com/bai-dang/Con-cuong-STEM-cua-the-gioi-va-Viet- Nam-hoi-nhap-giao-duc-quoc-te-9uj 29. http://www.stem.vn/giao-duc-stem

PHỤ LỤC Phụ lục 1.

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Kính thưa quý Thầy Cô!

Chúng tôi đang nghiên cứu đề tài Dạy học phần “ Sinh học vi sinh vật” theo định hướng giáo dục STEM cho học sinh phổ thông hệ giáo dục thường xuyên.”. Để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài, kính mong quý Thầy (Cô) cung cấp một số thông tin liên quan đến việc giảng dạy của mình. Xin trân trọng cảm ơn!

Phần thông tin cá nhân: (Quý Thầy Cô có thể không cung cấp thông tin) Họ và tên:... Giảng dạy lớp:... Trung tâm:... SĐT liên lạc:...

Phần thông tin liên quan đến đề tài:

1. Thực trạng dạy học bộ môn Sinh học tại trung tâm GDNN - GDTX 1.1. Trong quá trình dạy học, các thầy (cô) đã sử dụng các phương pháp dạy và kỹ thuật dạy học tích cực với các mức độ nào sau đây? (Đánh dấu X vào ô tương ứng)

Phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực

Các mức độ Thường

xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

Thuyết trình Hỏi đáp Trực quan Thực hành

Dạy học giải quyết vấn đề Dạy học dự án

Dạy học tích hợp Kỹ thuật khăn trải bàn Kỹ thuật mảnh ghép Sơ đồ tư duy

1.2. Trong quá trình dạy học, thầy (cô) có thường xuyên hướng dẫn học viên vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và tạo ra các sản phẩm hay không?

Thường xuyên; Thỉnh thoảng; Chưa bao giờ.

2. Trong quá trình dạy học, các thầy (cô) tự đánh giá mức độ nhận thức và quan tâm của mình về dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong trường THPT

(Đánh dấu X vào ô tương ứng)

2.1. Mức độ quan tâm về dạy học theo định hướng giáo dục STEM

Nội dung đánh giá

Mức độ quan tâm Chưa bao giờ quan tâm (0) Mới chỉ nghe nói đến (1) Đang tìm hiểu và nghiên cứu (2) Thường xuyên (3) Giáo dục STEM

Quy trình giáo dục STEM Năng lực của giáo dục STEM

Triển vọng của giáo dục STEM

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng giáo dục STEM

Thiết kế các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM

Tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM

2.2. Mức độ nhận thức về dạy học theo định hướng giáo dục STEM

Nội dung đánh giá

Mức độ nhận thức

(1)

Không (0)

Tôi có biết về khái niệm STEM Tôi có biết về giáo dục STEM

Tôi có biết và đã nghiên cứu về quy trình giáo dục STEM

Tôi biết thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM

Tôi có biết về các hoạt động trải nghiệm giáo dục STEM

3. Các thầy (cô) hãy cho biết: Tại đơn vị mình công tác đã tổ chức các hoạt động giáo dục nào liên quan đến giáo dục STEM

STT Hoạt động giáo dục STEM

Ý kiến của giáo viên

Không

1 Giờ học theo định hướng STEM 2 Thực hành gắn với hoạt động STEM 3 Thiết kế các chủ đề giáo dục STEM 4 Ngày hội STEM

5 Cuộc thi sáng tạo KHKT

6 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng STEM

7 CLB sáng tạo KHKT

8 Hội thảo về giáo dục STEM 9 Tập huấn về giáo dục STEM

4. Các thầy, cô có thể cho biết ý kiến đánh giá của mình về triển vọng dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong trường THPT hiện nay?

STT Nội dung đánh giá

Ý kiến của giáo viên

Có Không Ý kiến

khác

1

Việc thiết kế các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM tại trung tâm GDNN – GDTX có thể thực hiện được.

2

Dạy học theo định hướng giáo dục STEM tại trung tâm GDNN – GDTX phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay.

3 Nâng cao hứng thú học tập cho học viên. 4 Giúp cho học viên có kiến thức tốt về toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phần sinh học vi sinh vật theo định hướng giáo dục stem cho học sinh phổ thông hệ giáo dục thường xuyên tỉnh bắc kạn​ (Trang 73 - 113)